Adam Smith được xem là cha đẻ của Kinh tế học hiện đại, theo dòng lịch sử các học thuyết kinh tế. Chính “Của Cải Của Các Quốc Gia” là một minh chứng. Sách được phát hành vào năm 1776, người đời ví sức ảnh hưởng của nó ngang với kinh thánh.

Tác phẩm không chỉ chịu tác động bởi tư tưởng của các nhà tư tưởng Plato, Aristotle hay các đạo Tin lành, Cơ đốc,… mà theo nhiều nhà kinh tế học cuốn sách còn chịu ảnh hưởng từ tác phẩm “Truyện ngụ ngôn về loài ong, thói hư tật xấu cá nhân hay đạo đức xã hội” (The Fable Of The Bees, Or Private Vices, Public Benefits) của Bernard Mandeville.

Cuốn sách ngụ ngôn về loài ong và bút lông ngỗng màu đỏ nguyễn thị mỹ ngọc ksc
Thiết kế: Lê Thành Thắng

Chuyện của Mandeville kể rằng:

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ, có một tổ ong to sụ trên một cái cây cổ thụ. Đàn gồm hàng vạn con ong. Các cư dân trong rừng gọi cái tổ này là tổ ong cằn nhằn. Vì chúng suốt ngày chí chóe, tranh dành lẫn nhau. Mỗi con ong trong tổ chỉ biết cái lợi bản thân, cố gắng thu thập nhiều mật hoa, nhét vào cái tổ của riêng chúng mà không hề chia sẻ cho ai.

Mỗi con ong khi thức giấc chỉ nghĩ ngay đến việc kiếm ăn cho thân mình. Nhỡ mà có nhìn thấy một con ong nào bị mất sức lao động hay không có mật ăn thì cũng mặc kệ. Dường như không có khái niệm tình thương nào trong cái tổ ong này; mọi con ong vì bản thân mà làm việc.

Rồi bỗng một ngày con ong chúa chết vì ăn quá no. Một con ong chúa khác lên ngôi. Ong chúa đang tại vị nổi tiếng biết yêu thương đồng loại và san sẻ. Mong muốn của nó là nhìn thấy đàn ong có cuộc sống hạnh phúc hơn; các con ong phải biết đoàn kết và chia sẻ cho nhau.

Một chính sách hỗ trợ ong nghèo được ban hành. Ong chúa tổ chức các cuộc vận động, xây dựng các tấm gương về tình thương, lấy của cải ong giàu chia cho ong nghèo thông qua thuế má. Sau một năm mọi thứ đã biến đổi. Giờ đây xã hội bầy ong sản sinh ra nhiều chú ong biết sống vì người khác, gắn kết cộng đồng. Trước kia mỗi sáng thức dậy là lao vào công cuộc kiếm ăn, còn bây giờ các con ong thức dậy để nghĩ làm sao giúp đỡ người khác, làm sao thể hiện tình yêu thương mọi người. Tổ ong được cư dân rừng xanh gọi tên là tổ ong đạo đức.

Có điều tổ ong có vẻ ngày càng nghèo đói. Tổng lượng mật kiếm về ít dần, số ong nghèo và tái nghèo ngày một tăng. Ong chúa không rõ vì sao. Nhẽ ra đoàn kết phải mang lại năng suất vượt trội hơn. Tại sao lại có chuyện ngược đời đến vậy?

Bầy ong làm tổ nguyễn thị mỹ ngọc ksc
Nguồn: Pinterest

Ong chúa cử hàng loạt đoàn thanh tra tới mọi hẻm hóc trong tổ ong, thăm dò ý kiến ở từng hộ ong. Thậm chí có hẳn ban Chỉ đạo Trung ương tìm ra nguyên nhân suy thoái của tổ ong. Sau chẵn một năm đã chỉ ra:

Các con ong giỏi không được kích thích làm nhiều hơn vì đánh thuế nặng để phân phát cho ong nghèo. Tổ ong không khuyến khích tư hữu vì vậy mà các con ong không còn động lực kiếm mật vị thân. Các con ong nghèo được hưởng trợ cấp dần mất đi động lực thoát nghèo. Thay vào đó, chúng cố gắng duy trì sự nghèo khó dưới mức tiêu chuẩn. Cảm thấy bất an khi bị cảnh báo sắp ra khỏi diện hộ nghèo.

Ong chúa đứng trước tình thế giữ cách làm hiện tại sớm muộn cũng sẽ bị giải thể và là mồi ngon cho kẻ thù; quay lại mô hình trước kia thì hóa ra cổ vũ cho lòng tham, sự ích kỷ.

Tổ ong mà Mandeville mô tả, là đại diện thu nhỏ cho những người dân Anh sống xa hoa, ranh mãnh đầu thế kỷ XVIII. Họ làm đủ nghề, cả những nghề không lương thiện như ma cô, cờ gian bạc lận, làm tiền giả, bói toán,… Mandeville giải thích rằng chạy đua theo tư lợi bỏ mặc hạnh phúc đồng loại, mang đến kết quả đầy nghịch lý: Kích thích thương mại, giàu có kinh tế, công ăn chuyện làm. Ngược lại, một xã hội đạo đức sẽ gánh chịu sự tầm thường nghèo đói. Điều này không bao hàm những biện hộ cho tình trạng vô chính phủ và tội phạm.

cô gái Anh và nhiều người đàn ông Mandeville nguyễn thị mỹ ngọc ksc
Cảnh chồng bán đấu giá vợ mình ở một khu chợ nước Anh thế kỷ XVIII.

Cơ chế để vận hành nên kết quả nghịch lý ấy khiến Mandeville tiếp tục làm nổi bật các chủ đề tư tưởng kinh tế trong tương lai. Một trong số đó là sự phân chia lao động, ông là người đầu tiên dùng thuật ngữ này.

Ông cũng đi lý giải nguồn cơn vì sao con người theo đuổi tư lợi; kể cả những lợi ích đồi bại nhất (như lợi ích của những kẻ phóng đãng trụy lạc) vẫn thúc đẩy phát triển nghề nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Phản đối lại các ý tưởng thống trị đương thời đang lên án sự chi tiêu xa hoa. Ông ngược lại còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nó sự kích thích việc làm và lên án sự tiết kiệm tằn tiện từ cá nhân đến xã hội. Tiền phải được lưu thông. Ngay cả trộm cướp, mặc dù đáng bị khiển trách về đạo đức; đó cũng là cách tiền tích trữ của người giàu được lưu thông.

Trong bài thơ thuộc tác phẩm trên có viết: “Như vậy chúng ta thấy rằng tệ nạn là có lợi. Khi nó bị pháp luật xén bớt và hạn chế. Và một dân tộc muốn trở nên vĩ đại. Thì tệ nạn xã hội cũng cần thiết đối với Nhà nước. Như phải có đói thì mới có cho ăn.”

Adam Smith nguyễn thị mỹ ngọc ksc
ngụ ngôn về loài ong
Thiết kế: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc

Trở lại với Adam Smith, theo ông con người kinh tế có hai tính là tính vị kỉtính vị tha. Tính vị kỉ trội hơn sẽ nảy sinh mối quan hệ trao đổi, mua bán. Trao đổi là đặc tính vốn có của con người, là thiên hướng phổ biến, tất yếu và vĩnh viễn của mọi xã hội. Smith cho rằng “Khi trao đổi sản phẩm với nhau, con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Mỗi người chỉ biết tư lợi và chạy theo tư lợi.”. Đó là điểm chung từ thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith và dòng tư tưởng của Bernard Mandeville trong câu chuyện trên.

Mỹ Ngọc

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

Quan điểm ” Khi mỗi người cố gắng tư lợi cho bản thân, họ đã mang lại lợi ích cho xã hội mặc dù có thể không ý thức được” là quan điểm của bàn tay vô hình của Adam Smith

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Trong một công ty, nếu như mỗi cá nhân cố gắng kiếm nhiều tiền thông qua việc làm việc mang lại giá trị càng nhiều càng tốt thì tự công ty sẽ lớn mạnh. Nhiệm vụ của lãnh đạo là ban hành các quy định, kiểm soát tiến trình và kết quả để dẫn dắt sự tham lam đó đi đúng hướng tốt


Yên Nguyễn
Yên Nguyễn
3 năm trước

Một thói hư tật xấu của cá nhân và đạo đức của xã hội

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Mọi hành vi được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, bởi sự ích kỷ, không xem xét đến những hệ quả đối với lợi ích của xã hội, đều được Mandeville định nghĩa là thói hư tật xấu

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

“Như vậy chúng ta thấy rằng tệ nạn là có lợi. Khi nó bị pháp luật xén bớt và hạn chế. Và một dân tộc muốn trở nên vĩ đại. Thì tệ nạn xã hội cũng cần thiết đối với Nhà nước. Như phải có đói thì mới có cho ăn.” một góc nhìn theo mik thì hoàn toàn mới, bởi lẽ mọi việc trên đời đều luôn tồn tại hai mặt song song