Ít ai biết, từ xa xưa đã tồn tại một làn điệu dân ca mang tính nghi lễ cổ cực kỳ độc đáo, đó là hát Dô. Tuy nhiên, theo lời nguyền truyền lại, 36 năm làn điệu này mới được vang lên một lần, nếu ai vi phạm sẽ có những cái chết bất đắc kỳ tử hoặc sẽ gặp những chuyện xui xẻo ghê gớm.
Trai chưa vợ, gái chưa chồng của hội hát Dô 36 năm về trước, đã làm lễ xin thánh Tản cho phép được giở cuốn sách ghi lại 36 làn điệu hát Dô, để dạy lại cho những nam thanh nữ tú vừa mới tuyển chọn khắp năm thôn sáu xóm. Truyền lại điệu diễn xướng độc nhất vô nhị xong, hội đền Khánh Xuân tan, cuốn sách lại được cất vào rương và ngủ yên một giấc dài 36 năm sau nữa.
Còn những người đã vinh dự tham gia biểu diễn hát Dô sẽ không bao giờ được phép hát, thậm chí là không ai dám nhắc đến hát Dô vì lời hèm “hát là chết” hoặc gặp nguy biến, thăng trầm, tao đoạn trong đời sống.
Nguồn gốc của hát Dô
Tương truyền, hát dô là do Đức thánh Tản Viên truyền dạy sau 36 năm trở lại thăm nơi đây. Có lẽ chính vì thế mà hội hát dô phải 36 năm mới được tổ chức một lần. Đức thánh Tản trên đường ngao du qua vùng ven sông Tích, đến Lạp Hạ (nay là xã Liệp Tuyết).
Tại đây, Đức thánh đã truyền dạy dân làm ruộng, cày cấy. Sau đó Đức thánh tiếp tục lên đường ngao du, mãi 36 năm sau mới trở lại thăm. Thấy dân giàu có, đời sống ấm no, Đức thánh đã truyền dạy cho dân làng một điệu múa hát, mở hội mừng dân no ấm hạnh phúc. Đó chính là điệu hát dô ngày nay. Từ đó, dân làng lập đền thờ (đền Khánh Xuân ngày nay), cứ 36 năm mới mở hội múa hát một lần, gọi là hội hát dô.
Lời nguyền hát Dô
Theo lời nguyền hát Dô quy định 36 năm mới mở, người con gái chỉ được hát duy nhất một lần trong đời. Không chỉ là lời ca đơn thuần, lời “hèm” (điều cấm kỵ) đã mấy trăm năm người dân Liệp Tuyết (Quốc Oai – Hà Nội) không ai dám vi phạm. Lời hèm ấy gắn với một điệu hát mà cứ 36 năm mới được cất lời một lần tại một nơi duy nhất là đền Khánh Xuân. Lần diễn ra hội hát Dô theo nghi thức truyền thống gần đây nhất đã từ năm 1926…
Thậm chí hèm còn được ghi nhớ bằng thơ để khuyên nhủ cháu con:
“Con hát tuổi hạn hai mươi
Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò
Bao giờ đến hội hát Dô
Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng”.
Sau gần hai phần thế kỷ im hơi lặng tiếng; người Liệp Tuyết mới lại được biết đến điệu hát Dô quê mình. Song lần nào hát hay có bất cứ hoạt động nào liên quan đến hát Dô; Liệp Tuyết đều phải sắm lễ ra đền Khánh Xuân xin phép Thánh. Đến tận bây giờ, những lời “hèm” của hát Dô vẫn khiến nhiều người sợ hãi, tránh né. Và sự linh thiêng của ngôi đền Khánh Xuân, cùng với những người bị thánh phạt khiến hát Dô càng thêm phần huyền bí.
Hát Dô là thể loại dân ca nghi lễ, hình thành và phát triển trên mảnh đất xã Liệp Tuyết; gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản; vị thần đứng đầu trong “Tứ bất tử” linh thiêng của dân tộc ta. Nội dung diễn xướng hát Dô phản ánh nhận thức của người dân lao động về thiên nhiên, con người, mơ ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cùng tồn tại song song với lời ca là các động tác múa phụ hoạ của các “con” (còn gọi là bạn nàng, chỉ một vai nữ) được kết hợp nhuần nhuyễn trong lúc diễn. Một canh hát Dô gồm có “cái” (một vai nam) xướng và “con” hoạ lại. Khi hát “bạn nàng” vừa hát vừa múa theo nội dung từng đoạn như: hái hoa, múa quạt, bắn cung, hái chè, dệt cửi… đặc biệt là động tác chèo thuyền.
Hát dô có thể hát theo lối hát nói, hát ngâm, hát xô và hát ca khúc. Sự khác nhau chỉ mang tính tương đối. Nội dung diễn xướng hát Dô phản ánh nhận thức của người dân lao động về thiên nhiên, con người, tình cảm, nét sinh hoạt văn hóa, mơ ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sử dụng một số đạo cụ đơn giản như quạt giấy, xênh phách…
“Trúc trúc mai mai
Nào khi trúc trúc mai mai
Rồng ra là ra giãi nắng
Cố (a) ngồi ngồi ngoài mưa…
Kẻ đón người đưa, còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng
Dốc bồ thương kẻ ăn đong,
Có chồng thương kẻ đứng đồng mà nom…
Cởi áo lại đây, chàng về cởi áo lại đây
Áo thì thì thiếp mặc, gối mây, gối mây đợi chờ…”.
Lời nguyền hát Dô bí hiểm là thế nhưng người dân Liệp Tuyết vẫn quan niệm rằng:
“Quà Thánh rơi ở giữa làng
Phúc tôi “nhặt được phải năng giữ gìn”
Hai con một nách, không tiền
Hát Dô tôi biết còn “hèm thì… quên”
Hát Dô ở Liệp Tuyết đã trở lại trong mỗi hội xuân và còn đi ra cả nước ngoài. Những cái chết được cho là uẩn khúc; những sự việc xảy ra nghĩ là bất thường, là lời nguyền không còn đem đến cho người hát Dô sự sợ hãi; bất an mà còn tạo cho làn điệu hát cổ 36 năm mới hát một lần một sự bí ẩn; linh thiêng hơn.
Giờ đây, ở Liệp Tuyết được hát Dô là niềm tự hào không chỉ bản thân mà cả dòng họ. Bởi chỉ nam thanh nữ tú mới được tham gia. Thế nhưng, điều người dân còn trăn trở; còn mơ ước vẫn là tổ chức được một lễ hội Dô chính thức để không chỉ người dân trong nước; mà người nước ngoài biết nhiều hơn đến điệu hát cổ độc đáo này.
Xem thêm:
Nét văn hóa mở đầu câu chuyện của Người Việt
Nơi người sống được thử cảm giác ‘chết’
Thị xã Tuy Hòa năm 1970 qua ảnh của lính Mỹ
Tháng 7 được gọi là “Tháng cô hồn” . Vì sao?
Đối với những người đã vinh dự tham gia biểu diễn hát Dô sẽ không bao giờ được phép hát, thậm chí là nhắc lại điệu hát ấy, ai không giữ lời sẽ bị thánh phạt mà thành câm, điếc, méo mồm hoặc sinh ra trăm ngàn thứ bệnh…
Không biết những lời “hèm” ấy ứng nghiệm ra sao, chỉ biết rằng khắp già trẻ, lớn bé trong vùng, hầu hết vẫn còn tránh né và sợ hãi
Đây quả thật là một làn điệu dân ca vừa bí ẩn vừa đáng sợ
Đây quả thật là quy định rất khó “Quy định của lời hèm này rất ngặt nghèo: Chỉ nam thanh nữ tú mới được tham gia hát Dô. Lễ hội kết thúc thì tất cả những đồ vật dùng hát Dô như khăn, váy, túi đeo tay đựng trầu, sách ghi chép các làn điệu hát đều phải cất vào đền. Tuyệt đối không ai được nhắc đến, được cất tiếng hát và càng không được phép mở tráp ra xem nếu chưa đúng năm. Ai phạm vào điều cấm kỵ này sẽ bị “Thánh vật”, đổ bệnh mà chết.”
Nội dung hát Dô phản ánh nhận thức của người con dân Việt về thiên nhiên và cả những mơ ước về một cuộc sống ấm no. Nó còn là những làn điệu trữ tình về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc gia đình và cả lễ giao thời phong kiến