Là một người quá đặc biệt với những doanh nhân lẫn chính trị gia. Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn (Viettel); là những chức vụ nổi trội mà mọi người thường biết đến mỗi khi nhắc đến ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Con đường hình thành triết lý kinh doanh Viettel.
Khi thuê một công ty nước ngoài làm thương hiệu, câu đầu tiên họ hỏi: “Triết lý kinh doanh của các ông là gì?” Ông nhớ khi đó đã rất khó chịu, nói rằng: “Tôi thuê các ông để làm việc đó các ông còn hỏi tôi?“. Vị chuyên gia kia liền “vặn” lại: “Các ông sinh ra Viettel thì phải có triết lý chứ, tôi phải hiểu triết lý của các ông thì mới xây dựng thương hiệu được!“.
Khi đó ông Hùng mới giật mình nhận ra rằng: Ồ! hóa ra câu chuyện thương hiệu Viettel là của mình chứ không phải của đối tác kia. Ông liền giải thích với đối tác: “Ngành viễn thông độc quyền nhiều năm nay, gần như không có khái niệm khách hàng mà chỉ có khái niệm thuê bao. Như vậy, muốn kinh doanh thành công thì phải nghĩ khác những Công ty viễn thông truyền thống kia. Có nghĩa phải làm ngược lại họ, phải coi mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt, một con người cụ thể, họ cần được lắng nghe và được phục vụ một cách riêng biệt. Họ không phải là một “thuê bao” mà là một con người!”. Sau khi nghe, vị đại diện kia liền nói: “Đó chính là triết lý kinh doanh của Viettel!“
Từ triết lý kinh doanh đến slogan và logo Viettel.
Kể từ đó, các thành phần của thương hiệu Viettel đi dần ra. Ví dụ câu slogan: “Hãy nói theo cách của bạn” có nghĩa muốn phục vụ khách hàng như một cá thể riêng biệt thì trước tiên mình phải hiểu họ; muốn hiểu họ thì phải để họ nói, nói theo cách nghĩ của họ; thì mới thể hiện được con người của họ. Vì vậy, chúng tôi luôn khuyến khích mọi người nói, để nghe và hiểu; rồi mới phục vụ khách hàng với một cách riêng biệt. Slogan đi ra từ triết lý đó.
Hay như chuyện làm logo của Viettel, với vòng tròn âm dương là sự cách điệu dấu ngoặc kép cũng nói lên sự tôn trọng khách hàng; bởi khi mình trích dẫn câu nói của ai, tôn trọng họ thì sẽ trích dẫn trong ngoặc kép.
“HÃY NÓI THEO CÁCH CỦA BẠN”
Phan Hoàng Thư tổng hợp.
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP
Dù thế nào thì Viettel vẫn là đế chế thịnh vượng ở Việt Nam
Nhìn bộ nhận diện thương hiệu của Viettel khá là xịn
Triết lý như thế nên hầu hết hoạt động của Viettel đều gắn với trách nhiệm xã hội.
Mình thấy những doanh nghiệp vĩ đại, phần triết lý được hình thành từ ngày đầu tiên bởi những người sáng lập và duy trì xuyên suốt trong thời gian dài. Nhiều công ty hiện nay thường có khuynh hướng thuê CEO ngoài để làm điều đó, chứ chưa định hình ngay từ đầu.
Mình nghĩ triết lý doanh nghiệp nào cũng chứa sứ mệnh, giá trị cốt lõi và phương thức hoạt động, đúng không nhỉ?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngầu thật sự!
Mình cảm nhận được giá trị cốt lõi của Viettel, “trưởng thành qua những thách thức và thất bại”. Nếu có hai lựa chọn: một khó, một dễ thì bao giờ họ cũng sẽ chọn việc khó để làm, việc khó mà làm sẽ trăn trở, suy nghĩ nhiều hơn và khi làm được sẽ nâng mình lên một tầm cao hơn.
Mình có được bài học từ ông là cơ bản con người trưởng thành qua thất bại, vấp váp, trải nghiệm, nếu như một tổ chức cho mọi người thoải mái làm việc theo ý thích, cho phép sai và sửa thì tổ chức đó sẽ trưởng thành rất nhanh.
“Các ông sinh ra Viettel thì phải có triết lý chứ, tôi phải hiểu triết lý của các ông thì mới xây dựng thương hiệu được!“. Câu nói rất đúng
“HÃY NÓI THEO CÁCH CỦA BẠN” – Viettel. Slogan mình cực kì ấn tượng và dễ nhớ
Bài viết cô đọng, đầy đủ, gọn nhẹ dễ tiếp thu, mình rất thích
Bài viết đầy đủ thông tin cần thiết, ủng hộ tác giả, vote 5 sao
Có vẻ hiện tại Viettel đã nâng cấp triết lí
Triết lý thương hiệu: “Diversity – Cộng hưởng để tạo sự khác biệt “Kế thừa giá trị phục vụ mỗi khách hàng theo một cách riêng, triết lý “cộng hưởng” không chỉ củng cố tinh thần cá thể hóa theo nhu cầu và trải nghiệm mà còn nâng tầm thông điệp ấp với lớp nghĩa sâu hơn: Thúc đẩy sự hòa hợp và hội tụ sự cộng hưởng là điều kiện tiên quyết giúp mở thêm những cơ hội mới và khẳng định vị thế của thương hiệu Viettel: Hiện đại, đa dạng và quy mô, mang trọng trách quốc gia cùng tầm nhìn quốc tế.
Mình rất thích phong cách của ông Nguyễn Mạnh Hùng, rất chí khí, có tầm nhìn đúng đắn và lãnh đạo dẫn đường đúng tốt
Nhắc đén vittel mình rất thích khái niệm mới của logo vitettel khi mới đổi gần đây nhất
Mình xài mạng Viettel nên rất cần bài viết như thế này để hiểu hơn về di động mạng mình đang xài. Cảm ơn tác giả
Là những lớp người đầu tiên “sinh” ra Viettel, công ty ông xem Viettel giống như đứa con tinh thần nên đương nhiên yêu quý. Vì thế, để truyền cho lớp sau nhiệt huyết này, phải luôn tạo ra những công việc mới, những sáng tạo mới
“Con người vĩ đại vì được làm những việc vĩ đại chứ bản thân không phải là người vĩ đại. Những thách thức vĩ đại sẽ tạo nên những con người vĩ đại“. Một câu quote chất lừ đến từ Viettel
Mình xài mạng Mobile nhưng mình lại rất thích tư duy kinh doanh và triết lý của bên Viettel.
ông Hùng là một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhiều người và những mục tiêu tưởng chừng như không tưởng, Viettel đã đạt được cũng có công không nhỏ từ sự thúc đẩy của người đứng đầu.
Viettel đã rất thành công trong bộ nhận diện thương hiệu, từ logo cho đến slogan của mình
“Ở Viettel, không ai là số 0” là một phát biểu nổi tiếng của ông Hùng tại tập đoàn này khi mà cô tạp vụ, anh đầu bếp hay lái xe đều được tạo không gian để sáng tạo và làm việc của mình theo một cách khác. Đó cũng là lý do mà nhân viên văn phòng trên tập đoàn này được học rất nhiều kiến thức về pha trà, làm các món ăn… cùng nhiều kỹ năng khác để làm việc của mình theo cách riêng.
Từ câu nói của ông đã tạo nên bộ nhận dạng thương hiệu rất thành công cho Viettel, ông có công không nhỏ để Viettel thành công như hôm nay
Một người rất giỏi, một người dẫn đầu tuyệt vời
Từ lĩnh vực kinh doanh đến chính trị ông đều rất giỏi, mình rất ngưỡng mộ. Viettel cũng là thương hiệu có vị trí đặc biệt trong lòng người dân Việt
Mình vẫn nhớ như in câu nói đó, “Viettel hãy nói theo cách của bạn”
Ồ, thì ra câu chuyện về triết lý kinh doanh của viettel là như vậy
Cả về triết lý kinh doanh và chiến lược tiếp cận nông thông thật sáng suốt
Lần đầu biết đến ông Nguyễn Mạnh Tường cũng như những côn sức ông đã bỏ ra để phát triển Viettel như ngày hôm nay, cảm ông cũng như cảm ơn page về bài viết ý nghĩa
Bằng triết lý “Cho đi trước khi nhận lại” ông không những đưa Viettel lên tầm cao mới mà còn đem lại nhiều giá trị hữu ích cho xã hội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao nỗ lực vượt bậc của Viettel trong việc vươn lên trở thành doanh nghiệp dẫn dắt ngành viễn thông.Thủ tướng nói: “Viettel là một ví dụ điển hình của doanh nghiệp Nhà nước nếu có mục tiêu cao, khát vọng quốc gia, có cán bộ tốt, có cơ chế động lực tốt thì sẽ phát triển tốt. Đất nước cần nhiều Viettel hơn nữa. Chúng ta muốn thoát bẫy thu nhập trung bình thì phải phát triển công nghệ và Viettel là thí dụ điển hình khích lệ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam”.
Để có thể đo được thành công thì phải dựa và mức dộ cống hiến cho đất nước bao nhiêu chứ không nhấn thiết phải tập trung vào lời nhuận. Bởi húng ta luôn hướng đến sự bền cũng và trường tồn
Với vòng tròn âm dương là sự cách điệu dấu ngoặc kép cũng nói lên sự tôn trọng khách hàng; bởi khi mình trích dẫn câu nói của ai, tôn trọng họ thì sẽ trích dẫn trong ngoặc kép.
Mik cảm thấy rất tâm đắc với câu này. Bởi một dấu ngoặc kép cũng thể hiện lòng kính nể đáng kính đối với người khác ngay cả những chi tiết nhỏ. Thật sự rất nhân văn. Cảm ơn sự chia sẻ cảu tác giả
“Bây giờ người giỏi nhất có thể là người dốt nhất nếu nghĩ mình giỏi nhất mà không muốn tiếp thu ai. Người dốt thì đi khắp nơi trên thế giới để tìm ra ai là người giỏi nhất cái gì và tích hợp nó lại và vì thế trở thành người giỏi nhất. Đây là cách Viettel trở thành công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam”, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Nếu mà ra kinh doanh thì mik phải học hỏi và tìm hiểu về triết lý của ông
Ngành viễn thông độc quyền nhiều năm nay, gần như không có khái niệm khách hàng mà chỉ có khái niệm thuê bao. Nhờ nhận thức kịp thời đúng đắn mà Viettel đã thành một đế chế khó thay thế ở Việt Nam
“Hãy nói theo cách của bạn” có nghĩa muốn phục vụ khách hàng như một cá thể riêng biệt thì trước tiên mình phải hiểu họ; muốn hiểu họ thì phải để họ nói, nói theo cách nghĩ của họ; thì mới thể hiện được con người của họ.
“Các ông sinh ra Viettel thì phải có triết lý chứ, tôi phải hiểu triết lý của các ông thì mới xây dựng thương hiệu được!“. Mình chắc rằng có nhiều người cũng nhầm tưởng về vấn đề này. Bản thân mình phải hiểu thương hiệu mình nhất thì mới duy trì phát triển được
Đến bh thì không thể phủ định sự phát triển của Viettel nữa rồi. Dù viettel đổi logo và slogan nhưng thật sự mình thích logo xanh và slogan này nhất.
Tính đến bây giờ Công ty Cổ phần Đầu tư Toàn cầu Viettel (Viettel Global) xử lý tất cả các khoản đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia. Viettel đã phát triển thành công dịch vụ viễn thông tại ba châu lục là châu Á , châu Phi và châu Mỹ . Lần đầu tiên công ty kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động ở nước ngoài vào năm 2012, chủ yếu dựa vào lợi nhuận từ Campuchia và Lào và ghi nhận doanh thu 1,2 tỷ đô la từ các hoạt động nước ngoài vào năm 2014.
Viettel còn giúp đỡ cho cả những nước khó khăn như vùng châu phi nữa dù đất nước chưa quá phát triển nhưng tinh thần đấy rất đáng nể mà đúng không?