I. ĐỒNG TIỀN THỜI NHÀ LÝ (1009-1225)

Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời Lý Thái Tổ. Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền kim loại.

Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Tiền do triều đình nhà Lý đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa. Nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước.

Các đồng tiền nhà Lý qua các đời vua gồm có:

  • THUẬN THIÊN ĐẠI BẢO (Lý Thái Tổ)
  • MINH ĐẠO NGUYÊN BẢO (Lý Thái Tông)
  • THIÊN PHÙ NGUYÊN BẢO (Lý Nhân Tông)
  • THIÊN CẢM NGUYÊN BẢO (Lý Anh Tông)
  • Ngoài ra, còn có Càn Phù Nguyên Bảo (Lý Thái Tông) và Thiên Tư Nguyên Bảo (Lý Anh Tông), Trị Bình Nguyên Bảo, Đạt Định Thông Bảo, Thiên Thuận Thông Bảo, Chính Long Nguyên Bảo, Hàm Bình Thông Bảo.
II. TIỀN TỆ NHÀ TRẦN (1225-1400)
nguồn gốc đồng tiền Việt Nam

Các loại tiền do nhà Trần phát hành bao gồm:

  • NGUYÊN PHONG THÔNG BẢO (Trần Thái Tông)
  • KHAI THÁI MINH BẢO (Trần Minh Tông)
  • THIỆU PHONG BÌNH BẢO, THIỆU PHONG NGUYÊN BẢO, ĐẠI TRỊ THÔNG BẢO (Trần Dụ Tông)

Thời kỳ này cũng đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của tiền giấy năm 1396: Đồng tiền NGUYÊN PHONG THÔNG BẢO – Bảo tàng Ninh Bình

III. ĐỒNG TIỀN NHÀ HỒ (1400 – 1407)

Tuy phát hành tiền giấy Thông Bảo Hội Sao và đổi,thu hồi tiền kim loại về, song Hồ Quý Ly cũng cho phát hành một lượng nhất định tiền kim loại mang niên hiệu Thánh Nguyên (1400-1401). Khảo cổ học đã phát hiện được ở Việt Nam nhiều đồng tiền kim loại Thánh Nguyên Thông Bảo.

Tiền kim loại Thánh Nguyên Thông Bảo có hình tròn, lỗ vuông, kích thước nhỏ (đường kính từ 19 đến 20 mm), mỏng. Mặt trước có bốn chữ Thái Nguyên Thông Bảo đọc chéo từ trên xuống và từ phải qua trái, gờ viền mép và lỗ rõ ràng. Nhưng mặt sau lại để trơn và không có gờ và viền mép hay lỗ.

Một trong các mục đích phát hành tiền kim loại Thánh Nguyên Thông Bảo là để quảng bá niên hiệu Thánh Nguyên của vua triều đại mới.

nguồn gốc đồng tiền Việt Nam
IV.TIỀN TỆ THỜI HẬU LÊ (1427-1789)

Đây là triều đại cho phát hành nhiều loại tiền nhất trong lịch sử với hơn 20 loại khác nhau, bao gồm:

  • THIỀU BÌNH THÔNG BẢO, ĐẠI BÌNH THÔNG BẢO (Lê Thái Tông)
  • THÁI HÒA THÔNG BẢO, DIÊN NINH THÔNG BẢO (Lê Nhân Tông)
  • THIÊN HƯNG THÔNG BẢO (Lê Nghi Dân)
  • QUẢNG THUẬN THÔNG BẢO, HỒNG ĐỨC THÔNG BẢO (Lê Thánh Tông)
  • CẢNH THỐNG THÔNG BẢO (Lê Hiền Tông)
  • ĐOAN KHÁNH THÔNG BẢO (Lê Uy Mục)
  • HỒNG THUẬN THÔNG BẢO (Lê Tương Dực)
  • QUANG THIỆU THÔNG BẢO (Lê Chiêu Thống)
  • THỐNG NGUYÊN THÔNG BẢO (Lê Cung Hoàng)
  • NGUYÊN HÒA THÔNG BẢO (Lê Trang Tông)
  • VĨNH THỌ THÔNG BẢO (Lê Thần Tông)
  • VĨNH TRỊ THÔNG BẢO, VĨNH TRỊ NGUYÊN BẢO, CHÍNH HÒA THÔNG BẢO (Lê Hy Tông)
  • TIỀN CẢNH HƯNG (Lê Hiển Tông). Loại tiền này có hơn 40 loại khác nhau trong đó CẢNH HƯNG THÔNG BẢO là phổ biến nhất
  • CHIÊU THỐNG THÔNG BẢO (Lê Mẫn Đế)

V. TIỀN TỆ THỜI NHÀ MẠC

nguồn gốc đồng tiền Việt Nam
Tiền tệ thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông trong thời Nam Bắc triều (1527-1592) trên lãnh thổ nước Đại Việt đương thời.
Thời kỳ này nước Đại Việt bị chia cắt thành hai vùng: Bắc Bộ do nhà Mạc quản lý, còn khu vực Bắc Trung Bộ do nhà Lê Trung Hưng quản lý.

Tiền tệ nhà Mạc gồm có:

  • MINH ĐỨC THÔNG BẢO, MINH ĐỨC NGUYÊN BẢO (Mạc Thái Tổ)
  • ĐẠI CHÍNH THÔNG BẢO (Mạc Thái Tông)
  • QUẢNG HÒA THÔNG BẢO (Mạc Hiến Tông)
    Ngoài ra còn có VĨNH ĐỊNH THÔNG BẢO, VĨNH ĐỊNH CHÍ BẢO (Mạc Tuyên Tông), CÀN THỐNG NGUYÊN BẢO (Mạc Kính Cung), AN PHÁP NGUYÊN BẢO (chưa rõ vua phát hành).

Tiền Tệ nhà Lê Trung Hưng gồm có:

  • NGUYÊN HÒA THÔNG BẢO (Lê Trang Tông)
  • Đồng tiền MINH ĐỨC THÔNG BẢO

VI. ĐỒNG TIỀN NHÀ NGUYỄN (1082 – 1945)

Từ thời Đồng Khánh, thực dân Pháp đã phát hành những đồng tiền Đông Dương gồm các loại như tiền giấy và tiền kim loại với nhiều mệnh giá được lưu thông rộng rãi hơn tiền do triều đình phát hành rất nhiều . Vì thế ta thấy được sức ảnh hưởng của thực dân Pháp vẫn còn khá nhiều. Tuy nhiên, các vị vua triều Nguyễn vẫn cho phát hành những đồng tiền riêng gồm:

GIA LONG THÔNG BẢO (1803)
MINH MẠNG THÔNG BẢO (1820)
THIỆU TRỊ THÔNG BẢO (chưa rõ)
TỰ ĐỨC THÔNG BẢO (chưa rõ)
TỰ ĐỨC BẢO SAO (1861)
KIẾN PHÚC THÔNG BẢO (1884)
HÀM NGHI THÔNG BẢO (chưa rõ)
ĐỒNG KHÁNH THÔNG BẢO (1886)
THÀNH THÁI THÔNG BẢO (1889)
DUY TÂN THÔNG BẢO (1907)
KHẢI ĐỊNH THÔNG BẢO (1916)
BẢO ĐẠI THÔNG BẢO (chưa rõ)

>> NGUỒN GỐC ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM (P1)

Phạm Thái Trân tổng hợp.

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận