Tạ Thanh Sơn là một nhà giáo yêu nước. Sống trong cảnh đất nước đang bị xâm chiếm, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân. Trước tình cảnh đó, ông trở thành người hoạt động trong phong trào yêu nước với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền tại chiến khu Đồng Tháp Mười.
Ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Thực dân Pháp vô cùng tức tối và trở lại Nam Bộ dưới sự hậu thuẫn của thực dân Anh và phát xít Nhật. Ngày 23/9/1945 Pháp bắt đầu cuộc tấn công vào Sài Gòn nhằm lấy lại những gì đã mất. Tình hình đất nước lúc bấy giờ “Nghìn cân treo sợi tóc” Tạ Thanh Sơn với lòng căm thù giặc đã cầm bút viết một mạch ca khúc “Nam Bộ kháng chiến” sau hai ngày Pháp tấn công.

“Mùa thu rồi ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến.
Rền khắp trời lời hoan hô
Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.
Thuốc súng kém, chân đi không
Mà đoàn người giàu lòng vì nước.
Nóp với giáo mang ngang vai
Nhưng thân trai nào kém oai hùng.
Cờ thắm tung bay ngang trời
Sao vàng xao xuyến khắp nơi bưng biền
Một lòng nguyện với tổ tiên.
Thề quyết chống quân ngoại xâm!
Ta đem thân ta liều cho nước
Ta đem thân ta đền ơn trước
Muôn thu sau lưu tiếng Anh hào
Người dân Việt lắm chí cao.
Thề quyết chống quân gian tham!
Ta đem thân ta liều cho nước
Ta đem thân ta đền ơn trước
Xây giang san hạnh phúc muôn đời
Nền độc lập khắp nước Nam.“
Mấy ai ngờ bài hát “Nam Bộ kháng chiến” được sáng tác bởi một nhà giáo 24 tuổi, là một tiếng nổ lớn, đánh mạnh vào lòng căm thù giặc của nhân dân. Tạo động lực thôi thúc nhân dân đứng lên kháng chiến giành độc lập mặc dù “Thuốc súng kém, chân đi không” nhưng “Ta đem thân ta liều cho nước, Ta đem thân ta đền ơn trước”
Phạm Thái Trân tổng hợp.
“…
Thề quyết chống quân ngoại xâm!
Ta đem thân ta liều cho nước
Ta đem thân ta đền ơn trước
…”
mang lại cho mik một tinh thần cháy bỏng cùng ý chí sắt thép khi đối mặt với kẻ thù một cách kiên cường, dù hy sinh thân xác này nhưng tinh thần với nước non vẫn còn mãi
Bài hát rất hay và ý nghĩa, mang giai điệu hào hùng và anh dũng
Nếu bài viết có thêm phần nhạc của bài thì sẽ hấp dẫn và đặc sắc
Giai điệu hào hùng của những bản hành khúc cách mạng như một chất keo gắn chặt, liên kết các tầng lớp nhân dân tạo thành một sức mạnh lớn lao như sóng triều lên, chiếm lĩnh dinh lũy thực dân, đập tan xích xiềng nô lệ.