Chắc hẳn khi đọc tiêu đề “Trở thành người không thể thay thế”, khá nhiều độc giả tò mò rằng ai có sức ảnh hưởng lớn đến như thế. Bài viết này tôi sẽ tập trung nêu lên những sự thật xoay quanh vấn đề trên trong phạm vi tổ chức.
Chúng ta được tận mắt chứng kiến những trận chiến do các nhà làm phim dựng lên. Hình ảnh của một vị tướng oai phong, lẫm liệt dẫn đầu một đoàn quân lính chinh chiến khắp nơi. Nhưng khi vị tướng ấy ngã xuống, tất cả quân lính điều hoảng sợ, chạy toát cả lên, như bầy ông vỡ tổ. Tại sao vậy?
Chủ tướng cầm quân lập không ít chiến công, phá tan bao nhiêu trận địa vậy mà khi ngài tử trận không một ai đủ dũng khí chiến đấu mà bỏ chạy. Vậy động cơ chiến đấu của quân lính đâu phải vì sự nghiệp của chủ công, họ chiến đấu vì được bên một vị tướng tài, hưởng tiếng thơm. Một khi chủ tướng ngã xuống thì họ mất phương hướng, sợ hãi và bỏ chạy thay vì tiếp tục chiến đấu.
Tại chốn công sở, bạn sẽ bắt gặp những “người không thể thay thế” ở các cấp lãnh đạo. Họ có niềm tin rằng họ luôn quan trọng, thiếu họ mọi việc sẽ rối tung lên, việc gì cũng phải đến tay. Họ có thể là người rất tài giỏi. Tuy nhiên, một tổ chức vĩ đại trường tồn không theo đuổi hình mẫu như thế.
Vậy một tổ chức vĩ đại trường tồn theo đuổi hình mẫu lãnh đạo như thế nào? Lý do vì đâu?
Trong quyển: “XÂY DỰNG ĐỂ TRƯỜNG TỒN” của Jim Collins thể hiện rõ hai hình ảnh lãnh đạo của các công ty so sánh và công ty vĩ đại trường tồn. Đó chính là người báo giờ và người tạo ra đồng hồ.
“NGƯỜI BÁO GIỜ” là một người được thiên phú cho khả năng nhìn lên bầu trời và biết chính xác bây giờ là mấy giờ vào thời điểm chưa ai có đồng hồ. Chỉ duy nhất anh ta có khả năng đó và lúc nào cần biết bây giờ là mấy giờ thì luôn phải gặp anh ta. Tượng trưng cho hình ảnh lãnh đạo đề cao cái tôi, thiếu khiêm tốn, là ngôi sao sáng giá trong tổ chức được mọi người kính trọng, kể cả e dè.
Ngược lại, “NGƯỜI TẠO RA ĐỒNG HỒ” nếu có thiên phú trên, anh ta sẽ chế tạo ra một chiếc đồng hồ, hoạt động tốt để khi không cần đến sự có mặt của anh ta người khác cũng có thể biết bây giờ là mấy giờ. Đại diện cho nhà lãnh đạo tập trung vào phát triển tổ chức bền vững, đặt lợi ích tổ chức và xây dựng đội ngũ kế cận là lựa chọn ưu tiên thay vì hình ảnh cá nhân họ. Họ nhận thức rõ con người sẽ chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, sẽ đến lúc họ phải rời đi và tổ chức thì vẫn còn đó.
Xem thêm: Sự chuyển hướng công việc từ nhân viên lên quản lý
Nhưng tại các công ty vĩ đại thì sao? Họ không cần một nhà lãnh đạo vĩ đại hay một ý tưởng vĩ đại, xuất chúng để khởi động công ty và tiến đến vĩ đại. Họ đơn giản chỉ tuyển những người phù hợp lên chuyến xe và thiết lặp một môi trường làm việc, văn hóa công ty để những người phù hợp có thể kết nối và theo đuổi “giá trị cốt lõi’ và “sứ mệnh” của tổ chức.
Để trở thành một công ty vĩ đại trường tồn, công ty phải luôn cải tiến cập nhật và không bao giờ hài lòng với kết quả đạt được theo thời gian. Câu chuyện một, hai năm có vẻ còn khả thi nhưng để đạt đến sự hưng thịnh đến mười năm, hai mươi năm chúng ta cần một yếu tố nữa. Đó chính là ý thức xây dựng đội ngũ kế cận, thực hiện công việc mà không cần đến sự có mặt của bạn.
Như chính câu chuyện của Steven Jobs với Apple, với những đóng góp lịch sử, không những cho chính công ty mà cho cả nhân loại như vậy. Nhưng khi ông qua đời vào ngày 05/10/2011 đến nay, Apple vẫn hoạt động tốt và liên tục cải tiến sản phẩm dù không còn một người tuyệt vời như ông đồng hành.
Cá nhân sẽ không thể trường tồn theo thời gian nhưng tổ chức thì ngược lại. Cá nhân chịu tác động rất nhiều bởi sức khỏe, tuổi tác, các vắn đề xã hội,… Đến một lúc cá nhân phải chuyển giao vị trí, công việc của bạn cho một cá nhân khác. Tổ chức sẽ trường tồn nếu thế hệ tiếp nối kế thừa từ những thế hệ đi trước và ứng biến linh hoạt với nhưng thay đổi của xã hội.
Nói tới đây, hẳn nhiều đọc giả đã nhận ra, để trở thành “một người không thể thay thế” là khó có khả năng xảy ra. Dù là một công ty đơn giản đi nữa họ cũng sẽ không để yên khi quy trình hoạt động của tổ chức gặp sự cố vì sự thiếu vắng của ai đó. Lẽ thường, họ buộc phải chuẩn bị phương án thay thế.
Tất nhiên, mỗi một cá nhân trong tổ chức đều có một công việc vai trò riêng nhưng mọi công việc sẽ có tính kết nối để hoàn thành một mục tiêu cụ thể nào đó. Công việc của bạn sẽ quan trọng nhưng không đồng nghĩa không ai có thể làm việc đó thay bạn. Rất nhiều những nhân sự có thể thay thế, thậm chí năng lực cao hơn.
Sẽ có khó khăn trong quá trình thay thế và ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả công việc. Nhưng về lâu dài mọi thứ đâu lại và đấy, phải chăng hình ảnh chúng ta nên trở thành là “người có nhiều giá trị” cho tổ chức.
Xem thêm:
==> Một lăng kính về sự khiêm nhường
==> THAY ĐỔI TƯ DUY – LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ