Nói đến nghệ thuật vẽ tranh trên lụa, đất nước ta đã ra đời rất sớm từ thời Lê qua một số tác phẩm của Nguyễn Trãi hay Phùng Khắc Khoan. Cho đến thế kỉ thứ 19, thì nghệ thuật tranh lụa của Việt Nam được nhiều người biết đến dưới nét vẽ của Nguyễn Phan Chánh.

Tâm hồn một thi sĩ dân tộc mong muốn đưa nghệ thuật tranh lụa đất nước lật sang một trang mới. Với sự kết hợp phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Cho đến ngày nay vẫn chưa tìm được người có khả năng vẽ kết hợp như ông thay vì vẽ một lần được ngay, hoặc vờn ngay trên bề mặt.

Tâm hồn một thi sĩ dân tộc mong muốn đưa nghệ thuật tranh lụa đất nước lật sang một trang mới. Với sự kết hợp phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Cho đến ngày nay vẫn chưa tìm được người có khả năng vẽ kết hợp như ông thay vì vẽ một lần được ngay, hoặc vờn ngay trên bề mặt.

“Vườn trẻ” Chất liệu: Tranh lụa. (Ảnh: Designs.vn)

Nhiều lần tác phẩm của ông đoạt được những giải thưởng danh giá tại Pháp. Tác phẩm của ông được in tem dùng cho Sở Bưu điện Đông dương – là kết quả của giải nhất cuộc thi vẽ tem. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, ông đã để lại kho tàn vô giá với số lượng khoảng trên 170 tác phẩm.

Bên cạnh đó, ông còn dùng chính bút pháp của mình để khắc hoạ về cuộc sống lao động của người dân thời kháng chiến. Tranh của ông được đón nhận một cách sôi nổi. Có rất nhiều nhà chơi tranh đã đến và yêu cầu ông bán những tác phẩm với giá rất cao, song ông chỉ dành những bức tranh này cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
chị em đang học bài
“Học bài”. Chất liệu: Tranh lụa
“Người phụ nữ trên dòng sông” 1892 – 1984
Tranh lụa: “Rửa rau cầu ao”
“Học tổ”. Chất liệu: Tranh lụa
nghệ thuật tranh lụa về những người phụ nữ lên đồng
“Lên đồng”. Chất liệu: Tranh lụa
nghệ thuật tranh lụa gia đình đang ăn cơm
“Bữa cơm ngày mùa thắng lợi”
Bức tranh Người bán gạo trong cuộc bán đấu giá của Christie’s International tại Hồng Kông được bán với giá kỷ lục là 390.000 Mỹ kim. Đây là giá cao nhất trên thị trường mỹ thuật cho một tác phẩm của người Việt.
Tranh lụa “Người bán gạo”
nghệ thuật tranh lụa cô giáo dẫn hõ trò đến lớp
Tranh lụa: “Lớp mẫu giáo”

Bức tranh Em bé bên chú chim trong cuộc bán đấu giá được bán với giá là 853.921 Mỹ kim. Đây là giá cao nhất trả cho một bức tranh của họa sĩ Việt Nam tại thời điểm năm 2018.

nghệ thuật tranh lụa cô gái đang nhìn về chú chim nghĩ đến tương lai của mình
Bức hoạ “Em bé cho chim ăn”, năm 1931.

Phạm Thái Trân tổng hợp.

Quảng cáo
4.9 8 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

33 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Năm 1925, được bạn bè khuyết khích, Nguyễn Phan Chánh thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, và trong gần 100 thí sinh ông là người Trung Kỳ duy nhất lọt vào mắt ban giám khảo người Pháp. Chính ông đã được hiệu trưởng Victor Tardier khuyến khích theo ngạch tranh lụa, thể loại đã dần hình thành phong cách độc đáo của riêng ông và tranh lụa Việt Nam.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Nói đến Nguyễn Phan Chánh là người ta nói đến tranh lụa

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Đã có nhà phê bình cho rằng: “Ngắm nhìn tranh của ông, người ta cảm thấy sự nhẹ nhàng, bay bổng, trầm ấm nhưng vô cùng thanh thoát. Cái tài của danh họa còn được thể hiện ở không gian nửa hư, nửa thực khiến cho người xem cảm giác “lạc lối” trong các tác phẩm. Cả một đời, ông là người chăm chỉ, bình dị và yêu cuộc sống. Vốn có năng khiếu bẩm sinh về hội họa, điều đó chẳng những nâng đỡ tinh thần ông mà còn trực tiếp cùng ông kiếm kế sinh nhai. Nét vẽ tài hoa của ông đã để lại cho hậu thế một dòng tranh lụa dạt dào thấm đẫm tính dân tộc”.

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Người tài Hà Tĩnh

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Cảm xúc trong tranh của ông cũng rất ấm áp, hồn hậu, trong trẻo. Và nhờ vậy, ông không chỉ khiến tranh lụa Việt Nam trở nên nổi tiếng, mà còn là người lưu giữ cái hồn của nước Việt xưa.

Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Trong buổi đấu giá ngày 25/5 tại nhà đấu giá Christie’s International tại Hong Kong, bức tranh có tên “La Marchand de Riz” (Người bán gạo) vẽ năm 1932 đã lập kỷ lục khi được bán với giá 390.000 đôla Mỹ. Tuy nhiên, ban đầu, đã có người lầm tưởng đó là tranh của một tác giả vô danh Trung Quốc.

Du Uyên
Du Uyên
3 năm trước

Sau cuộc triển lãm ở Paris năm 1931, tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đã gần như trở thành một thứ “hàng hiệu” với giới sưu tập tranh phương Tây. Với một họa sĩ, tranh vẽ xong đã có người hỏi mua ngay (mà lại trả giá cao) hiển nhiên là một niềm vui, nếu không nói là đáng tự hào. Song với Nguyễn Phan Chánh, sự thể không phải lúc nào cũng vậy. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào bản lĩnh cứng cỏi, cốt cách thanh cao của ông

Kim Tuyền
Kim Tuyền
3 năm trước

Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mỹ Kì
Mỹ Kì
3 năm trước

Đối với những người say mê hội họa, nghệ thuật không thể không biết đến Nguyễn Phan Chánh và các tác phẩm để đời của ông. Không chỉ nổi tiếng với các tác phẩm đi cùng năm tháng mà ông còn là người đã mở đường, giúp tranh lụa Việt Nam có thể vươn tầm thế giới, mang về vinh quang và sự nhận biết rộng rãi đến thế giới hội họa.

Bửu Thùy
Bửu Thùy
3 năm trước

Con đường đến với tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh không hề dễ dàng. Có thể nói ông đã phải đánh đổi và từ bỏ rất nhiều, từ bỏ con đường dạy học đã được định hướng từ nhỏ, nghề thanh cao và được tôn trọng bậc nhất lúc bấy giờ.

An Binh
An Binh
3 năm trước

Hiệu trường trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương là ông Victor Tardieu, là người yêu nghệ thuật và có thời gian dài sinh sống tại Việt Nam. Chính ông là người đã quyết định đưa tranh lụa vào trong quá trình giảng dạy của trường. Đồng thời đây cũng là nơi đầu tiên mà Nguyễn Phan Chánh được tiếp xúc với phong cách nghệ thuật này. Đây cũng là cơ duyên để ông yêu thích, trân trọng và phát triển tranh lụa, đưa nó trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới

Minh Nghi
Minh Nghi
3 năm trước

 Mỗi tác phẩm đều được ông dồn toàn bộ tâm tư, tình cảm. Thậm chí khi đã hoàn thành, ông cũng không hề an tâm mà phải đề vào đó vài dòng thơ để thể hiện tâm tình, ý tưởng của bức tranh đó. Đây cũng là nét đặc sắc trong mỗi tác phẩm của ông, ta không chỉ được thưởng thức một tác phẩm của người họa sĩ mà còn được thưởng thức tác phẩm của thi sĩ

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

Đối với những người say mê hội họa, nghệ thuật không thể không biết đến Nguyễn Phan Chánh và các tác phẩm để đời của ông.

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Không chỉ nổi tiếng với các tác phẩm đi cùng năm tháng mà ông còn là người đã mở đường, giúp tranh lụa Việt Nam có thể vươn tầm thế giới, mang về vinh quang và sự nhận biết rộng rãi đến thế giới hội họa.

Thanh Mai
Thanh Mai
3 năm trước

Không chỉ là người giữ lửa cho tranh lụa truyền thống có từ hàng nghìn năm trước mà ông còn là người truyền nhiệt và mang vinh quang về cho nó.

Huy Vu
Huy Vu
3 năm trước

Ông rất sáng tạo khi kết hợp giữa tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông.

Linh Miu
Linh Miu
3 năm trước

 Mỗi khi nhắc đến tên ông, Nguyễn Phan Chánh mọi người luôn nhắc đến với sự cảm phục và trân trọng.

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
3 năm trước

Con đường đến với tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh không hề dễ dàng. Có thể nói ông đã phải đánh đổi và từ bỏ rất nhiều, từ bỏ con đường dạy học đã được định hướng từ nhỏ, nghề thanh cao và được tôn trọng bậc nhất lúc bấy giờ.

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Được xem là người đặt nền móng cho tranh lụa hiện đại ở Việt Nam, Nguyễn Phan Chánh đã có đóng góp lớn cho nền tranh hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhắc đến tranh lụa Việt Nam, chúng ta nhắc đến Nguyễn Phan Chánh bởi ông là người đã tìm tòi, khám phá những kỹ thuật làm tranh lụa hiện đại.

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Mặc dù tranh lụa Việt Nam đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lê với hai tác phẩm chân dung Nguyễn Trãi và Phùng Khắc Khoan, nhưng nó đã được nhiều người biết đến bởi thành công của Nguyễn Phan Chánh. Phải nói ông là người rất có sức ảnh hưởng

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Mặc dù được đào tạo hoàn toàn theo phong cách phương Tây nhưng Nguyễn Phan Chánh lại yêu thích truyền thống dân tộc và quan tâm đến nghệ thuật thư pháp. Nhờ vậy chúng ta mới có những tác phẩm nổi tiếng mang đậm chất Việt nè

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Cảm được nghệ thuật của nghệ nhân Nguyễn Phan Chánh là cả một bầu trời nhiều cung bậc cảm xúc và câu chuyện trong từng tác phẩm

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Tranh của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách biểu tượng của phương Tây và phong cách tư tưởng của phương Đông. Ngắm nhìn những bức tranh của anh, người ta cảm thấy chúng thật nhẹ nhàng, bay bổng, âm trầm ấm áp và vô cùng tao nhã

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Thiên tài của người nghệ sĩ còn được thể hiện qua không gian thực sự khiến người xem như bị “lạc” vào các tác phẩm. Và chính bản thân mình đã bị lạc

Lần cuối chỉnh sửa 3 năm trước bởi Hiếu Đỗ
Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Tranh lụa hiện đại Việt Nam xuất hiện từ năm 1930. Điểm khác biệt đặc biệt giữa tranh lụa cổ và tranh hiện đại về kỹ thuật là tranh lụa cổ được vẽ trực tiếp trên dải lụa khô trong khi tranh lụa Việt Nam căng dải lụa trên khung gỗ

Thanh Nhàn
Thanh Nhàn
2 năm trước

Ông là một trong những họa sĩ tiêu biểu của hội họa Đông Dương. Ông được coi là người chiết trung cho phương pháp tạo mẫu phương Tây và vẽ tranh lụa phương Đông, đồng thời là người đầu tiên mang lại vinh quang cho tranh lụa Việt Nam. Những người yêu nghệ thuật luôn nhắc đến tên anh với sự ngưỡng mộ và kính trọng đặc biệt.

Tú Anh
Tú Anh
2 năm trước

Ngắm nhìn tranh của ông, chúng ta cảm nhận được một cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng, ấm áp và vô cùng bình yên. Tài năng của người nghệ sĩ còn được thể hiện trong không gian nửa hư cấu, nửa thực, khiến người xem như bị “lạc” vào tác phẩm. Hội họa trời sinh tài năng, không chỉ nâng đỡ tinh thần của ông, mà còn trực tiếp kiếm sống với ông, hội họa tuyệt đỉnh của ông đã để lại nhiều tác phẩm tranh nghệ thuật độc nhất đậm tính dân tộc.

Dịu Hiền
Dịu Hiền
2 năm trước

Nguyễn Phan Chánh đã có nhiều thành tích trong sự nghiệp sáng tác, được mời giảng dạy mỹ thuật ở nhiều trường như trường Bưởi, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. Sự nghiệp nghệ thuật của ông đã để lại một sự nghiệp đồ sộ, ước tính có hơn 170 tác phẩm cho nền nghệ thuật Việt Nam.

Duy Khương
Duy Khương
2 năm trước

Đánh giá về tài năng hội họa của Nguyễn Phan Chánh, họa sĩ Trịnh Cung cho rằng: “… là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Hoa và Nhật Bản. Trong sáng tạo nghệ thuật, tạo dựng một phong cách riêng, hay hơn thế nữa là một trường phái, là điều hiếm hoi, Nguyễn Phan Chánh là một hiện tượng xuất chúng của hội họa Việt Nam cũng như Nguyễn Gia Trí với sơn mài

Tuyết Ngưng
Tuyết Ngưng
2 năm trước

Từ nhỏ, cậu bé Chánh đã nổi tiếng khắp vùng là người hay chữ và viết chữ thảo đẹp. Nguyễn Phan Chánh đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên phụ giúp gia đình nhờ việc viết chữ, vẽ tranh thờ và tranh cuộn bán tại các phiên chợ quê. Cùng với đam mê cháy bỏng về nghệ thuật thư pháp, hình ảnh về miền quê nghèo và cuộc sống nông thôn Việt Nam in dấu trong tâm trí của Nguyễn Phan Chánh, để rồi sau này trở thành một “nỗi ám ảnh nghệ thuật”, in dấu trong tất cả sáng tác của ông về sau này.

Thảo Trần
Thảo Trần
2 năm trước

Mình thích bài chia sẻ của tác giả, mãi luôn ủng hộ website.

Minh Hằng
Minh Hằng
2 năm trước

Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong của ông trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, ông đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Ngọc Hương
Ngọc Hương
2 năm trước

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Phan Chánh tạm thời xa những tấm lụa thân yêu của mình, vì trong vùng kháng chiến nơi họa sĩ ở bấy giờ, không có lụa dùng cho tranh. Với tinh thần kháng chiến cứu nước và nghệ thuật vẽ tranh dân gian, Nguyễn Phan Chánh đã vẽ tranh cổ động và áp phích về đề tài chống thực dân.