Lý thuyết “Đa thông minh” của nhà tâm lý học Mỹ Howard Gardner (1983) về các dạng thông minh thì có các loại chủ yếu sau:
Thông minh logic – Toán (Logical – Mathematical Intelligence);
Thông minh Từ vựng – Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic Intelligence);
Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial Intelligence);
Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic Intelligence);
Thông minh Âm nhạc (Musical Intelligence);
Thông minh Nội tâm (Intrapersonal Intelligence);
Thông minh Tương tác (Interpersonal Intelligence);
Thông minh Thiên nhiên (Natural Intelligence).

Các dạng thức thông minh trên là tiền đề, cơ sở để tạo ra những năng lực đa dạng của các cá nhân khác nhau:
NĂNG LỰC TƯ DUY
Thể hiện ở các khả năng tư duy như: tính toán, phân tích, tổng hợp, nhận định, phán xét… Những người có năng lực tư duy tốt thường có trí nhớ tốt, giỏi suy luận, khái quát, nhận dạng (hình ảnh, con số…). Năng lực tư duy này rất thích hợp với hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là các lĩnh vực tính toán, khoa học-công nghệ, nghiên cứu lý luận…

NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
Thể hiện ở các khả năng diễn đạt, sử dụng công cụ ngôn ngữ (nói, đọc, viết…) với trí tưởng tượng phong phú, nhạy cảm, lôi cuốn… Những khả năng này rất thích hợp trong các lĩnh vực ngôn ngữ, văn chương, sư phạm, luật sư, truyền thông, v.v…

NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG
Thể hiện ở các khả năng vận động (chỉ huy, điều khiển, thực hiện…) các loại hình vận động của các bộ phận cơ thể như chân, tay, thân, mắt, miệng… tạo sự khéo léo, uyển chuyển trong thực hiện các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc, ý tưởng qua hình thể. Năng lực này rất thích hợp đối với các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thể thao, thủ công-mỹ nghệ…

NĂNG LỰC ÂM NHẠC
Thể hiện tính nhạy cảm đối với các giai điệu, tiết tấu, âm thanh, cảm xúc… qua các giác quan đặc biệt là thính giác. Năng lực này nổi trội đối với những người trong các lĩnh vực âm nhạc, truyền thông, nhận dạng, tìm kiếm thông qua các loại tiếng động, âm thanh, v.v.

NĂNG LỰC THỊ GIÁC
Thể hiện qua các khả năng nổi trội trong tư duy hình ảnh, hình tượng, không gian, bố cục, màu sắc (vật thể, vị trí, tọa độ, v.v.) thông qua các giác quan đặc biệt là mắt. Người có năng lực này rất thích hợp với các lĩnh vực hình họa, hội họa, điêu khắc, trang trí, định vị không gian…

NĂNG LỰC TƯƠNG TÁC
Thể hiện qua khả năng tinh tế, nhạy cảm, thấu hiểu… trong nhìn nhận, đánh giá các đối tượng (con người, sự việc) qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây là người có năng lực thấu cảm, có đầu óc tổ chức, có khả năng lôi cuốn, thuyết phục cao, cởi mở, dễ gây ảnh hưởng đến người khác. Năng lực này rất thích hợp đối với các lĩnh vực báo chí, quảng cáo, ngoại giao, giáo dục, quản lý, lãnh đạo… thể hiện xu hướng hướng ngoại.

NĂNG LỰC NỘI TÂM
Thể hiện cuộc sống nội tâm phong phú, có xu hướng hướng tâm. Những người có năng lực nội tâm rất am hiểu bản thân, có khả năng nhận biết, đánh giá chuẩn xác các cảm xúc và hành vi của mình, làm chủ bản thân. Đây là dạng thức thông minh ẩn giấu thường thấy ở những người thích suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập, kiên nhẫn… có khả năng nhìn nhận các sự việc, hiện tượng ở tầng sâu… Đây là những năng lực thường thấy ở các nhà triết học, nghệ sĩ sáng tạo, nhà nghiên cứu…

NĂNG LỰC THIÊN NHIÊN
Thể hiện các khả năng nhạy cảm với môi trường thiên nhiên, thích quan sát, tìm hiểu về thế giới tự nhiên (động, thực vật, đất, nước…) và các hoạt động ngoài trời. Thiên hướng này có ích cho các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, sinh học.

Hoạt động tư duy đặc biệt là tư duy sáng tạo không chỉ bó hẹp trong phạm vi ý thức (mặc dù đây là phạm vi đặc thù và thường xuyên của con người) mà còn có liên hệ với các vùng tiềm thức và vô thức (quan hệ giữa các nó-cái tôi và cái siêu tôi).
Để làm được việc đó cần tạo ra (rèn luyện) cách suy nghĩ, các tư duy thông thoáng, mạch lạc, linh hoạt không bị ức chế bởi các điều cấm kỵ, hạn chế… để được tự do tư tưởng, tự do trong sáng tạo, nhận dạng và bắt nhịp nhanh chóng với những biến đổi nhanh chóng của hiện thực khách quan.
Chuyển từ cách nghĩ, cách làm mò mẫm (phương pháp thử-sai) sang các phương pháp tư duy và hành động sáng tạo, biện chứng, hệ thống, hợp quy luật, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là khả năng khắc phục các sức ì tâm lý do thói quen, khuôn mẫu, định kiến cũ tạo ra những rào cản trong tư duy và hành động.
Vũ Đức Thịnh theo LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC của PGS.TS. Trần Khánh Đức trong tập sách CTS – KHOA HỌC TƯ DUY TỪ NHIỀU TIẾP CẬN KHÁC NHAU.
Xem thêm: TÂM LÝ HỌC TƯ DUY (phần 2)
Gardner đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học, và điều này là không chính xác. Đây là tình trạng hiện nay các trường học thường hay gặp và cần thay đổi
Đọc bài này, mình thấy thực tế nhất ở các trường chỉ trọng điểm. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp… đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng.
Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên. Tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn các kiểu thông minh còn lại trong mỗi người.
Mới từ fanpage Câu lạc bộ Chia sẻ Kiến thức qua bên đây :)))
Sau bài viết này, chúng ta có những góc nhìn khác về sự thông minh.
Cảm ơn tác giả, một bài viết hay để thay đổi cách nhìn nhận
Giờ mình mới biết đến có dạng thức thông minh thiên nhiên nữa, vậy là những nhà sinh vật học cũng có thể có tố chất thông minh này
Những người có trí thông minh nội tâm thường gắn với công việc gì nhỉ? Nhà ngoại cảm, nhà tâm lý học?
Dưới góc nhìn của khoa học, cho mình nhiều kiến thức thú vị thật đó.
Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn.” Bởi thế nên mình phải đánh giá sự thông minh từ nhiều khía cạnh
Mỗi cá nhân là độc lập và duy nhất với những năng khiếu, sở thích và đam mê khác nhau cần được nuôi dưỡng đúng
Trong khi giáo dục truyền thống chỉ tập trung vào việc phát triển trí thông minh logic, và dạy hàng nghìn cá thể khác nhau bằng cách giống nhau, đóng khuôn người học trong những chuẩn mực và tiêu chuẩn, những bạn nằm ngoài tiêu chuẩn được cho là “kém thông minh” hoặc “vô dụng”; thì giáo dục thời đại mới quan tâm nhiều đến từng cá thể, nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh đa dạng.
Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người.
Trí thông minh ko chỉ dựa trên IQ mà đa dạng hơn thế, mình thấy học thuyết này rất hay
Mình thấy học thuyết này rất đúng, mỗi người có một thế mạnh riêng ko thể đánh giá theo một khuôn mẫu nào
Có thêm một năng lực mình thấy cũng hay đó là trí thông minh thị giác-không gian cũng thường có một cảm giác rất tốt về phương hướng, ngoài ra họ cũng có thể có sự phối hợp tay và mắt rất tốt, mặc dù điều này thường được xem như là một đặc trưng của vận động cơ thể.
Nếu một người có nhiều hơn 1 loại thông minh thì sao nhỉ?
Giá mà môi trường giáo dục quanh mình có thể áp dụng các mô hình để phát triển các loại trí thông minh này
Sẽ vừa thú vị vừa khó khăn khi đóng vai trò một người cha, mẹ, giúp con phát triển các trí thông mình này
Nếu ai đó có cả 8 loại trí thông minh này thì họ sẽ phải làm sao đây?
Đọc xong bài thì mình nhận định mình thuộc về trí thông minh tư duy là chính, sẽ thật tuyệt nếu có thêm 1 bài viết giúp mọi người rèn luyện các trí thông minh này
Bài viết rất tuyệt, vote 5* ủng hộ tác giả
Mình thấy những người có thông minh tương tác thường giao tiếp tốt và dễ dàng đồng cảm với người khác, và họ có thể là những người lãnh đạo hoặc những người đi theo. Họ thường học tốt nhất bằng cách làm việc với người khác và thường thích thú với các cuộc thảo luận và tranh luận.
Khi có một thành phần trí tuệ âm nhạc này, những người mạnh nhất có thể học tốt nhất thông qua bài giảng. Ngoài ra, họ thường sử dụng bài hát hoặc giai điệu để học hỏi và ghi nhớ thông tin, và có thể thực hiện tốt nhất những màn biểu diễn âm nhạc.
Mình thích làm việc với những bạn có thông minh nội tâm vì họ có ý thức tự giác cao và có khả năng hiểu được cảm xúc, mục tiêu và động cơ của bản thân. Công việc và năng suất rất cao luôn đấy
Từ đây mà sự thông minh dược đánh giá qua nhiều khiến cạnh hơn :3
Đây là khởi nguồn của sự tin tin của mình nè. Nhận biết bản thân có những năng lực khác để phấn đấu theo đuổi thay vì được nhận định sự thông minh thông qua những con điểm trên lớp :3
Thuyết này như một lời động viên vậy!!
Mình có tí đặc điểm về năng lực vận động nè. Đặc biệt rất mê luôn
Cảm ơn tác giả đã tổng hợp. 5*