Có thể nói việc đối nhân xử thế giữa người với người được xem là nếp sống đẹp và ý nghĩa trong xã hội hiện nay. Ngoài lời ăn tiếng nói, hành động, thái độ. Võ thuật lại là khía cạnh mới được các võ sĩ lĩnh ngộ đầy sâu sắc. Khi tinh hoa võ thuật Nhật Bản trở thành “ Nghệ thuật đối nhân xử thế ”.
Triết lý “Lấy nhu chế cương”
Vào thế kỷ 17, khi võ thuật Nhật Bản luôn hướng đến “cường thuật” thì sức mạnh được xem là điểm mấu chốt giải quyết mâu thuẫn và xung đột. Nếu võ thuật cổ truyền thiên về cương thì võ thuật hiện đại lại nghiêng về nhu. Hình thành nhân cách, rèn luyện sức khỏe, gọt giũa và kiểm soát tinh thần.
Với tư tưởng “mềm thắng cứng yếu thắng mạnh” lão tử đã dùng nước để diễn đạt cho “nhu”. Dựa vào sức của đối thủ tạo sức mạnh cho mình. Dù người có thể trạng nhỏ bé, yếu ớt cũng có thể đối phó với đối thủ to lớn. Càng mềm mỏng bao nhiêu thì càng dễ thắng lợi bấy nhiêu. Chẳng hạn Akido và nhu đạo là đại diện tiêu biểu cho tinh thần thượng võ. Không xem trọng mạnh hay yếu, nặng hay nhẹ. Giới tính hay tuổi tác mà chỉ cần bạn kiểm soát chính mình, chinh phục bản thân và tăng tính kiên nhẫn. Là có thể bảo vệ chính mình.
Bắt đầu từ lễ, kết thúc bằng lễ.
Với nghi thức chào đối thủ khi bắt đầu tập hoặc thi đấu, và kết thúc trận đấu hoặc giờ học. Thể hiện thái độ tôn trọng và kính nể. Bởi lẽ đối thủ là người khiến ta cố gắng nỗ lực, nhìn nhận thấy mặt yếu và sự thiếu sót của bản thân. Phát triển những kỹ năng đã có. Nếu không có họ thì bản thân sẽ không thể tiến bộ, không thể vươn xa cả trong võ thuật lẫn đời sống. Vì thế sự tồn tại của đối thủ là điều thiết yếu và đáng kính.
“Lễ” được xem như là một trong nhiều giá trị tinh hoa võ thuât Nhật Bản, mở đầu của bài học mới và mở rộng một mối quan hệ mới.
Võ thuật rèn luyện nhân cách.
Hiện tại, tinh hoa võ thuật nhật Bản đã góp mặt vào môi trường giáo dục với định hướng hoàn thiện nhân cách con người. Học võ không những tăng cường thể trạng, sức khỏe mà còn rèn luyện tinh thần bền bỉ. Nâng cao khả năng chịu đựng và đối mặt với nghịch cảnh. Tự trải tự nghiệm để hoàn thiện phẩm chất bản thân bằng chính khả năng của mình.
Trong kiếm đạo (kendo) “zanshin” nghĩa là luôn giữ vững tinh thần khi ra chiêu, phải chắc đối thủ đã bị hạ. Học kiếm đạo sẽ giúp bạn rèn luyện trí óc, đề cao sự tôn trọng giữa người với người. Còn trong cung đạo thì mục tiêu là điểm đến cuối cùng, khi nhìn thấy sự việc bằng tâm.
Nói cách khác, chữ “đạo” xuất hiện trong các bộ môn võ thuật ở Nhật là điều đặc biệt. “Thuật “ chỉ nói về mặt võ còn “đạo” lại bao hàm cả một nghệ thuật đối nhân xử thế. Mỗi trận đấu không nhất thiết có sức mạnh đã làm chủ. Mặc khác, cần phải quan sát, chớp thời cơ và kiên nhẫn. Mỗi lĩnh vực đều có con đường riêng quan trọng nhất là tìm thấy chính bản thân bạn.
Nguyễn Thị Ái Như
Đọc thêm tại đây:
Bí quyết ăn uống dinh dưỡng của người Nhật.
Một số loại hình trong thương mại điện tử
Học võ không những giúp ta nâng sức khỏe mà còn giúp ta rèn luyện tâm hồn
Võ thuật được xem như một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch thủ), và con người với kẻ thù bên trong chính bản thân (dục vọng)
Nếu “võ thuật” là một nghệ thuật thì người cảm thụ võ thuật là một nghệ nhân thuần túy
Còn đối với người Trung Hoa cổ mik thấy họ luôn thể hiện sự phân định rạch ròi về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng võ thuật. “Thứ nhất là sự can đảm, thứ hai là uy lực, thứ ba mới đến kỹ năng võ thuật”
“Tập trung là gốc rễ của mọi khả năng kiệt suất của con người.”