Các tổ chức yêu cầu nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau, giống như các cá nhân cần linh hoạt phong cách lãnh đạo khác nhau trong tổ chức. Hầu hết các nhà lãnh đạo bị giới hạn trong một hoặc hai phong cách lãnh đạo. Và khó khăn xảy ra khi một tổ chức hoặc nhóm phát triển vượt ra ngoài khả năng phản ứng hạn chế của họ.
Dưới đây là bốn “chiếc mũ lãnh đạo” bạn có thể “đội” linh hoạt trong một số tình huống nhất định:
1. Tướng/ Quản đốc:
Đây là chiếc mũ bắt buộc khi tổ chức, nhóm gặp khó khăn. Tình huống này, thời gian là điều cốt yếu và các thành viên cần được hướng dẫn trực tiếp, cụ thể về nhiệm vụ cần hoàn thành. Sự có mặt của người lãnh đạo này là cần thiết trong thời điểm khủng hoảng.
Tuy nhiên, không nhất thiết quá quyết đoán nhưng bạn cần cho thấy được sự khẩn trương, đồng thời có sự giao tiếp với cả đội. Nếu bạn tỏ ra quá dễ dàng hoặc thoải mái, mọi người sẽ không thể thích ứng với những tình huống khó khăn và môi trường bất định. Đó là những yếu tố giúp duy trì nguyên tắc kỷ luật và đảm bảo sự phát triển lâu dài của tổ chức.
Ví dụ: Trong một tổ dự án quan trọng, khi đang gặp tình huống khó khăn về nhân sự cần ra quyết định khẩn cấp, người này phải ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo tổ dự án hoạt động đúng kế hoạch, thời gian đã đề ra. Nếu thiếu quyết đoán hoặc quyết định chậm trễ sẽ bị giảm hiệu quả và năng suất làm việc, trì hoãn và mất cơ hội tiềm năng.
2. Huấn luyện viên:
Khi mọi người có động lực, nhưng thiếu thông tin hoặc phương hướng, vai trò của bạn là huấn luyện viên dẫn dắt đội ngũ đến thành công. Không cần quyết đoán như một vị tướng bởi vì mọi người đều mong muốn đóng góp sức mình. Biết chiến lược, thực hiện kế hoạch và sắp xếp công việc cho các thành viên theo sở trường, khả năng của họ. Do vậy, sẽ tạo môi trường làm việc tích cực, đoàn kết và xây dựng văn hóa tổ chức hướng tới giá trị, mục tiêu chung.
Ví dụ: Một người lãnh đạo là huấn luyện viên của đội bóng đá đã dành thời gian nói chuyện với từng cầu thủ, để hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ đó, vận dụng vào sắp xếp vị trí và phương hướng phát triển phù hợp cho từng người tạo nên sự hòa hợp trong toàn đội.
3. Đội trưởng:
Không giống như huấn luyện viên, đội trưởng là người tham gia vào nhóm và được tôn trọng với tư cách là một đồng nghiệp ngang hàng hơn là tư cách cấp trên (vẫn được tôn trọng). Khi các thành viên đều là những người có năng lực, sự hiểu biết và có động lực, một nhà lãnh đạo phải biết cách phản ứng khác biệt hữu ích để tạo ra hiệu quả.
Đây là cách tiếp cận ít quả quyết hơn không có nghĩa là nhà lãnh đạo này không nắm bắt được những gì đang xảy ra. Họ chủ động hơn trong việc phát triển, lập kế hoạch và huấn luyện. Khuyến khích tinh thần đồng đội và thành tích là việc mà kiểu lãnh đạo này làm trong các cuộc họp.
Ví dụ: Người đội trưởng này đi đầu làm gương cùng mọi người đảm bảo tuân thủ các quy tắc sinh hoạt và tham gia sinh hoạt đầy đủ, bước ra vùng an toàn tham gia làm trưởng tổ dự án và có sự dấn thân trong công việc. Từ đó, sẽ tạo ra môi trường tích cực và tuân thủ quy tắc chung, duy trì kỷ luật và hướng đến tầm nhìn chung.
4. Chuyên gia thân thiện:
Nếu các thành viên có năng lực cao, việc của người này là tạo điều kiện thuận lợi để họ làm việc. Một số người gọi những nhóm này là nhóm không có người lãnh đạo, nhưng đó là cách gọi sai. Đôi khi người ngoài cuộc sẽ không thể xác định ai là người lãnh đạo vì trong các cuộc họp và tương tác, họ thụ động, họ lắng nghe và quan sát nhiều hơn.
Điều này không có nghĩa là họ sẽ không lên tiếng và tương tác nếu cần. Vai trò này giống như một nhà tư vấn hoặc đồng nghiệp biết nhiều thông tin, hơn là một người lãnh đạo độc đoán. Quá mạnh mẽ hoặc cố chấp ở cấp độ này sẽ bóp nát quá trình lãnh đạo và trở nên khó gần.
Ví dụ: Khi người này nhận xét về mức độ hoàn thành công việc trong tổ dự án “Tết truyền thống” như: thiết kế ảnh phù hợp bài đăng về lễ hội ngày tết, họ tập trung nhận xét trên các điểm mạnh phù hợp mà thành viên đang có và cung cấp những gợi ý cụ thể để cải thiện, thay vì chỉ trích gay gắt và chưa đưa ra phản hồi mang tính xây dựng phù hợp hoàn cảnh.
Trên thực tế, phong cách lãnh đạo không phù hợp với từng tình huống chẳng khác nào việc bóp chặt vòi nước khiến nước không thể chảy tự do. Linh hoạt trong phong cách lãnh đạo nhiều lần trong tình huống nhất định, tùy thuộc vào cuộc họp, điều kiện tình huống và đối tượng mà họ đang tương tác. Rõ ràng, nhà lãnh đạo xuất chúng có thể ứng phó nhiều tình huống đòi hỏi phải linh hoạt trong các phong cách lãnh đạo phù hợp khi môi trường bất định xảy ra.
Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo