Ngã tư Hàng Xanh trong ký ức người dân là một trong những biểu tượng của thành phố mang tên Bác.

Lý giải về tên gọi của ngã tư Hàng Xanh

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trước năm 1945 khu vực này trồng nhiều cây sanh; loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Cây Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch Đằng còn gọi là đường Hàng Sanh.

Ngã tư Hàng Xanh
Ngã 4 Hàng Xanh năm 1961, khi vừa xây dựng xong

Theo một số tư liệu thì đến khoảng thập niên 40 vẫn còn hàng cây Sanh này ở ven đường. Trên Bản đồ Đô Thành Sài Gòn năm 1960 thì đoạn đầu của đường Bạch Đằng vẫn còn ghi tên là đường Hàng Sanh. Vậy sự sai lệch từ Xanh thành Sanh cũng mới, không quá xa lắm.

 Bảng chỉ dẫn tên đường ở Ngã 4 Hàng Xanh.
Bảng chỉ dẫn tên đường ở Ngã 4 Hàng Xanh. Đi thẳng là qua cầu Tân Cảng để đi Biên Hòa, quẹo trái về tỉnh Gia Định, Bà Chiểu, quẹo phải về trung tâm Sài Gòn

Trước thập niên 1960

Chỗ này mang tên là Ngã 3 hàng Sanh. Đến đầu thập niên 1960, sau khi cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn) được xây dựng; có thêm một nhánh đường đi Biên Hòa được gọi là Xa Lộ Biên Hòa; thì chỗ này mới thành Ngã Tư Hàng Sanh.

Vào thời Đệ Nhứt Cộng Hòa; ít người biết được đây là một giao lộ đồng mức thuộc loại hiện đại nhất Á Châu thời ấy. Với hệ thống dải phân cách; phân luồng và đèn tín hiệu giao thông được cách âm chôn hoàn toàn dưới lòng đất và vẫn còn sử dụng tốt cho đến năm 1995

Nhà thơ Kiên Giang – Hà Huy Hà khi lên Sài Gòn học, năm 1943 ông ở trọ tại Hàng Sanh; sau đó ông có sáng tác bài thơ “Nhạc Xe Bò”, có đoạn:

Đêm xưa trăng mới đứng đầu
Đoàn xe bò đã qua cầu Hàng Sanh
Nhạc xe bò rộn âm thanh
Khô khan mà thảm, mong manh mà sầu
Bánh xe lốc cốc
Lên dốc đầu cầu

Một số hình ảnh khác về ngã tư Hàng Xanh – Hàng Sanh
trước năm 1975

Một nhóm nam sinh tại ngã tư
Một nhóm nam sinh tại ngã tư
Hàng gánh rong
Hàng gánh rong của những người phụ nữ
Nữ sinh vào những năm 1960-1970
Nữ sinh vào những năm 1960-1970
Xe hơi
Chùa Phước Viên ngay tại ngã tư. Đến hiện tại đã được tu sửa khang trang nhưng vẫn không mất đi sự yên bình vốn dĩ
Loạt ảnh đồng thời thể hiện nhịp sống sôi động của người dân Sài Thành thời lúc ấy

Nguyễn Trần Minh Ngọc – theo nhacxua.vn

Xem thêm những hình ảnh khác về: CHÙA ÔNG – NGHĨA AN HỘI QUÁN

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Ngã tư Hàng Sanh trước năm 1975 rất nhộn nhịp và đông đúc. Chắc hẳn đây được xem như là nút thắt giao thông quan trọng của người dân Sài thành

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Thời ấy vẫn chưa xuất hiện mũ bảo hiểm nhỉ

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Những vẻ đẹp chân chất và mộc mạc của người dân Sài Gòn thời ấy

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Nhìn thấy những bức ảnh rất đẹp, nhưng đẹp nhất là hình ảnh chiếc áo dài trắng tinh khôi, nhẹ nhàng cùng chiếc nón là, toát lên nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, và nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông nói chung

Như Ái
Như Ái
3 năm trước

Trải qua nhiều đổi thay, Ngã tư hàng Sanh vẫn luôn giữ được nhịp sống sôi động cho chính mik