Lê Văn Hưu từng nếu rõ quan điểm, ông nói; “sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao?”. Ý nói những người đàn ông không bằng phụ nữ về mặt quyền lực thật đáng xấu hổ. Nếu Thúy Kiều là biểu trưng cho hình tượng người phù nữ bèo bọt, long đong trong xã hội phụ hệ. Thi [Sách] có lẽ là “phụ nam” trong xã hội mẫu hệ.
Theo logic của chế độ phụ hệ, nam giới nắm quyền gia trưởng trong nhà và quyền lực chính trị bên ngoài. Việc không chỉ Trưng Trắc mà con cả em gái đều nắm quyền điều khiển, lập nước xưng vương khiến các sử gia phụ hệ người Việt khó chập nhận. Họ phải lao vào vòng chất vấn vai trò của Thi [Sách].
Sao Thi [Sách] không xưng vương? Sao ở thế ngược ngạo như vậy? Rốt cục sự tồn tại của Thi trong cuộc khởi nghĩa đó, trở nên khó chấp nhận. Buộc y phải chết thì việc nắm quyền của hai chị em họ Trưng mới được các sử gia phong kiến phụ hệ miễn cưỡng bằng lòng.
Từ trên, họ đã tự tay “bắt trói” Thi [Sách] “áp giải” sang chỗ Tô Định. Rồi buộc Tô Định phải giết Thi [Sách].
“Ngậm hờn phải phận nữ nhi
Rủ rê ai kẻ khứng vì nghe theo.”
(Thiên Nam ngữ lục)
Hai câu trên mô tả chị em họ Trưng, vẫn căm hờn Tô Định, nhưng không đủ sức hiệu triệu quần hùng vì mình là phụ nữ. Trước tình thế ấy, Trưng Trắc Trưng Nhị nhận lời hỏi cưới của Thi vì y là người có chí lớn. Chính Thi [Sách] là người quyết định khởi binh đánh Tô Định. Do Tô Định động thủ mang quân đến đòi giao hai chị em ra để hắn nạp làm vợ mình.
Bấy giờ, Thi [Sách] lệnh cho hai chị em trốn khỏi Chu Diên về Hát Môn tá túc. Còn mình thì ở lại quyết chiến với Tô Định. Nhưng ngay đêm đó, Thi [Sách] đã bị Tô Định đánh úp và tử trận. Trưng Trắc nối tiếp chí nguyện của chồng kêu gọi khởi nghĩa.
Số phận tương đồng của Triệu Ẩu
Thi không phải người “phụ nam” cuối cùng của chế độ mẫu hệ lâm vào cảnh đó. Chuyện của Triệu Ẩu hay Triệu Thị Trinh cũng được xử lí tương tự.
Dù sự việc của bà Triệu không được viết thành một kỷ riêng như bà Trưng, nhưng nó cũng được biến hóa để dễ chấp nhận hơn. Nhân vật Triệu Ẩu đã được đưa ra lý giải về quyền lực khi Hồng Đô Chư Cát Thị viết tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập (tựa đề năm 1774.
Dù Triệu Ẩu là người giỏi mưu lược việc lớn, chiêu kết đồng đảng. Nhưng khi thời cơ đến, mọi người vẫn xin Triệu Quốc Đạt khởi binh thay vì Triệu Ẩu. Cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô của Triệu Ẩu vì thế mà bị diễn giải thành sự nghiệp do Triệu Quốc Đạt khởi xướng. Sự tăng bổ này của Chư Cát Thị đã đưa cuộc khởi nghĩa của bà Triệu về đúng logic quyền lực phong kiến phụ hệ.
Đến lúc này nhân vật Triệu Quốc Đạt đã không còn giá trị và bị thủ tiêu đi. Chư Cát Thị nói rằng Triệu Quốc Đạt bỗng dưng mắc bệnh nặng rồi qua đời. Quần hùng thấy Triệu Ẩu có tài, mới tôn lên làm chủ soái. Chính Triệu Ẩu cũng giải thích: “Các ông thấy anh ta mất, không hiềm ta là phận gái, mà lập ta làm chúa, ấy là vì thấy ta có đôi chút khả thủ”.
Tóm lại, việc Trưng Trắc và Triệu Ẩu nắm quyền đương nhiên trong xã hội mẫu hệ, đều không được sử gia phong kiến phụ hệ chấp thuận. Các sử gia này buộc lòng phải xử lý ghi chép cho phù hợp với chế độ. Sự thiếu vắng vai trò gia trưởng nam vì bị giết hoặc bệnh tật, đã tạo khoảng trống quyền lực cho người phụ nữ trong gia tộc phụ hệ lên ngôi. Sự sửa đổi này mang tính chủ quan và đi ngược lại các tư liệu vốn có từ trước.
Mật bổn – Những bí ẩn lịch sử Việt Nam cổ trung đại
Vụ án Thi [Sách] là một trong những mật bổn được thể hiện ở chương đầu của cuốn sách. Tiếp cận với chương này, bạn đọc sẽ thực hiện hành trình đi từ những bản kể đầu tiên đến lời kể hiện đại. Từ đó hiểu thêm về công việc của những người chép sử. Nếu để ý, hành trình này chúng ta đang dạo quanh thư phòng chất đầy những sử liệu, mường tượng được hình ảnh suy tư của người chép sử khi họ cân nhắc nên viết những gì.
Đó là cách mà lịch sử hình thành trên nền sự thật. Nếu có thể ví von thì nó là những bông hoa mọc lên từ gốc rễ – Chương 1. SỬ SÁCH LÀ HOA, MÀ SỰ THẬT CHÍNH LÀ GỐC RỄ.
Chương 2. VIỆT SỬ CÔNG ÁN. Chúng ta sẽ có cách tiếp cận ngược lại. Đi từ lời kể hiện đại để truy tìm bản kể đầu tiên và cả những điều được che giấu đằng sau bản kể đầu tiên nữa.
Với lối viết không ngại đụng chạm “thâm cung bí sử”, Trần Hoàng Vũ đã đưa ra những hoài nghi và phân tích. Dù là cách tiếp cận nào, độc giả cũng sẽ có cách nhìn nhận lịch sử không giống trước đây. Tuy nhiên nói khác đi, nghĩ khác đi, nhìn nhận khác đi không phải mục tiêu của cuốn sách. Mà cuốn sách này nhằm truy tìm sự thật. Quan điểm mà tác giả đưa ra đòi hỏi phải bị thách thức, thảo luận và suy nghĩ không ngừng. Có như thế thì lịch sử dân tộc mới không bao giờ chết.
Tạm kết
Tôi chắc chắn rằng không một ai trong chúng ta chán ghét lịch sử dân tộc. Chính những cách truyền tải thô ráp, không kích thích thảo luận và mày mò khiến chúng ta dần phai đi ham muốn tiếp cận lịch sử nước nhà. Còn riêng với cuốn sách này, bản thân nó sinh ra là để mời gọi những thách thức đó. Thảo luận thêm về các quan điểm trên để cùng sáng tỏ sự việc bạn nhé!
Mỹ Ngọc tổng hợp theo nghiên cứu của tác giả Trần Hoàng Vũ – sách Mật Bổn