Những tưởng sau khi bị phế truất cuộc đời bà có thể yên bình, một lòng hướng Phật, quên đi những bất hạnh trước đó. Nhưng một lần nữa Lý Chiêu Hoàng quay lại với cuộc đời lắm truân chuyên của mình.
Danh vị cuối cùng
Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!
Còn gì trớ trêu hơn đối với một người phụ nữ. Khi được chính chồng cũ của mình gả cho một người đàn ông khác. Và người chồng thứ 2 của Lý Chiêu Hoàng chính là Lê Phụ Trần. Người đàn ông đã lập được nhiều chiến công, đặc biệt là công cứu Trần Thái Tông trong một trận đánh khốc liệt. Để rồi không những được phong tước Ngự sử đại phu, tức Bảo Văn Hầu uy danh lẫy lừng, công cao không kể xiết. Mà còn được lấy vợ cũ của vua.
Lý Chiêu Hoàng đường đường chính chính trở thành phu nhân của Bảo Văn hầu. Nửa đời còn lại cũng có chốn nương tựa. Hai người sống với nhau 20 năm, sinh ra con trai là Lê Tông, con gái là Lê Ngọc Khuê.
Đầu năm Mậu Dần, niên hiệu Bảo Phù thứ 6 (1278), Chiêu Thánh công chúa qua đời, thọ 61 tuổi. Bà mất ngay chính quê nhà của mình. Kết thúc một cuộc đời đầy bi ai.
Những gì Lý Chiêu Hoàng nhận được với thân phận Nữ Hoàng đế
Bởi lẽ cuộc hôn nhân của bà và Trần Cảnh là cuộc hôn nhân giữa 2 vị hoàng đế. Một người là Hoàng đế cuối cùng của nhà Lý. Một người là Hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Để rồi vì cuộc hôn nhân ấy mà bà có tội với dòng họ Lý khi để mất cơ nghiệp hơn 200 năm gây dựng rơi vào tay nhà Trần.
Trở thành vị vua duy nhất trong triều đại nhà Lý không được thừa nhận, thờ cúng như các vị tiên đế trước đó.
Nhưng đâu mấy ai nghĩ lại. Rằng một nàng công chúa nhỏ bé trở thành một nữ hoàng đế khi mới lên 7. Làm sao gánh vát được cả giang sơn? Làm sao chống lại những thế lực vô cùng hiểm ác luôn rình rập đe dọa?
Những điều Lý Chiêu Hoàng nhận được với thân phận là một người phụ nữ
Rồi liệu có mấy ai thương thay cho thân phận nữ nhi của bà? Khi bị ép cưới, phế truất, rồi chính chồng mình gả mình cho người khác. Cả một đời người phụ nữ ấy chưa bao giờ được tự quyết định mình sẽ sống như thế nào.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có chép khi thuyết phục Chiêu Thánh lấy Lê Phụ Trần: “Vua nói rằng: “Trẫm nếu không có khanh (truyền ngôi), há lại có được ngày nay, khanh nên cố gắng để cùng hưởng phúc đến cùng”. Có lẽ ông muốn phần nào bù đắp những thiệt thòi và khổ đau mà bà đã phải gánh chịu
Những lời ấy vừa tình nghĩa mà cũng tàn nhẫn đến vô cùng! Tình nghĩa nếu xét đó là Vua Trần Thái Tông. Vì người đã nhớ đến giang sơn nhà Trần có được vì đâu. Còn tàn nhẫn nếu xét đó là chồng của Lý Chiêu Hoàng.
“Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần cũng ghi: “Hậu thế chẳng ai dám trách Lê Phụ Trần, chỉ tiếc cho vua Trần, rằng khen sao hay vậy mà thưởng sao lạ vậy. Trong đạo vợ chồng, Thái Tông chi mà bạc, bạc đến vậy, chi mà tệ, tệ đến vậy!“.
Trương Nguyễn Hiền Ni – Tổng hợp
Lý Chiêu Hoàng vị Nữ Hoàng đế có cuộc đời lắm truân chuyên (phần 1)
Những nàng công chúa đặc biệt trong lịch sử Việt (Phần 1)
Thương xót cho thân phận người phụ nữ ấy, điều mình còn đọng lại tới giờ là cá chết bí ẩn của bà. Đây còn là một bí ẩn mà ít có giả thuyết nào lý giải phù hợp về cái chết ấy
Thật sự trong lịch sử Việt Nam, hiếm có một nhân vật nào có cuộc đời sóng gió như bà Lý Chiêu Hoàng: Từ Hoàng đế trở thành Hoàng hậu, từ Hoàng hậu trở thành Công chúa chỉ vỏn vẹn trong mấy năm.
“Quả núi Tiên Sơn có nhớ công
Mà em đem nước để theo chồng
Ấy ai khôn khéo tài dan díu
Những chuyện hoa tình có biết không?
Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong
Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo
Khách khứa nhà ai áo mũ đông”
Từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã khiến Lý Chiêu Hoàng trở thành một người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau.
Xót xa cho thân phận người con gái ấy
Trong lịch sử Việt Nam có hai vị nữ vương mà tên tuổi và vị trí cuả họ hoàn toàn trái ngược nhau, đó là Trưng Nữ Vương và Lý Chiêu Hoàng. Nếu Trưng Nữ Vương (TrưngTrắc) được tôn vinh là vị nữ anh hùng mở đầu phong trào giải phóng dân tộc chống lại phong kiến phương Bắc thì ngược lại Lý Chiêu Hoàng là một cái bóng lu mờ, ít được ai nhắc nhở, thậm chí bị quên lãng.
Thương thay một kiếp người “hồng nhan bạc phận”
Tuy là vua chính thức của vương triều nhà Lý – vương triều rực rỡ của nước Đại Việt, đặt nền móng cho sự thịnh trị của các triều đại sau này – nhưng Lý Chiêu Hoàng không được sử sách công nhận một cách công bằng. Nhà Lý có 9 vị vua nhưng chỉ có 8 vị trước bà được thờ tại Đền Đô, riêng bà lại thờ tại khu vực khác, gọi là Đền Rồng.
Bà là người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.
Nói thật Chiêu Hoàng chỉ là nạn nhân bởi những mưu toan bất chính cuả Trần Thủ Độ và Linh Từ quốc mẫu (những con người rất thân yêu gần gũi cuả bà), không đáng nhận lãnh những lời phê phán đầy ác ý của người xưa như thế
Không thể tin nổi cuộc đời của một công chúa nhỏ, hoàng đế lại buồn thảm đến vậy
Dù sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc nhưng cay đắng đời người bà gánh chịu còn nhiều hơn dân thường.
Là Nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của chế độ phong kiến nhưng cuộc đời bà quá bi ai. Mình rất thích những bài viết lịch sử như thế này.
giờ đây , niềm an ủi duy nhất của Lý Chiêu Hoàng là tiếng nói cuả dân gian mang hơi ấm tình thương và công tâm, sưởi ấm phần nào linh hồn cô quạnh cuả Lý Chiêu Hoàng.
Đọc mà xót, thật là không công bằng đối với phụ nữ thời ấy.
Cả một đời người phụ nữ ấy chưa bao giờ được tự quyết định mình sẽ sống như thế nào. Thời phong kiến xa xưa có vẻ như không có sự công bằng nhỉ ? Thế rồi ai sẽ xót thương cho họ đây?
Người đàn bà thời xưa rất tội, họ chịu bao bề khổ mà không ai thương xót cả 🙁
Đời bà lắm truân chuyên, bà cũng là đại diện cho thân phận người phụ nữ thời đại bấy giờ.
Đọc bài sơ lược về bà trên Fanpage của KSC thấy khá tò mò, giờ có cơ hội đọc chi tiết cảm thấy còn hay hơn
Một số nhà nghiên cứu cho rằng vì Lý Chiêu Hoàng đã để mất ngôi nhà Lý nên bị coi là mang tội với dòng họ, không được thừa nhận và phải thờ riêng. Còn theo Giáo sư Sử học Vũ Văn Ninh, có thể vì bà làm vua trong 2 năm nhưng do còn nhỏ nên không có công lao gì với đất nước. Hơn nữa, về sau bà đã nhường ngôi vua, rồi lại bị phế ngôi hoàng hậu, trở thành công chúa và cuối cùng “xuất giá tòng phu” không còn là người trong cung thất nhà Lý. Mong tác giả sẽ làm thêm bài để làm rõ những chi tiết trên.
Cảm ơn tác giả vì một bài viết hay thế này. Chờ những bài chia sẻ mới từ bạn.
Sao mình không nghe được audio nhỉ? Tiếc quá :(((
Bà là một nhân vật lịch sử gây ám ảnh cho mình, cuộc đời bà quá nhiều sóng gió biến động lại bị lịch sử lãng quên…
Hồng nhan đọa kiếp
Bài viết rất hay, vote 5 sao
Xem bài viết cảm thấy rất cảm thương
Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!
Đọc câu này mà xót xa
Thương thay cho bà khi trở thành con rối chinh trị khi còn quá nhỏ, cuộc đời đầy ngang trái nữa
Lên ngôi khi còn quá trẻ, việc triều chính có muốn khó lòng mà quản được
Phải nói cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng trải qua không ít cay đắng và đi qua không ít danh vị khác nhau
Khi Vua Trần Thái Tông thuyết phục Chiêu Thánh lấy Lê Phụ Trần.Sử thần Ngô Sĩ Liên từng nói : Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa.
Có câu ca dao ở Từ Sơn (Bắc Ninh) thác lời Chiêu Hoàng trách Trần Cảnh về rằng:
“Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!”
Xót xa thân phận của bà, càng xót xa hơn thân phận người phụ nữ thời bấy giờ. Số mệnh của bản thân không được làm chủ.
“Bà Chiêu Hoàng nhất sinh là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại.” (trích Việt sử tiêu án) .Lúc sống đã khổ vì bị cuốn vào dòng xoáy chính trị. Lúc chết đi lại bị Nho giáo khinh rẻ không thương tiếc. Một người phụ nữ tôi cho rằng là đáng thương và vô tội. Nếu có trách hãy trách những người gây ra điều ấy. Bà chỉ là con rối trong tay họ mà thôi.
Bài chia sẻ của tác giả rất hay, mình đọc từ phần 1 đến giờ . Mong tác giả sẽ sớm ra phần 3. Mãi ủng hộ web.