Con người đã du hành rất nhiều trên Mặt trăng. Tính đến thời điểm này là 50 năm kể từ Sứ mệnh Apollo. Đối với nhiều người còn sống đã đi dạo trên tảng đá xa xôi đó. Chỉ có một người đàn ông đã không còn nữa. Eugene Shoemaker – một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20. Và cũng là người duy nhất của nhân loại an nghỉ trên mặt trăng.

Eugene-Shoemaker-đóng-gói-tri-thức-Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-H1
Eugene Shoemaker (hay còn được bạn bè và gia đình gọi bằng cái tên thân thương Gene), là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20.

Ước mơ cháy bỏng lên Mặt trăng nhưng không thành.

Tên tuổi của nhà khoa học này sớm đã không còn lạ lẫm trong cộng đồng khoa học. Ông cùng vợ Carolyn và đồng nghiệp David Levy là người đã phát hiện ra sao chổi Shoemaker-Levy 9 nổi tiếng với sự kiện va chạm với sao Mộc. Sự kiện từng làm mưa làm gió trên các tờ báo trên khắp thế giới năm 1994; đánh dấu lần đầu tiên con người chứng kiến cảnh tượng hai thiên thể trong Thái Dương Hệ va vào nhau.

Eugene-Shoemaker-đóng-gói-tri-thức-Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-H3
Ông cùng vợ Carolyn Shoemaker

Ông còn để lại nhiều đóng góp cho khoa học khi ứng dụng các kiến thức địa chất học của mình vào thiên văn; góp phần tạo nên ngành khoa học hành tinh. Một trong số đó là sự thành lập; Chương trình Nghiên cứu Địa chất thiên văn (Astrogeology Research Program). Dự án thuộc cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Các công trình nghiên cứu về hố thiên thạch của ông có tầm ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt, đối với việc tìm hiểu về sự tuyệt chủng của khủng long và đối với Sứ mệnh Apollo đưa con người lên Mặt trăng.

Shoemaker từ lâu cũng đã rất yêu thích Mặt trăng. Và ước mơ được ngồi lên một chiếc phi thuyền, đặt chân đến và nghiên cứu hành tinh nhỏ này. Đáng buồn thay, ông đã không bao giờ có cơ hội thực hiện điều đó. Ông mắc bệnh thận, và căn ăn bệnh đã dập tắt ước mơ của ông. 

Vậy nên thay vào đó, ông tham gia đào tạo các phi hành gia của Sứ mệnh Apollo về các kiến thức địa chất phục vụ cho chuyến du hành Mặt trăng.

Trở thành người đầu tiên được an nghỉ trên Mặt trăng.

Eugene-Shoemaker-đóng-gói-tri-thức-Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-H2
Người đầu tiên của nhân loại vĩnh viễn an nghỉ trên Mặt trăng

Sau khi Sứ mệnh Mặt trăng kết thúc. Gene (tên thân mật của Shoemaker) vẫn tiếp tục nghiên cứu và quan sát các hành tinh, thiên thể, vẫn đi khắp nơi trên thế giới để nghiên cứu về đất mẹ và đã có thêm nhiều đóng góp cho cả thiên văn học và địa chất học.

Bi kịch đã xảy ra. Trên đường khám phá miệng núi lửa ở Úc vào năm 1997; Gene gặp phải tai nạn xe hơi và qua đời vào ngày 18/7, để lại niềm tiếc thương cho rất nhiều người. Thế nhưng, cuộc phiêu lưu của ông có vẻ vẫn chưa kết thúc tại đó. Ước mơ ông đã không thể thực hiện khi còn sống, cuối cùng được “chấp cánh” khi ông qua đời.

Một đồng nghiệp thân thiết của Gene – Carolyn Porco muốn giúp đỡ bạn mình thực hiện ước mơ trở thành phi hành gia và đã tìm cách để có thể đưa ông lên Mặt trăng. May mắn thay, nhờ vào những thành tựu và đóng góp cho khoa học mà Gene đem lại, Carolyn Porco không mất quá nhiều công sức để thuyết phục NASA. Họ đồng ý tôn vinh nhà khoa học quá cố bằng cách đưa tro cốt của ông lên Mặt trăng. 

Eugene-Shoemaker-đóng-gói-tri-thức-Trần-Thị-Minh-Anh-KSC-H4
NASA đưa tàu thăm dò lên cực nam của Mặt trăng cùng 28 gram tro cốt của Shoemaker.

“Mỗi khi nhìn lên Mặt trăng, chúng tôi biết rằng Gene đang ở đó.”

Ngày 6/1/1998, NASA đưa tàu thăm dò lên cực nam của Mặt trăng cùng 28 gram tro cốt của Shoemaker. Phần tro được bao bọc cẩn thận trong một lá đồng thau có khắc tên; ngày tháng; hình ảnh sao chổi Hale-Bopp; hố thiên thạch Arizona (nơi ông đào tạo các phi hành gia Apollo); và một trích dẫn từ tác phẩm “Romeo và Juliet” của Shakespeare

Ngày 31/7/1999, Eugene Shoemaker chính thức trở thành “cư dân” đầu tiên; duy nhất và mãi mãi trên cung trăng khi NASA cho hủy con tàu mang tro cốt của ông ngay trên bề mặt hành tinh này.

Bà Carolyn, vợ nhà khoa học quá cố không khỏi xúc động chia sẻ về sự kiện đặc biệt của chồng mình: “Mỗi khi nhìn lên Mặt trăng, chúng tôi biết rằng Gene đang ở đó.”

Tham khảo: Atlas Obscura, How Stuff Work

Trần Thị Minh Anh tổng hợp.

Quảng cáo
5 7 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

49 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khiêm Như
Khiêm Như
3 năm trước

Eugene Shoemaker (hay còn được bạn bè và gia đình gọi bằng cái tên thân thương Gene), là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20.

Minh Thi
Minh Thi
3 năm trước

Người đầu tiên của nhân loại vĩnh viễn an nghỉ trên Mặt trăng

Dương Huỳnh
Dương Huỳnh
3 năm trước

“Mỗi khi nhìn lên Mặt trăng, chúng tôi biết rằng Gene đang ở đó.” <3 ông có những người bạn thật tuyệt vời

Bình Minh
Bình Minh
3 năm trước

Một sự đền đáp phù hợp với sự cống hiến của ông cho nhân loại

Du Uyên
Du Uyên
3 năm trước

Một nhà khoa học đa tài, thật ngưỡng mộ và kính trọng ông

Du Uyên
Du Uyên
3 năm trước

Vote 5 sao ủng hộ tác giả

Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

Wow giờ mình mới biết. Rating 5* ủng hộ tác giả viết thêm những đề tài hay thế này

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Hồi ấy biết đến vụ du lịch cung Trăng như chú Cuội chị Hằng, không ngờ có người an nghỉ trên cả nơi đó.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Eugene Shoemaker cũng là một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Nhà thiên văn và địa chất học Eugene Shoemaker là người sáng lập ngành Hành tinh học. Ông cũng là chuyên gia hàng đầu trong việc nghiên cứu các miệng núi lửa trên Trái đất cũng như Mặt trăng.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Có lẽ ai cũng biết Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Nhưng không phải ai cũng biết chuyện ông vứt phân trên mặt trăng, kịch bản trong trường hợp không thể quay lại trái đất và nhiều câu chuyện thú vị khác. Giờ thì có Eugene Shoemaker mai táng tro cốt ở mặt trăng :)))) Thế giới này kỳ thú thật sự

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Một điều đáng mừng cho khoa học thế giới. Tương lai con người có thể phát triển hơn thế

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Là một nhà thiên văn học, ông đã có rất nhiều đóng góp cho lịch sử nhân loại như việc nghiên cứu Mặt Trăng và huấn luyện cho các phi hành gia về nơi mà họ sắp được đặt chân tới. Tất cả các nghiên cứu khoa học của ông đều rất có giá trị trong sự phát triển sứ mệnh Apollo và các dự án tầm cỡ của NASA.

Mino Nguyen
Mino Nguyen
3 năm trước

Ông sẽ sống mãi với niềm đam mê của mình

Khánh Hà
Khánh Hà
3 năm trước

Nhà thiên văn và địa chất học Eugene Shoemaker là người sáng lập ngành Hành tinh học. Ông cũng là chuyên gia hàng đầu trong việc nghiên cứu các miệng núi lửa trên Trái đất cũng như Mặt trăng.

Anh Nga
Anh Nga
3 năm trước

Shoemaker cũng là một trong những nhà khoa học đưa ra giả thuyết về việc một tiểu hành tinh rơi xuống Trái đất cách đây 65 triệu năm – thời của khủng long, phá hủy phần lớn sự sống trên hành tinh.

Tuấn Tú
Tuấn Tú
3 năm trước

Ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền khoa học

Ánh Ngọc
Ánh Ngọc
3 năm trước

Vậy là Shoemaker cuối cùng cũng “có mặt” ở Mặt trăng như ông từng khao khát. Cho đến nay, ông vẫn là người Trái đất duy nhất được an nghỉ ở đây. 

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

Trong suốt khoảng thời gian cống hiến với niềm đam mê của mình ông luôn mong muốn được đặt chân lên mặt trăng và điều đó đã được thực hiện theo một cách rất đặc biệt

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Eugene Shoemaker, nhà thiên văn học đã cống hiến hết mình cho NASA từ những năm 1960s. Tên tuổi của ông đã được đặt cho một hiện tượng thiên văn học thú vị xảy ra vào năm 1994: một ngôi sao chổi xuất hiện đâm thẳng vào quỹ đạo của Sao Mộc.

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Đáng buồn thay, cuộc đời của bộ não thiên tài NASA đã chấm hết khi gặp tai nạn xe hơi vào năm 1997. Tuy nhiên cái chết của ông chưa phải là hết. Một đồng nghiệp thân thiết của Eugene đã có ý tưởng là đưa thi hài Eugene Shoemaker lên Mặt Trăng chôn cất, vì cô ấy biết đây thực sự là giấc mơ cả đời của ông. Đó là lí do vì sao đã có con người an nghỉ trên Mặt Trăng

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Nếu ông chưa mất thì chắc hẳn bộ não NASA sẽ còn nhiều đột phá khiến chúng ta bất ngờ nữa đấy !

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Phải mất hơn 1 năm rưỡi, con tàu chứa tro cốt của Shoemaker mới tới “nơi an nghỉ cuối cùng” của ông – bên kia vũ trụ. Dù thời gian hơi lâu nhưng cuối cùng ông cũng đã đến nơi mình dành trọn niềm đam mê mà an nghỉ

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Respec Người thầy của các phi hành gia !

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Phía trên hộp có khắc tên, ngày tháng năm sinh của Eugene Shoemaker, hình ảnh sao chổi lớn nhất năm 1997 (Hale-Bopp) cùng hố thiên thạch Arizona. Từ khi biết đến ông mình nhìn lên trời chỉ thở nhẹ và nghĩ: “Ông đang rất vui trên đó nhỉ”

Anh Kiệt
Anh Kiệt
3 năm trước

Một câu chuyện cảm động

Tuấn Anh
Tuấn Anh
3 năm trước

Một người với khát khao cháy bỏng được đặt lên mặt trăng, chỉ tiếc cho những nỗ lực ấy là không được trực tiếp đặt chân trên lên đó

Sang Trần
Sang Trần
3 năm trước

Có vẻ như đó là một hành động hợp lý và giàu tình người, để giờ đây: “Mỗi khi nhìn lên Mặt trăng, chúng tôi biết rằng Gene đang ở đó.” :3

Nguyễn Quốc Tuấn
Nguyễn Quốc Tuấn
3 năm trước

Các nhà khoa học nghiên cứu điều thành công nhất của họ là sống và làm việc đến chết cũng mong muốn hòa mình với những cái mà mình nghiên cứu. Trường hợp của Eugene Shoemaker quả là một điều kỳ diệu,đây cũng chính là thành quả xứng đáng với những gì ông đã đóng góp cho thế giới.

Tú Anh
Tú Anh
3 năm trước

Shoemaker được coi là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực địa lý thiên văn (astrogeology). Thật khâm phục và đầy ngưỡng mộ ông.

Dịu Hiền
Dịu Hiền
3 năm trước

Không chỉ chuyên sâu nghiên cứu địa chất, ông còn là người ủng hộ nhiều giả thuyết tiến bộ. Đặc biệt, nghiên cứu của Shoemaker về hố va chạm có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều dự án và công trình khoa học, từ nhiệm vụ Apollo đến sự kiện khủng long tuyệt chủng

Duy Khương
Duy Khương
3 năm trước

Một nhà khoa học đại tài, ông đã cống hiến hết mình cho lĩnh vực khoa học, cũng như các công trình, sống hết mình cùng với đam mê.

An Phú
An Phú
3 năm trước

“And, when he shall die,
Take him and cut him out in little stars,
And he will make the face of heaven so fine
That all the world will be in love with night,
And pay no worship to the garish sun.”

Chấn Huy
Chấn Huy
3 năm trước

Ông là người đầu tiên và duy nhất ở Trái Đất được an nghỉ trên Mặt Trăng. Điều này thật sự xứng đáng với những đóng góp to lớn và tình yêu của ông dành cho nơi ấy và lĩnh vực khoa học

Minh Hằng
Minh Hằng
3 năm trước

Thông tin từ trang tưởng niệm cố nhà khoa học do Porco lập nên, tro cốt của Eugene được đặt trong một chiếc kén chất liệu polycarbonate. Nó được bọc bằng mảnh giấy bạc. Trên đó còn được khắc laser tên, ngày sinh, ngày mất của ông. Ngoài ra, chiếc kén còn có hình ảnh của sao chổi Hale – Bopp, hố thiên thạch ở Arizona và hai câu thơ trích từ tác phẩm bất hủ Romeo and Juliet.

418-16089974580561740351692.jpg
Thanh Nhàn
Thanh Nhàn
3 năm trước

Những cống hiến cho ngành khoa học vũ trụ ông đã được Tổng thống Mỹ Bush trao thưởng huân chương Khoa học quốc gia năm 1992.

Lộc Trần
Lộc Trần
3 năm trước

một bài viết thực mới vô cùng ý nghĩa, mong page tiếp tục ra thêm nhiều bài viết giới thiệu thêm nhiều người truyền cảm hứng như vậy ý nghĩa như

Mộc An
Mộc An
3 năm trước

“Mỗi khi nhìn lên Mặt trăng, chúng tôi biết rằng Gene đang ở đó.” Thật sự khi đọc câu này rất cảm động luôn. Cảm động vì những gì ông cống hiến và cảm động vì giấc mơ của ông hoàn thành

Hồng Vỹ
Hồng Vỹ
3 năm trước

Một nhà khoa học viễn đại. Thật vui vì giấc mơ của ông thành hiện thực dù có hơi muộn

Hiền Ni
Hiền Ni
3 năm trước

Ngày 31/7/1999, Eugene Shoemaker chính thức trở thành “cư dân” đầu tiên; duy nhất và mãi mãi trên cung trăng khi NASA cho hủy con tàu mang tro cốt của ông ngay trên bề mặt hành tinh này.

Trần Cẩm Thành
Trần Cẩm Thành
3 năm trước

Thay vì được đưa tro cốt về miền đất quê hương, các đồng nghiệp ông đã vinh danh những thành tựu của ông bằng việc đưa những gì còn sót lại của ông bay khắp chốn ngân hà.

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Người tài luôn được mn đền đáp đúng công sức của họ

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Cảm ơn bài viết bổ ích của tác giả, giờ mik mới biết thêm được câu chuyện độc đáo này

Karry
Karry
3 năm trước

Phải mất hơn 1 năm rưỡi, con tàu chứa tro cốt của Shoemaker mới tới “nơi an nghỉ cuối cùng” của ông – bên kia vũ trụ.

Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Điều này quả thật rất xứng đáng với những đóng góp to lớn và tình yêu của ông dành cho nơi ấy.

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Bằng tình yêu đam mê và nhiệt huyết vô cùng, ông đã để lại cho nền thiên văn học vô số đóng góp cực kì to lớn

An Chi
An Chi
3 năm trước

Cho dù là bằng cách gì thì ông cũng đã cố gắng để hòn thành mục tiêu của mình. Thật đáng ngưỡng mộ.

Nhung Huyền
Nhung Huyền
3 năm trước

Eugene Shoemaker có những người bạn thật tuyệt vời.

Yên Đường
Yên Đường
3 năm trước

Dành cả đời mình để sống và cống hiến cho khoa học đến khi mất đi vẫn là một phần của khoa học. Một câu truyện mang rất nhiều nguồn cảm hững cho người trẻ phấn đấu theo đuổi đam mê của mình.