Tất cả những lề lối đạo đức xã hội [một giá trị, tính cách chung] đều là những cái khung xuất phát từ hư cấu – do con người nghĩ ra. Xuất phát từ một vài con người đầu tiên có nhận thức về sự điều khiển, thao túng, sắp xếp trật tự có hệ thống một gia đình, cộng đồng hay quốc gia đặt ra. Lề lối đạo đức đã ràng buộc, thậm chí là cụ thể thành luật trong suốt tiến trình lịch sử của một nhóm cộng đồng. Thứ mà đã kìm hãm những dục vọng, khát khao của những cá nhân “nổi loạn” muốn khẳng định những bản sắc thật sự có bên trong của mình.

lề-lối-đạo-đức-xã-hội-gợi-cảm,-tình-dục-và-tư-hữu-Phan-Hoàng-Thư-Bạc Liêu

LỀ LỐI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VỀ ĂN MẶC

Lướt qua một chút về “Sáng thế ký”. Thiên Chúa đã tạo ra vườn địa đàng với đầy đủ điều tốt đẹp cho sự sống sinh học dành cho Adam và Eva thủy tổ của loài người, với đầy đủ chim muông, cùng quả “cấm” từ cây nhận thức thiện ác. Loại quả mà khi ăn xong họ nhận biết cơ thể họ đang trần truồng cảm thấy xấu hổ.


Bây giờ nghĩ về hiện tại, tại sao ngày nay số đông luôn chỉ trích người ăn mặc gợi cảm trên đường phố, chẳng phải khi ở khu vườn địa đàng Adam và Eva cũng đã sống cùng nhau trong một thời gian dài mà chẳng mặc quần áo. Thiên chúa cũng không tạo ra cho họ với bộ quần áo, hay cho họ sẵn khả năng nhận thức về sự trần truồng của mình, cho đến khi họ ăn trái cấm. Những nhận thức thiện ác bắt đầu có trong họ.

Một giải thích khác, con người đầu tiên trên trái đất này chắc chắn cũng phải trần truồng như Adam và Eva. Có thể là cơ thể nhiều lông như loài vượn, rồi tiền hóa dần hàng triệu năm lớp lông rụng dần, khi đối diện với thời tiết nóng – lạnh – mưa – bão cát con người bắt đầu dùng những lá cây, da thú để bảo vệ cơ thể của mình. Qua hàng hàng chục triệu năm thì con người biết dệt vải, họ thay thế lá cây, da thú bằng những tấm vải dệt. Một sự giải thích nghe cũng thuyết phục, về lý do con người có quần áo. Nhưng nó không phải là họ có suy nghĩ che đi bộ phần nhạy cảm – phồn thực của mình đâu. Đơn thuần nó chỉ là cách bảo vệ cơ thể.

le-loi-dao-duc-xa-hoi-goi-cam-tinh-duc-va-tu-huu-Phan-Hoang-Thu
Huaorani (hay người Waorani, người Waos) là bộ tộc da đỏ sinh sống ở thượng nguồn Amazon, Ecuador. Hiện nay người Huaorani gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.  Cư dân bộ tộc Huaorani lại có tục lệ che cơ thể bằng bộ “bikini” làm từ lá cây. Đối với họ chỉ cần như thế là văn minh, họ không có những khái niệm khác về quần áo.

Vậy chẳng phải ngay từ đầu con người đã không hề có quần áo, hay bất kỳ gì đó để che thân sao.? Dù là theo Sáng thế ký hay thuyết tiến hóa, thì rõ ràng con người đầu tiên vẫn sẽ không có quần áo? Câu hỏi đặt ra, những cô gái ăn mặc gợi cảm khoe lên những đường cong nóng bổng là đúng hay sai? Là phù hợp hay không phù hợp? Hãy tưởng tượng cả xã hội điều không mặc quần áo như Adam và Eva thì “việc kín cổng cao tường” có hợp đạo đức xã hội không?. Dĩ nhiên đạo đức xã hội cũng đang dần biến chuyển dần thoải mái hơn đôi chút. Một phần cũng vì có quá nhiều người có phong cách gợi cảm khi ra đường, nhìn nhiều cũng thành quen mắt.

Lề lối đạo đức xã hội

Việc quy định trang phục khi vào cơ quan, hay quy định đồng phục của doanh nghiệp hầu hết không theo hướng gợi cảm chút nào. Vui một chút là trừ các ngành dịch vụ như karaoke, mát-xa thì họ quy định càng “mát” càng tốt. Điều này cũng phản ánh một thực tế bản năng sinh học. Con người có xu hướng bị thôi thúc, tò mò với cơ thể người khác. Nhưng cái tôi về giá trị đạo đức của xã hội mà chúng ta đã tiếp thu ngay lập tức phán xét, không cho phép họ thể hiện phần con người sinh học [bản năng] này bên trong họ một cách công khai.

ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VỀ TÌNH DỤC

Thêm một vấn đề khác, chẳng phải tình dục là bản năng sinh học sinh tồn mà vốn dĩ sinh ra con người đã sẵn có hay sao. Bất kỳ một chàng trai, cô gái nào trong một trạng thái tự nhiên nguyên thủy điều có thể quan hệ tình dục với bất kỳ người khác/đồng giới nào, miễn có sự ưng thuận từ đối phương, mà không hề có sự ràng buộc về sự sinh sống chung đôi. Tình dục ban đầu chỉ là bản năng hướng đến sự phát triển giống loài. Loài người không mang đặc tính sinh sản theo mùa như các giống loài khác. Cho nên bất cứ khi muốn, con người trưởng thành điều có thể quan hệ tình dục mà không phải phụ thuộc vào thời gian.

MỘT CHÚT VỀ TƯ HỮU

Khi yêu – Đàn ông cần có 4 cái CHÂN | Tạp Chí Sao

Nhưng khi ý thức sở hữu, chiếm hữu [tính sở hữu cá nhân] bắt đầu nhen nhóm ở một con người đầu tiên, vì nhiều lý do; sự ăn ý tình dục, đứa con chung, kinh tế, gia đình riêng. Khi được sự ưng thuận từ đối phương họ tuyên bố “đây là người phụ nữ/đàn ông của tôi, không ai được chạm vào”.

Chẳng ai buồn quan tâm đến cả, vì họ còn nhiều “đối tác” khác. Thế nhưng nếu sự tư hữu này lan tỏa thì sao? Xã hội loài người đã phát triển theo hướng tư hữu. Mong muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh – nối dài cái tôi của mình [ngôi nhà của tôi, chồng của tôi, chiếc xe …], ít nhất là đến thời điểm hiện tại. Cái hư cấu đạo đức xã hội thời gian dài đã được phần đông ủng hộ, về một kiểu đề cao sự trinh trắng của nữ giới, gia đình một vợ một chồng. Rất nhiều những bản sắc đặc trưng của mỗi cá nhân ngày nay không được thể hiện ra bên ngoài. Họ bị chính cái khung đạo đức hư cấu do con người đặt ra mà họ phải sống theo cái trật tự ấy, nếu thoát ra đồng nghĩa bị “ghẻ lạnh” – đào thải.

Lề lối đạo đức xã hội Phan Hoàng Thư

Không có người đầu tiên nghĩ ra chọn thao túng xã hội bằng đức trị Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Liệu xã hội ấy có cắm đầu học, và các đức tính ấy trở thành tiêu chuẩn, từ giáo dục, đời sống, cai trị hay không?. Không có việc thiết lập hệ thống giáo dục và tất cả học chung một thứ kiến thức từ người đi trước như ngày nay, liệu xã hội loài người có xuất hiện các triết gia mà khi còn sống họ đã khuynh đảo xã hội Socrates, Hegel, Rousseau, J. Loke, Mác, … Nếu Roberto Nevilis không phát minh ra bài tập về nhà, Henry Michel phát minh ra thi học kỳ, trẻ em có vui vẻ hơn khi đến trường không… từ một đứa trẻ đến khi ra khỏi giảng đường đại học số lượng kỳ thi, bài tập nhiều hơn số quyển sách giáo khoa và giáo trình phải học rất nhiều.

Lề lối đạo đức xã hội

Cái khung lề lối đạo đức xã hội này là tiến bộ không? Trong tiến trình phát triển của loài người, không phải mặt nào cũng đi đến văn minh tiến bộ. Nhưng sự chắc chắn có thể thấy càng tiến bộ con người càng ít đi sự tự do và nhiều sự cô đơn. Số đông hay số ít ý thức như thế là mất tự do, là dấu hỏi không khó trả lời nếu hỏi theo từng khía cạnh. Hài lòng với sự tự do trong khuôn khổ, những cái khuôn ấy do con người đi trước đặt ra. Đạo đức xã hội là một loạt các quy tắc, giống như một quan tòa xét xử cá nhân đúng, sai với những hành vi của mình.

*Nội dung bài viết Không nhằm mục đích ủng hộ, cổ vũ cho việc ăn mặc hở hang, hay tình dục vô tội vạ. Chỉ muốn nêu lên quan điểm về sức mạnh hư cấu của đạo đức xã hội, từ những vấn đề thường thấy.

Phan Hoàng Thư

Bình đẳng giới là tôn trọng sự khác biệt

Loạt hình cực độc về thầy bói xưa

Vị kỷ là gì?

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Kim
Nguyễn Kim
2 năm trước

Theo nhiều nền văn minh, khoả thân hoặc hở hang là biểu tượng của sự thấp kém, thua cuộc. Trở về văn hoá Hy Lạp cổ, khoả thân lại mang bản lĩnh anh hùng, một nét đẹp có tính thẩm mỹ kiểu… thuần khiết. Trong thế vận hội Olympic cổ xưa, một vận động viên cởi sạch là muốn thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối với các vận động viên khác, sự ngay thẳng trong thi đấu. Còn ngày nay, cởi sạch là ăn thẻ vào mồm ngay kkk