Có bao giờ bạn dừng lại để suy nghĩ về mối liên hệ giữa lý trí với cảm xúc?
Trí tuệ cảm xúc còn gọi là thông minh cảm xúc (emotional intelligence – EI) là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của bạn và ảnh hưởng đến người khác. Đó là cách chúng ta quản lý bản thân và các mối quan hệ của mình, đặc biệt là trong lúc căng thẳng.
Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc được tạo ra bởi hai nhà nghiên cứu Peter Salovey và John Mayer. Nó đã trở nên phổ biến khi Daniel Goleman viết cuốn sách cùng tên năm 1996. Goleman trích dẫn nghiên cứu cho thấy rằng; EI cao gấp đôi so với IQ và các kỹ năng kỹ thuật khác khi xác định thành công.
Mức trí tuệ cảm xúc – EI cao, sẽ giúp chúng ta phản ứng hiệu quả với các tác nhân, hoặc tình huống căng thẳng. Nếu không có EI cao, một kích thích bất chợt có thể khiến bạn phản ứng bộc phát, và có khả năng gây bất ổn cho chính mình.
Ví dụ: Khi bạn nghe rằng nhóm làm việc của bạn sẽ bị giải tán, thì chào mừng bạn. Chắc chắn bạn sẽ bị chạm vào kích thích thần kinh của của mình.
Bạn sẽ làm gì sau đó? Hay cố gắng hiểu chuyện gì vừa xảy ra? Phần nhiều cảm xúc lẫn lộn, adrenaline và cortisol sẽ chiến lấy thần kinh của bạn. Bộ não lý trí của bạn sẽ ngừng hoạt động, và bạn mất khả năng suy nghĩ hợp lý. Bạn rơi sâu vào chế độ chuẩn bị cho tình huống “chiến đấu hay trốn chạy”.
Nếu bạn không cẩn thận và không rèn luyện IE của mình, bạn sẽ rơi vào trạng thái suy nghĩ và hành xử thiếu thấu đáo đến các mối quan hệ và trải nghiệm của mình, thay vì tác động đến vấn đề cần gải quyết trong suốt phần còn lại của cuộc đời mình.
Dưới đây là một số cách để mở khóa trí tuệ cảm xúc của bạn
1. Nhận biết về các kích thích cảm xúc
Hãy chú ý đến những lúc bạn trải qua căng thẳng, thất vọng, buồn chán như; Thi trượt, chia tay người yêu, mất một mòn quà quý giá. Bạn có nhớ dường như lúc này trong đầu bạn đã đầy những cảm xúc tiêu cực. Nó lấn áp bạn khiến bạn không làm được gì tốt sau đó. Lúc này hãy xác định trước các yếu tố kích thích thật sự của bạn. Lập kế hoạch chính xác cho phản ứng của mình và sử dụng trí tuệ cảm xúc một cách khôn ngoan khi ở trong tình huống đó.
2. Khám phá cảm xúc
Cảm xúc mạnh mẽ không phải là xấu, cũng không cần phải bị triệt tiêu hoặc kiểm soát quá mức. Thay vào đó chúng cần được khám phá. Cảm xúc của chúng ta phát triển như một hệ thống tín hiệu thông tin phản ứng khi có kích thích, một cách giao tiếp để hiểu rõ hơn về nhau trong các cuộc trò chuyện, vì nó cho chúng ta cảm nhận được những gì người đối diện thể hiện. Nhưng tốt nhất bạn không nên bắn ra những phản ứng nhanh như lửa là được.
Để khám phá trí tuệ cảm xúc bắt đầu bằng cách định hình nó bằng cách hỏi chính mình; tôi đang thực sự cảm thấy thế nào? Tức giận, thất vọng, chán nãn, buồn bã, bối rối hay cảm thấy bình tĩnh, thách thức, ngạc nhiên… ? Mỗi cảm xúc khi được xác định cụ thể, sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách giải quyết tình huống tốt nhất.
3. Điều chỉnh cảm xúc
Cảm xúc càng mạnh mẽ, chúng càng có khả năng làm lạc hướng hành vi thật sự bạn muốn. Vì nó làm tê liệt bạn, bạn không còn hành động với cái đầu lý trí. Nếu biết cách giảm nó xuống, cảm xúc sẽ giúp bạn phản ứng tốt hơn với các kích thích bất ngờ. Một cách tuyệt là hít thở sâu, từ từ để cơ thể bạn cảm thấy thư giãn hơn. Sau đó bạn có thể đưa ra một phản ứng thích hợp chứ không phải là một sự bốc đồng.
4. Sử dụng cảm xúc của bạn để phát triển bản thân
Khả năng khai thác những cảm xúc và áp dụng chúng vào công việc như; suy nghĩ và giải quyết vấn đề có thể mang lại lợi ích không ngờ. Một chút tác động của sự thất vọng có thể là tốt, dẫn đến sự sáng tạo và quyết tâm. Sự tức giận có giá trị khi chúng ta sử dụng nó như một chiếc đồng hồ hẹn giờ nổ bom, để thức tỉnh và mang lại sự thay đổi ngay lập tức.
Trí tuệ cảm xúc quyết định cách bạn tương tác với xung quanh như; quản lý cảm xúc, duy trì mối quan hệ, duy trì động lực, đưa ra quyết định, gây ảnh hưởng và nhiều hơn nữa. Bạn càng làm chủ cảm xúc của mình, càng nhanh tiến về phía trước, thay vì giữ bạn giẫm chân tại chỗ trong phát triển bản thân.
>>> Các thành phần của Trí tuệ cảm xúc
Thông minh cảm xúc giúp ai đó có thể khai thác câu chuyện thêm nhiều khía cạnh, đối hương cũng thấy hứng thú khi chia sẻ với người này. Từ đó tăng cơ hội được học hỏi, chia sẻ.
Rất cần cho các bạn làm trợ lý, thư ký, việc hiểu ý sếp để công việc trơn tru và tốt hơn.
Nhiều quyết định khách quan và sáng suốt hơn với những người có tố chất về thông minh cảm xúc
Nếu không thể kiểm soát cảm xúc, rất nhiều khả năng bạn sẽ áp lực công việc nhiều hơn. Ngoài ra dẫn đến nhiều bệnh lý khác như tăng huyết áp, đau tim, lão hóa nhanh hơn,…
Những điều trên cho phép bạn mở rộng thêm nhiều mối quan hệ, vì ai cũng có sự ưa thích nhất định với những người hiểu chuyện, nắm bắt mạch cảm xúc tốt để hòa mình.
Mình rất thích cách viết của tác giả, xin cảm ơn vì đã chia sẻ nội dung này.
đi học thì người ta đánh giá bằng IQ, đi làm thì EQ nên nhiều khi người học giỏi thời đi học kiếm tiền ko bằng người kém hơn
EQ quyết định rất nhiều về sự tiến thân, sự gắn kết của mối quan hệ
Thật sự mình cũng thay đổi vắn đề này. Mình quá vội vàng, phản ứng ngay với vắn đề gặp phải
Trí tuệ cảm xúc giúp ta có một sự tập trung nhất định, năng cao hiệu suất làm việc hẳn
Bởi mới có những sự hối tiếc về những việc mình làm trong lúc nóng giận. Có câu “Tức giận là bản năng, kiềm chế là bản lĩnh”
Cảm ơn tác giả đã tổng hợp. 5*