Điều gì đã tạo nên căn tính nhị nguyên của con người Nhật Bản? Điều gì đã tích hợp được chất linh thánh với tinh thần thế tục; giữa những giá trị thiêng với sức mạnh của chủ nghĩa vô thần; giữa chất sắt đá của chủ nghĩa toàn trị với tinh thần dân chủ và khai phóng? Cho đến nay, các nhà Nhật Bản học dường như vẫn chưa giải mã được chiếc cầu nối giữa Thiên giới và Nhân gian ấy trong người dân Nhật Bản.
Mạn phép nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh. Tạm hoán chuyển mùa Xuân của thi nhân sang mùa thu xứ Mặt trời mọc:
“Lẵng Thu
Bờ giũ trái Thu sa…”.
Những ấn tượng ấy sẽ thay đổi khi bạn đến đây với vị trí, vai trò khác nhau. Ví dụ bạn là một khách du lịch, bạn sẽ cảm thấy đây là một nước có văn hóa ứng xử rất cao nhưng cuộc sống của họ thật vội vã,… Nhưng dù có là vai trò gì đi nữa; cũng là cơ hội tìm hiểu về cội nguồn và sức mạnh của chủ nghĩa ái quốc Nhật Bản. Chứng kiến được trách nhiệm công dân của giới trí thức và cuối cùng là để cảm nhận được động lực đằng sau những quyết định vào các bước ngoặt lịch sử của nước Nhật chính là lợi ích quốc gia.
Thật khó mà kể hết những ấn tượng của ta khi đặt chân đến đây. Có rất nhiều ý kiến về những ấn tượng đối với xứ sở hoa anh đào, đặc biệt là “Người Nhật và căn tính “nhị nguyên”” của TS. Đinh Hoàng Thắng.
Ông từng viết về ba ấn tượng của mình đối với nước Nhật, dưới đôi mắt và cảm nhận của một nhà chính trị. Đó là chủ nghĩa ái quốc với tinh thần tự tôn dân tộc cao, luôn thực hiện tốt trách nhiệm của một người công dân và đặt quyền lợi dân tộc lên hàng đầu.
Cá nhân tôi cũng có sự đồng tình với những ấn tượng ấy.
Chủ nghĩa ái quốc
Thứ nhất, tôi nhận thấy: Với một quốc gia ít điều kiện thuận lợi như vậy thì dựa vào nhau chính là động lực vươn lên. Trong mọi trường hợp gây ảnh hưởng tới đất nước, mọi người xung quanh vẫn lấy lợi ích chung làm trọng.
Và bao đời trước, thần dân Nhật Bản luôn tự xem mình có những chất liệu đặc biệt để chế tác thành một khối đồng nhất và gắn kết xung quanh các vị hoàng đế. Khác với các nhà nước toàn trị trên thế giới. Ở Nhật, quyền lực tối thượng của hoàng đế từng được minh định qua hàng ngàn năm nên nó không có nhu cầu xác lập tính chính danh.
Nhưng chủ nghĩa toàn trị ấy làm sao tồn tại được trong cùng một thế giới quan; “hài hòa” giữa giữa thần dân với hoàng đế. Mặc dù có những thời điểm nhất định, vua chỉ giữ vai trò biểu tượng. Nhưng người Nhật vẫn dành một sự sùng bái khó cắt nghĩa đối với các vị này.
Vì trên thực tế, nếu bạn đóng góp cho đất nước của mình để nó phát triển và giàu có hơn; thì bạn cũng sẽ nhận được phần đáp ứng tương xứng với những gì mình bỏ ra. Chủ nghĩa yêu nước và đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu chính là mũi tên hai chiều cho và nhận giữa đất nước và con người. Đây chính là một trong những điểm ấn tượng nổi bật của Nhật Bản.
Trẻ em nơi đây đã được dạy bảo điều đó ngay từ tấm bé. Chúng được dạy cách phối hợp với nhau để làm việc tập thể và không làm việc một mình. Trích một vài lời dạy như sau “Lỗi của một người cũng là lỗi của mọi người”; “Phải biết hy sinh gạt bỏ quan điểm cá nhân để theo đuổi mục tiêu chung của tập thể”,…
Chủ nghĩa ái quốc Nhật Bản còn sống nhờ vào các huyền thoại và ẩn dụ, nhằm biến người Nhật thành dân tộc kiên định và có lòng trung thành nổi tiếng. Đến cả súc vật xứ này cũng có chỗ trong đền thờ để tôn vinh lòng trung thành.
Kẻ sĩ trước thời cuộc
Đồng thời lòng tự tôn dân tộc cao cũng góp phần không nhỏ làm nên một Nhật Bản hôm nay. Lòng tự tôn của người Nhật gần như đã ăn sâu vào tiềm thức từ những ngày xa xưa đến nay. Không cần nhìn đâu xa, ví dụ điển hình cho lòng tự tôn ấy chính là những gian hàng không người bán, không hề có camera nhưng vẫn không có trộm cướp,…
Và trên hết những điều đó, mỗi người Nhật đều tự có ý thức về trách nhiệm công dân của bản thân. Như T.S Đinh Hoàng Thắng đã đề cập: ”Theo thống kê của Ban tổ chức. Đại hội đã ghi nhận 11.321 con người từ khắp mọi vùng miền đất nước về tề tựu đông đủ tại Nippon Budokan, Tokyo vào cái buổi chiều lịch sử ấy (14:00, thứ ba, ngày 10-11-2015).
Trong khi 10.000 là con số dự kiến ban đầu mà các đoàn thể dân sự muốn huy động số người tham gia cuộc mit-tinh do Đại hội quốc dân xây dựng Hiến pháp Nhật tổ chức.
Tổng Thư ký “Hội những người ủng hộ thay đổi Hiến pháp” Fumihiro Uchida nói với tôi: “Ở Nhật Bản; chúng tôi không coi là trí thức; nếu trước những vấn đề nóng bỏng của đất nước; trước những âm mưu và hành động nguy hại đến lợi ích cộng đồng; đến an ninh quốc gia mà anh làm ngơ. Nhất là những an nguy ấy lại đến từ ngoại bang. Vô hình chung; như vậy tức là anh đã tiếp tay cho cái xấu, cái ác; nên không thể nào coi anh là người lương thiện; chứ đừng nói đến danh hiệu người trí thức hay quốc sĩ”.
Chính vai trò “đầu tàu phản biện” của các trí thức và kẻ sĩ; của một số đại biểu quốc hội từ cả hai viện. Thông qua các đoàn thể dân sự trong cả nước; đã huy động được đông đảo số người tham gia nói trên”; giáo sư Đại học Kyorin Tadae Takubo giải thích thêm.
Lợi ích quốc gia là tối thượng
Tinh thần samurai vang bóng một thời; đức xả thân vì lý tưởng; và tính kỷ luật cao của tầng lớp tinh hoa này từng trở thành đạo lý cho cả dân tộc noi theo. Đấy còn là nơi khởi đầu của chế độ Mạc phủ kéo dài suốt 700 năm. Ấy vậy mà khi đại bác Anh, Mỹ từ các “hắc thuyền” gầm rú trên cảng Edo (Tokyo, tháng 7-1853). Người Nhật, từ quốc dân đến vua quan, ngay lập tức “bừng tỉnh”.
Họ không khư khư bám giữ lấy quyền lực của bản thân và phe nhóm, chỉ để chăm lo riêng cho những “bộ lông” của mình được óng mượt. Họ quyết liệt vứt bỏ mọi níu kéo của quá khứ; dâng nước Nhật của võ sĩ đạo cho một thế hệ mới biết tìm mọi cách đưa đất nước đi trên con đường dân chủ hóa và hiện đại hóa.
Cũng với tinh thần quyết liệt như vậy. Nước Nhật sau thế chiến thứ hai đã ngay lập tức kết bạn đồng minh với cựu thù để tìm mọi cách trỗi dậy từ tàn tro của chiến tranh; vươn lên thành một cường quốc. Dường như ở mỗi khúc quanh của lịch sử ấy, giới lãnh đạo và tinh hoa xứ này bao giờ cũng hành động vì chính lợi ích của đất nước. Với họ, quyền lợi quốc gia – dân tộc là tối thượng. Còn chính thể, đảng phải chính trị chỉ là nhất thời.
Ai trong chúng ta cũng biết, Nhật phải gánh chịu rất nhiều thiên tai. Trong những thảm họa kinh thiên động địa ấy, văn hóa Nhật Bản lại một lần nữa hấp dẫn toàn thế giới. Quy mô sức mạnh tinh thần tiềm ẩn, những giá trị đạo đức, tinh hoa của dân tộc được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử trong cơn nguy biến ấy đã tỏa sáng rực rỡ.
Một lần nữa, người Nhật lại chinh phục thế giới bằng chính “sức mạnh mềm” từ những giá trị chiều sâu văn hóa và phẩm giá dân tộc của họ. Sức mạnh tinh thần ấy của người Nhật như một giá trị trường tồn. Cho đến nay, vẫn luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn hóa. Phải chăng ở đây, cái không gian – thời gian đa chiều kích cùng chồng lấn lên các thang giá trị siêu – thực đã làm nên căn tính “nhị nguyên” có một không hai của người Nhật.
Cũng nhờ có sự giao đãi trước đây với nhà văn Hoàng Quốc Hải. Nên khi các bạn Nhật trao đổi về “thang giá trị Việt”; và kẻ sĩ Việt Nam trước thời cuộc trong lịch sử, TS. Đinh Thắng đã giới thiệu hai bộ tiểu thuyết dày hơn 6500 trang về đời Lý-Trần; như là hai thời đại huy hoàng của Việt tộc. Đấy là những triều đại cũng đã biết đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu; đặt niềm tin vào người dân; khiến cho kẻ sĩ biết tự trọng và kẻ sĩ đã đồng hành với dân tộc để hòa giải; bắt tay xây dựng và bảo vệ đất nước.
Cuộc trao đổi với các thành viên trong Hội nghiên cứu về Phan Bội Châu đã sôi nổi đề cập tới tình bạn giữa Nguyễn Trường Tộ với Ito Hirobumi. (người sau đó trở thành Thủ tướng nước Nhật).
Nhắc lại các cuộc tiếp xúc giữa Phan Bội Châu với Phan Châu Trinh. Để cùng nhau học hỏi từ công cuộc Duy Tân của Nhật Bản thời bấy giờ. Trong số các sĩ phu đương thời. Hai cụ là người thấy rõ nhất những nhược điểm của xã hội và con người Việt Nam. Các cụ chủ trương phải thay đổi tận gốc rễ bằng cách nâng cao dân trí, dân khí và dân sinh; tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây; từ bỏ Nho giáo chính thống vốn đã ăn sâu vào đầu óc dân ta; quan ta; vua ta hàng nghìn năm nay.
Tiếc thay, “đất vàng một nắm, giấc mộng ngàn thu, sự nghiệp anh hùng, ngày nay hết cuộc”. Đúng như lời điếu của cụ Huỳnh Thúc Kháng “khóc” cụ Phan Châu Trinh.
Chỉ mới thế thôi mà bản thân tôi đã cảm thấy thật ngưỡng mộ Nhật Bản. Họ rất đáng ngưỡng mộ từ nền giáo dục đến chính trị. Dù là kinh tế hay văn hóa họ đều hoàn thành xuất sắc và là một đối tượng để học tập; hợp tác rất tuyệt vời. Nhưng mà ông bà ta cũng đã khẳng định rất nhiều lần: Việc gì người làm được ta cũng làm được.
Chính vì thế nước Việt Nam ta rồi sẽ có một ngày có thể tự hào bước đi sánh ngang với các nước khác trên thế giới. Ngày đó sẽ không xa đối với bạn và tôi; cũng như với mọi người nếu chúng ta cố gắng nỗ lực hành động vì tương lai ấy. Hãy hành động vì đất nước, có trách nhiệm tốt với đất nước. Đừng chỉ cho đất nước những lời nói bóng bẩy không thiết thực.
Trần Thị Minh Anh quan điểm theo bài nghiên cứu: NGƯỜI NHẬT VÀ CĂN TÍNH “NHỊ NGUYÊN” của TS. Đinh Hoàng Thắng.
Xem thêm:
- QUỐC TỰ – Câu chuyện và nét vẽ của người Việt
- Hán tự tiếng Nhật: niềm đam mê con chữ
- TINH HOA “VÕ THUẬT” NHẬT BẢN
- Bí quyết ăn uống dinh dưỡng của người Nhật.
- CỤ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ – SỰ TRĂN TRỞ ĐẾN DAY DỨT VỚI KHÁT VỌNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CHƯA THÀNH. (PHẦN 1)
Về cơ bản, thuyết này cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn tồn tại theo cặp. Ví dụ: có thánh thiện thì phải có tàn ác, có thần tiên thì nhất định có quỷ dữ, có lên ắt có xuống, vui – buồn, sinh – tử không thể tách rời nhau, v.v…Đây cũng là nghĩa gốc của từ “duality” trong tiếng Anh.
Về khởi điểm, Thuyết Nhị Nguyên đã được các triết gia từ thời cổ đại đề cập đến, cụ thể là Lão Tử tại Trung Quốc & Heraclitus tại Hy Lạp. Thuyết này được thể hiện rõ ràng qua biểu tượng Âm Dương trong Đạo Giáo của Lão Tử: có âm (đen) tất phải có dương (trắng), và trong âm có dương, trong dương có âm – 2 thái cực này không thể bị tách rời.
Từ bài học của người Nhật, mình lại nhớ đến vụ ông Đinh La Thăng. Sự nhị nguyên ngày càng thể hiện một cách phổ biến trong cách tiếp cận thông tin và làm báo của nhiều nhà báo hiện nay.
Hạn chế lớn nhất trong các học thuyết nhị nguyên của các nhà triết học là sự không thể khẳng định vật chất có trước hay ý thức có trước, là người đã đứng giữa ranh giới của chủ nghĩa duy vật và duy tâm. Họ muốn dung hòa hai trường phái trên để dẫn đến một trường phái duy nhất đó là cùng tồn tại. Quan điểm của họ đa phần là hoài nghi vì thế mà khi giải quyết tiếp mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học họ đã rơi vào thuyết bất khả tri và dần dần triết học của họ chuyển sang duy tâm
Bài viết thật sự cặn kẽ, thú vị
Rating 5 sao ủng hộ tác giả
Bài viết rất hay và ý nghĩa cảm ơn những chia sẻ bổ ích của tác giả
Nhật bản luôn tạo ra kỳ tích và thành tựu đáng vượt trội
Nhưng điểm quan trọng trong thuyết nhị nguyên đã dung hòa được sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Đây qua thật là bài viết đáng suy ngẫm
“Nhật Bản dù là kinh tế hay văn hóa họ đều hoàn thành xuất sắc và là một đối tượng để học tập; hợp tác rất tuyệt vời. Nhưng mà ông bà ta cũng đã khẳng định rất nhiều lần: Việc gì người làm được ta cũng làm được” cảm thấy kính phục trước tinh thần kiên cường của quốc gia này
Hay lắm ạ