Bản tính Hướng nội khiến cho chúng ta nghĩ đó là một cá thể khép kín, có xu hướng tự kỉ hay quá đỗi nhút nhát và ‘kì quặc”.Họ cho rằng trong xã hội mà mối quan hệ được coi là địa vị xã hội như hiện nay việc kết giao, làm việc nhóm, đi hội thảo,.. là cơ bản thì đặc tính hướng nội như một cái cũi gông cùm sự phát triển của chúng ta.
Hướng nội có gây ảnh hưởng đến sự thành công hay năng suất làm việc không?
Mỗi người đều có tài năng và sở thích không hoàn toàn giống nhau, quan trọng ở chỗ chúng ta có nhận ra và tận dụng được nó hay không. Khác với người hướng ngoại luôn hòa đồng, năng lượng và sự kết nối quá hoàn hảo để làm việc nhóm. người hướng nội lại hiệu quả hơn khi làm việc ở những không gian yên tĩnh và chính nó là cái nôi cho sự sáng tạo của họ.
Có không ít các thành tựu được tạo ra ở không gian tĩnh lặng đó từ các doanh nhân từ các lĩnh vực như Bill Gates, Albert Einstein hay J.K. Rowling. Chính họ đã trải nghiệm và đánh giá cao người hướng nội khi biết tận dụng: “Sự đơn điệu và cô độc của một cuộc sống tĩnh lặng sẽ kích thích trí óc sáng tạo”- Albert Einstein- . Bản chất hướng nội không ảnh hưởng đến sự thành công nếu ta biết bản thân chúng ta ‘muốn điều gì’.
Hướng nội khác biệt thế nào trong các hoạt động xã hội?
Sự nhầm lẫn thường thấy nhất của mọi người đó là người hướng nội không có khả năng giao tiếp,vui vẻ đi chơi với bạn bè và khả năng làm việc nhóm thì dở tệ.Thực chất họ có thể và hoàn toàn có thể làm tốt những điều đó nhưng không tối ưu được như ở người hướng ngoại.Khác biệt ở chỗ một bên thì tiêu tốn dần năng lượng, bên còn lại thì hao ít hay thập chí là được nạp đầy khi giao tiếp với bạn bè.
Có thể diễn tỏ điều này [hướng ngoại part time] mà dân gian hay nói. Một giảng viên hướng nội sẵn sàng tự tin truyền đạt kiến thức và tâm huyết của mình cho học sinh một cách rõ ràng, dõng dạc và tự nhiên như người hướng ngoại, sau khi hoàn thành mục tiêu thì trở về và thư giãn với giờ đọc sách.
Ta tường thấy sự đánh đồng người hướng nội với người nhút nhát và thiếu tự tin, điều đó không hoàn toàn đúng, một người hướng ngoại cũng có thể là một người nhút nhát. Người hướng nội rất hay quan tâm sự nhìn nhận của mọi người xung quanh về mình, tuy nhiên nó chỉ dẫn đến việc ngại kết bạn và dị ứng với câu hỏi mà thôi.
Là người hướng nội nhưng không quan tâm đến định kiến xã hội và người hướng ngoại lúc nào cũng xôi nổi nhưng sợ phát biểu trước đám đông thì ai được cho là ‘nhút nhát’. Có thể phân biệt người nhút nhát thường sợ những nhận xét tiêu cực từ xung quanh còn người hướng nội chỉ cần một không gian yên tĩnh để suy nghĩ.
xem thêm: Bài học từ người cô độc
Nguyễn Công Bảo thực hiện