Mộc bản Triều Nguyễn là một loại hình tài liệu quý hiếm trong kho tàng di sản lịch sử văn hóa Việt Nam. Khắc các bộ sách chính văn, chính sử của triều đình để lưu truyền cho hậu thế. Tài liệu này là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Và được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.

Mộc bản Triều Nguyễn là một loại hình tài liệu quý hiếm trong kho tàng di sản lịch sử văn hóa Việt Nam
Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia IV
Đã có thời, chép tay là cách duy nhất để sao chép và lưu trữ những thông tin quan trọng. Phải đến khi kỹ thuật khắc in mộc bản được phát minh. Thì việc sao chép, nhân bản sách, tài liệu mới trở nên dễ dàng hơn, đạt độ chính xác tối đa.
Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia IV

Kết quả nghiên cứu mộc bản xuất hiện tại nước ta thế kỷ thứ I, ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Đây cũng là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Nơi đây, hiện vẫn còn những tấm mộc bản cổ xưa, khắc kinh Phật được lưu trữ tại chùa Dâu.

Phải đến thế kỷ XV, dưới thời nhà Lê, nghề khắc in Mộc bản ở Việt Nam mới thực sự phát triển. Khi học sĩ Lương Như Hộc đi sứ sang nhà Minh đã học hỏi được kỹ thuật khắc trên gỗ.
Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia IV

Phải đến thế kỷ XV, dưới thời nhà Lê, nghề khắc in Mộc bản ở Việt Nam mới thực sự phát triển. Khi học sĩ Lương Như Hộc đi sứ sang nhà Minh đã học hỏi được kỹ thuật khắc trên gỗ. Về truyền dạy lại cho dân ở làng Hồng Lục và Liễu Tràng lập ra nhiều thư phường, hội khắc. Sau này còn được mời về kinh đô san khắc các bộ quốc sử, Đại Việt Sử ký toàn thư dưới triều Lê.

Năm Gia Long thứ 10 (1811), nhà vua xuống chiếu “Nay soạn Quốc triều thực lục, phàm sự tích cũ cần phải tìm xét rộng rãi để sẵn mà tham khảo.”
Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia IV

Khi thành lập vương triều, các vua nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến văn hóa, lịch sử. Vì thông qua sử học, có thể ổn định xã hội, cố kết nhân tâm. Có thể củng cố, nâng cao vai trò của dòng họ cũng như của vương triều. Năm Gia Long thứ 10 (1811), nhà vua xuống chiếu “Nay soạn Quốc triều thực lục, phàm sự tích cũ cần phải tìm xét rộng rãi để sẵn mà tham khảo.”

Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia IV

Cũng trong năm Gia Long thứ 10, nhà vua đã cho thành lập Sử Cục. Là cơ quan tiền thân của Quốc Sử Quán và để lại cho quan lại các địa phương sưu tầm. Thư tịch trong dân chúng để lấy thêm tư liệu biên soạn các bộ sách hoàng luật, quốc sử.

Phạm Thái Trân.

> MỘC BẢN – BẢO VẬT HOÀNG TRIỀU (P2) (mở trong tab mới)”>>> MỘC BẢN – BẢO VẬT HOÀNG TRIỀU (P2)

>> DI SẢN THẾ GIỚI ĐÃ BỊ BIẾN MẤT MÃI MÃI (P1)

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

7 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Karry
Karry
2 năm trước

Mộc bản triều Nguyễn là những tấm gỗ quý được khắc ngược chữ Hán và chữ Nôm (giống như khắc con dấu), sau đó quét mực rồi ép mặt in ra giấy để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân tuân thủ

Thiên tỷ
Thiên tỷ
2 năm trước

Gỗ dùng làm ván khắc tài liệu mộc bản triều Nguyễn là gỗ thị, gỗ cây nha đồng

Hóa
Hóa
2 năm trước

Người có công lưu giữ mộc bản là Ngô Đình Nhu 

Linh Linh
Linh Linh
2 năm trước

Ngoài ra, nó còn là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiểu trừ giặc dã

Quyên
Quyên
2 năm trước

Bài viết rất hay và ý nghĩa, cảm ơn những chia sẻ của tác giả

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
2 năm trước

Để có thể điểu khắc được những mộc bản, đòi hỏi những người thợ phải có tài năng và sự tỉ mỉ

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
2 năm trước

Một phát minh hết sức hữu ích