Thầy bói xưa, là một nghề đặc biệt, gắn liền với sự mê tín của con người trong xã hội. Chắc hẵn nhiều nhiều trong chúng ta còn nhớ tác phẩm thầy bói xem voi, một câu chuyện ngụ ngôn lí thú, không chỉ đem đến tiếng cười nhẹ nhàng. Qua tác phẩm còn cho chúng ta hiểu về bài học triết lí vô cùng sâu sắc về cách đánh giá và nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về thầy bói ở Việt Nam xưa vào thế kỷ XIX, XX.
Hình ảnh những thầy bói với áo dài the đen, cùng cặp kính đen (hàm ý mắt mù nhưng tâm sáng có thể hiểu và nhìn được quá khú vị lai), trên tay là mai rùa và mấy đồng tiền xu đã khắc sâu trong tâm thức của người Việt về người thầy bói xưa.
Ngoài ra dụng cụ hành nghề còn có thêm vài quyển sách (nói có sách, mách có chứng), bút và nghiên mực. Các thầy bói xưa đôi khi cũng là những ông đồ viết thư pháp rất đẹp.
Nơi làm việc của các thầy bói xưa là ở; đình, miếu, chùa, hay bên đường gần nơi đông người qua lại nhất là các dịp lễ tết. Đây có thể là một phần ít nhiều tạo nên một tập quán xem quẻ đầu năm. Xem ra các thầy bói Việt Nam xưa cũng rất biết cách kinh doanh.
Khác hẵn với lên đồng của các “cô đồng, cậu bóng” thực hiện nghi thức giao tiếp với thần linh . Các thầy bói xưa sẽ xem tuổi tác, thần sắc gương mặt để đoán vận mệnh cát – hung (tốt xấu) trong tương lai. Hoặc sẽ giải những quẻ xăm là những thẻ tre dùng để bói toán, đáp ứng nhu cầu “tiên tri” họa phước hên xui khi ai đó cảm thấy bối rối trước một vấn đề cụ thể.
Xin lấy bài thơ của Vũ Đình Liên để khơi gợi một miền ký ức
Mỗi năm, hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua
Năm nay đào lại nở
Chẳng thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ !
Dù các thầy bói không hoàn toàn là những ông đồ chân chính. Nhưng ngày nay, nó có một cái gì đó rất vương vấn của một thời xa xưa như biểu tượng một cài gì đẹp đẽ nhất đã đi qua, và không bao giờ trở lại.
Chân dung người Việt gần 100 năm về trước
Những cây cầu ngói ở Việt Nam một thế kỷ trước
Khám phá loạt ảnh cực lạ về Việt Nam thời thuộc địa