Bất ngờ gặp một tình huống khó xử và nó khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Điều tệ hại hơn là sau đó bạn bật cười một cách không kiểm soát; mặc dù biết rằng nụ cười đó là một phép ứng xử hoàn toàn không phù hợp ?
Trên thực tế, bạn không là người kì lạ duy nhất làm điều này. Đây là một hiện tượng được gọi là tiếng cười lo lắng (Nervous Laughter). Tiếng cười lo lắng là một cảm xúc khá mâu thuẫn. Nó có nghĩa bạn đang trải qua một cảm xúc khó xác định tên gọi cụ thể.
Tiếng cười lo lắng xảy ra vì một vài lý do. Một số nghiên cứu cho thấy cơ thể bạn sử dụng loại cơ chế này để điều chỉnh cảm xúc.
Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng; việc cười khi gặp căng thẳng là cơ chế bảo vệ. Chống lại những cảm xúc khiến chúng ta cảm thấy yếu đuối hoặc dễ bị tổn thương.
Tại sao chúng ta lại cười khi lo lắng?
Trong cuốn sách “Một chuyến tham quan ngắn về ý thức của con người” (tên gốc: A Brief Tour of Human Consciousness) của nhà thần kinh học V.S Ramachandran. Ông đã chỉ ra rằng tiếng cười như một cách để thể hiện với những người xung quanh. Bất cứ điều gì làm chúng ta cười đều không phải là một mối đe dọa hoặc đáng lo ngại.
Đây có thể là kết quả của một cơ chế bảo vệ nhận thức để giảm bớt sự lo lắng liên quan đến sự khó chịu hoặc thể hiện mối đe dọa mà chúng ta không sợ nó.
Ramachandran cũng gợi ý rằng tiếng cười sẽ giúp chúng ta chữa lành chấn thương. Bằng cách đánh lạc hướng bản thân khỏi nỗi đau; liên kết nỗi đau đó với một cảm xúc tích cực.
Một nghiên cứu năm 2015 từ một nhóm các nhà nghiên cứu của Yale cũng cho thấy; mọi người đều có xu hướng phản ứng với nhiều cảm xúc trước những kích thích mạnh mẽ bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra mối liên hệ giữa cảm xúc và phản ứng trong vô thức khi gặp một hiện tượng nào đó. Ví dụ, bạn cảm thấy vui vẻ khi nhìn thấy một em bé dễ thương. Và bạn sẽ muốn véo má, nói với nó bằng tông giọng cao và ê a những từ kỳ lạ. Tương tự với tiếng cười lo lắng; chúng sẽ thôi thúc bạn cười khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc áy náy.
Các căn bệnh có thể dẫn đến tiếng cười lo lắng
Tiếng cười lo lắng thực sự có thể là kết quả của một vài căn bệnh tiềm ẩn. Dưới đây là một vài trong số những nguyên nhân phổ biến nhất.
1. Chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA)
Chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA) xảy ra khi bạn cười hoặc khóc đột ngột và không kiểm soát được. Hãy tưởng tượng ai đó kể một câu chuyện cười mà bạn không thấy buồn cười. Nếu bị nhiễu loạn cảm xúc; có thể bạn sẽ cười nắc nẻ hoặc khóc mà không thể khống chế được.
2. Bệnh Graves (Bệnh cường giáp tự miễn)
Bệnh Graves xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra nhiều kháng thể kết nối với các tế bào tuyến giáp. Từ đó chúng sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn mức bình thường.
Việc có quá nhiều hormone tuyến giáp trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của bạn. Bao gồm tăng nhịp tim, yếu cơ, khó ngủ, và tính tình dễ bị kích thích. Một triệu chứng của điều này là bạn sẽ thấy buồn cười ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra.
Vậy, làm sao để kiểm soát chúng ?
Tiếng cười lo lắng không phải lúc nào cũng dễ kiểm soát; đặc biệt nếu đó là kết quả của một căn bệnh.
Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể áp dụng để kiểm soát tiếng cười căng thẳng của mình khi không phù hợp với tình huống:
1. Thở sâu. Chúng khiến hệ thống thần kinh và bộ não của bạn được thư giãn hơn khi gặp những kích thích lớn.
2. Thiền. Sử dụng thiền để làm dịu tâm trí của bạn và tập trung vào một cái gì đó bên cạnh các yếu tố gây căng thẳng. Đồng thời giúp bạn kiểm soát năng lượng, nhận thức và cảm xúc.
3. Yoga. Những động tác yoga có thể thư giãn cả cơ thể và tâm trí của bạn.
4. Nghệ thuật và âm nhạc trị liệu. Điều này cho phép bộ não và cảm xúc bạn tập trung vào quá trình sáng tạo nghệ thuật.
5. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Bạn có thể học cách chủ động kiểm soát chúng bằng những phản ứng có ý thức
Khi nào chúng ta cần nói chuyện với bác sĩ ?
Bạn có thể cần gặp một nhà trị liệu hoặc tư vấn viên nếu bạn thấy mình cười vào những thời điểm không thích hợp; và điều đó làm gián đoạn cuộc sống của bạn. Họ có thể giúp bạn thông qua CBT hoặc các liệu pháp tương tự để tìm hiểu và kiểm soát chúng.
Tiếng cười lo lắng không phải là điều đáng lo ngại hay xấu hổ. Nghiên cứu cho thấy nó thực sự có thể là một công cụ hữu ích chống lại những cảm xúc tiêu cực hoặc trong thời gian khó khăn trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ nếu như điều đó gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn.
Nguyễn Trần Minh Ngọc – Theo Healthline
Xem thêm: ASMR – Tiếng động nhỏ, kích thích lớn
Tương tự bật khóc khi hạnh phúc thì cười lo âu là một dạng biểu hiện lưỡng hình, khi hành động bên ngoài mâu thuẫn với cảm xúc nội tâm.
Người ta hay nói điệu giả lả, có vẻ gần với kiểu cười âu lo nhỉ
Nhà thần kinh học Ramachanran cho rằng cười khi lo âu khiến bản thân chúng ta nghĩ những gì khủng mình gặp phải hoặc gây ra không tệ đến vậy, nó thiên hướng vỗ về bản thân hơn.
Âm thanh của tiếng cười lo âu còn có tác dụng thông báo cho những người xung quanh rằng những chuyện nghiêm trọng kia là “báo động giả” mà thôi và họ không cần phải bận tâm.
Mình nghĩ này là cơ chế tự phòng vệ của tâm lý bản thân, nhưng đôi khi mất kiểm soát dẫn đến căn thẳng không phanh và hình thành các bệnh lý rối loạn.
Điều đó có nghĩa là chúng ta cần một lối sống lành mạnh, tích cực để trung hòa những bi quan, tư duy mở.
Cũng có ý hay
cuộc đời phải giả ta6o mới sống dc, sống là chính mình luôn có kết quả buồn…