Cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng trải qua vô vàn điều lạ lùng. Mang cho mình những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái nữ nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần. Để rồi đến khi từ giã cõi đời, bà chỉ được thờ riêng mà không được thừa nhận công bằng như những vị vua khác.
Nữ hoàng đế trẻ tuổi và duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Vốn dĩ chỉ là một nàng công chúa nhỏ bé, ngây thơ. Vậy mà khi mới lên 6 Chiêu Thánh công chúa đã phải mang trên mình danh vị Hoàng Thái nữ. Chỉ vì người vua cha không thể cáng đáng nổi việc triều chính. Năm Giáp Thân (1224) bà được truyền ngôi với niên hiệu Thiên Chương Hữu Đạo, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Từ đây sóng gió đã phủ lên cuộc đời vị nữ hoàng nhỏ tuổi này.
Vị Hoàng hậu đầu tiên của nhà Trần
Năm Ất Dậu, Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 2 (1225), với sự dàn xếp của Thái sư Trần Thủ Độ, một cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh đã được dựng nên. Lợi dụng cuộc hôn nhân đó để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua lại cho chồng (tức Trần Cảnh).
Năm Ất Dậu (1225), ngày 21 tháng 10 (tức ngày 22 tháng 11 dương lịch), Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Chỉ 1 tháng sau Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Trần (Thái Tông Hoàng đế). Còn bà được phong làm Hoàng hậu Chiêu Thánh, lúc ấy bà chỉ mới 7 tuổi.
Hơn 10 năm chung sống, bà được Thái Tông Hoàng đế yêu thương và kính trọng hết mực. Lý Hoàng hậu có hạ sinh Thái tử Trần Trịnh, nhưng không may sau sinh không lâu Thái tử chết. Từ đó bà không có thêm người con nào với Thái Tông Hoàng đế nữa
Cũng vì lẽ đó mà bị Thái sư Trần Thủ Độ cùng chính mẹ ruột của mình là Thiên Cực Công chúa bày mưu hãm hại. Để giữ được ngôi báu cho dòng họ nhà Trần nên đã ép Trần Cảnh lấy Thuận Thiên công chúa (lúc này đang là vợ của Trần Liễu, anh trai của nhà vua) và giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa.
Bao biến động xảy ra, công chúa Chiêu Thánh buồn cho số phận nên đã đi tu.
Trương Nguyễn Hiền Ni – Tổng hợp
Xem thêm:
Lý Chiêu Hoàng vị Nữ Hoàng đế có cuộc đời lắm truân chuyên (phần 2)
Những nàng công chúa đặc biệt trong lịch sử Việt ( Phần 1)
Giọng audio hay quá, khi ít thời gian không đọc được mình bật lên nghe khá tiện lợi.
Đúng là thời xưa bảo thủ, bình đẳng giới vẫn chưa có đã khiến ngôi sao nhà Lý dần tắt hẳn và lụi tàn
Hồi năm 2015, mình có xem tuồng Tình Sử Hai Vương Triều là bản cải biên của kịch Thành Thăng Long thuở ấy, bây giờ vẫn còn cảm thấy râm ran về số phận của công chúa Chiêu Thánh. Có một cái tên mình nghĩ là hợp với hoàn cảnh của bà là “Phận đàn bà trên bàn cờ thế cuộc”
Mình sẽ bổ sung bài này vào seri lịch sử những câu chuyện nhà Trần để nghe dần. Yêu website này thật sự toàn những bài hay.
Việt Nam mình có nhiều bài thơ hay về thân phận phụ nữ, giá mà bài này phổ thành thơ thì tuyệt vô cùng
Nữ hoàng duy nhất nước Nam ta
Bi kịch cuộc đời, nỗi sót sa
Chồng phụ: Trao duyên cho chị ruột
Mẹ gian: Quên hận giết cha già
Nhường ngôi, mang tội, xa hoàng tộc
Tái giá, giảm điều hận kiếp hoa
Mọi chuyện đều do ai dàn dựng
Trẻ thơ, sao đảm việc sơn hà
Éo le quá, còn nhỏ tuổi mà đã lên ngôi chẳng trách sự tình mới ngang trái…
Bài viết chất chứa nhiễu nỗi oan của một người con gái mang tên Nam Phương, bài hay thật nhưng lòng buồn quá!
Với 7 chức vị trong đời, Lý Chiêu Hoàng có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam và vai trò của bà với vận mệnh quốc gia khá mờ nhạt.
Do quá buồn và chán nản, Chiêu Thánh xuất gia đi tu. Sau 21 năm sống cuộc đời cô độc và buồn thảm, một biến cố lớn đến trong cuộc đời nhưng chắc đây cũng là niềm an ủi, hạnh phúc những năm tháng cuối đời bà.
Cùng là phận phụ nữ đọc mà rơi nước mắt, thấy thương bà quá. Bảy tuổi lấy chồng? Mười bốn tuổi sanh con? Dù sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc nhưng cay đắng đời người bà gánh chịu còn nhiều hơn dân thường.
Nếu có bộ phim về các nhân vật lich sử nổi tiếng thì hay quá. Để con cháu nước ta hiểu biết thêm lịch sử, và hiểu thêm về người con gái
Bài viết lột tả rất chân thật và giọng audio giúp mình cảm nhận rõ hơn giá trị bài viết muốn truyền tải. Thật tuyệt vời!
Nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.
Xuất gia đi tu. Sau 21 năm sống cuộc đời cô độc và buồn thảm, một biến cố lớn đến trong cuộc đời nhưng cũng là niềm an ủi, hạnh phúc những năm tháng cuối đời bà.
Giọng audio rất lôi cuốn, mình rất thích luôn ấy, rất dễ nắm bắt nội dung
Một số nhà nghiên cứu cho rằng vì Lý Chiêu Hoàng đã để mất ngôi nhà Lý nên bị coi là mang tội với dòng họ, không được thừa nhận và phải thờ riêng.
7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.
về sau bà đã nhường ngôi vua, rồi lại bị phế ngôi hoàng hậu, trở thành công chúa và cuối cùng “xuất giá tòng phu” không còn là người trong cung thất nhà Lý.
Mới có 6 tuổi đã lên ngôi hoàng đế, lấy chồng rồi còn bị đổ tội làm mất ngôi nhà Lý khi còn tí tuổi, thương cho số phận của bà
Là Nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của chế độ phong kiến nhưng cuộc đời bà quá bi ai.
Còn nhỏ mà đã bị sắp đặt trong các âm mưu chính trị, 7 tuổi lấy chồng, rồi bị ép nhường ngôi, từ hoàng đế, rồi thành hoàng hậu bị phế bỏ, tu hành, cuối cùng bị gả làm vợ của tùy tướng.
Đọc mà thấy xót thương cho số phận một người con gái
Đường đường là bật hoàng đế một nước nhưng lại có số phận buồn thảm đến vậy
Sáu tuổi đã bắt đầu tham gia vào cuộc chiến chính trị và mở đầu cho chuỗi bi kịch về sau của bà.
Thương thay thân phận !! Những biến cố lớn của cuộc đời dồn dập xuống đầu của một cô công chúa mới 19 tuổi đầu, từ một vị hoàng đế, xuống làm hoàng hậu, con trai mất, lại tiếp tục bị mẹ đẻ của mình trực tiếp hay gián tiếp giáng xuống làm công chúa. Có lẽ Trần Thị Dung đã đặt lợi ích dòng họ lên quá cao, để rồi đến con mình rứt ruột đẻ ra phải chịu cảnh đau khổ đến tột cùng.
Cuộc đời đầy bi ai của một người phụ nữ. Trở thành Hoàng hậu cũng chẳng yên lòng, mất giang sơn, mất con, mất chồng, giờ Chiêu Thánh còn gì…
Tuy là một vị vua chính thức của vương triều nhà Lý, một vương triều rực rỡ của nước Đại Việt, vương triều đặt nền móng cho sự thịnh trị của các triều đại sau này. Nhưng Lý Chiêu Hoàng đã không được sử sách công nhận một cách công bằng. Nhà Lý có 9 vị vua, nhưng chỉ có 8 vị trước Lý Chiêu Hoàng (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại Đền Đô, còn riêng bà Chiêu Hoàng thì lại thờ riêng tại một khu vực khác, gọi là Đền Rồng.
Tính đến hôm nay, Lý Chiêu Hoàng đã về với tiên tổ được gần 800 năm. Nhưng chúng ta có thể cảm thông cho cảnh ngộ của một con người đã từng trải qua đủ trầm luân vinh nhục của cuộc sống đế vương…
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nơi tu hành của Lý Chiêu Hoàng, người dân làng Giao Tự (huyện Gia Lâm, Hà Nội) còn truyền tụng rằng ngôi chùa Linh Tiên của làng mình, xưa kia chính là nơi Lý Chiêu Hoàng về tu hành một thời gian. Bà trở về đây nương nhờ cửa Phật sau khi bị chồng là Trần Thái Tông (Trần Cảnh) giáng xuống làm công chúa. Còn theo cuốn “Lý Thái Hậu thực lục”, Khi rời cung cấm đi ngao du, thăm phong cảnh và giảng kinh thuyết pháp ở nhiều nơi, sau đó đến tu tại chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây (theo sách Việt Nam đại hồng sử). Có thuyết khác nói Lý Chiêu Hoàng tu tại chùa Vân Tiêu nằm trên sườn núi phía tây Yên Tử lấy pháp danh là Vô Huyền, cho đến khi triều đình gả bà cho tướng Lê Tần (Lê Phụ Trần).
Cuộc đời bị diều dắt như con rối :((
Tham gia vào việc triều chính ở tuổi còn nhỏ và trải qua không ít những biến cố trong đời, đặc biệt còn chứng kiến dòng tộc nhà Lý bị tàn sát
Lên ngôi khi ấy tuổi nhỏ, khó lòng có sức ảnh hưởng. Cuộc đời lại trãi qua nhiều vị danh, nhiều biến cố