Nguyên tắc lập quốc thứ 11 của Hoa Kỳ cũng rất đơn giản và dễ hiểu. Khi đa số người dân đều nhất trí đồng lòng; họ có quyền thay đổi hoặc lật đổ một chính phủ lạm quyền, chuyên chế.

Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Thomas Jefferson đã nói đoạn văn nổi tiếng như sau; “Sự thận trọng yêu cầu chúng ta không thay đổi chính phủ lâu đời vì những lý do nóng vội hay tùy tiện. Kinh nghiệm của nhân loại cũng cho chúng ta biết rằng; khi con người có thể chịu đựng cái ác, họ nhẫn nhịn và không muốn xóa bỏ chính quyền.

Tuy nhiên, khi sự lạm dụng và cướp bóc kéo dài của chính phủ chuyên chế khiến người dân bị tổn thương, người dân có quyền và trách nhiệm lật đổ chính phủ đó và thành lập một chính phủ mới có thể đảm bảo an toàn cho họ”.

Khái niệm quan trọng này là gì? Nghĩa là, trong trường hợp chuyên chế chuyên quyền, khi lật đổ được chính phủ thì dân là hợp pháp; mà đã là hợp pháp thì dân có quyền lật đổ chế độ chuyên quyền. Vì quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân có chủ quyền.

quyền lật đổ chính phủ

Quyền lực thuộc về đại đa số

Một đặc điểm cụ thể của quyền lực trong nhân dân là quyền lực xuất phát từ ý chí của đa số, mà mọi người phải tuân theo.

Ví dụ: 100 người này đến Plymouth trên tàu Mayflower và thực hiện “Công ước Plymouth”. Vậy thì không phải tất cả 100 người đều bỏ phiếu cho công ước này. Chỉ có 95 người bỏ phiếu đồng ý, còn 5 người còn lại cho biết, dù sao cũng chỉ là mọi người tự đồng ý với nhau, tôi không tuân thủ cũng không sai. Không phải như vậy, 5 người còn lại cũng phải tuân thủ. Đây được gọi là quyền lực đến từ số đông, và tất cả mọi người đều phải thực hiện.

Theo nguyên tắc này, một số ít người không thể nổi loạn vì không hài lòng hay bất mãn. Cá nhân hoặc một số ít người luôn có thể phàn nàn và bất mãn, hay chỉ bảo vệ quyền lợi của họ. Nhưng nếu họ không hài lòng với chính phủ thì cũng không thể lật đổ hoặc thay đổi chính phủ vì họ là thiểu số. Chỉ có đa số mới có thể thay đổi chính phủ.

Hầu hết có thể thay đổi chính phủ bất cứ lúc nào

Không chỉ đa số có thể lật đổ chính phủ, giống như Chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ đã lật đổ sự cai trị của vua Anh, mà hầu hết mọi người nếu có chung ý chí, họ có thể thay đổi chính phủ bất cứ lúc nào. Nghĩa là khi số lượng người vượt quá một nửa, họ có thể thay đổi chính phủ, bất cứ lúc nào.

quyền lật đổ chính phủ

Nếu nguyên tắc thứ nhất là chủ quyền thuộc về người dân. Nguyên tắc thứ hai là quyền quyết định là của đa số. Vậy thì những người cha lập quốc nên xây dựng nước Mỹ thành chính phủ nào, để nguyên tắc này hoạt động suôn sẻ trong tương lai? Đây là nguyên tắc thứ mười hai mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.

Theo soundofhope.org

Kiến tạo nước Mỹ: Chính thể của Hoa Kỳ là nền Cộng hòa, không phải Dân chủ – nguyên tắc số 12

Ý chí tập thể có sai lầm không?

Công thức thành công của Tổng thống Vladimir Putin dành cho thanh niên

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận