Nức tiếng tranh khôi đoạt giáp với 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia ở tuổi 22 (1932). Giáo sư – Luật sư Nguyễn Mạnh Tường [1909 -1997] là hình ảnh mẫu mực của người trí thức Việt Nam về lòng tự trọng và bảo toàn danh dự.
GS. Nguyễn Mạnh Tường danh dự của người trí thức
Trở lại thủ đô ánh sáng với kinh đô Ba-lê [Paris] một thuở, báo chí Pháp vẫn không ngớt lời tụng ca Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là “thiên tài sinh nhầm thế kỷ”. Khi đó, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã 80 tuổi (1989). Được gặp gỡ nhiều bạn trẻ, thấy ai cũng thao thức về quê hương, đất nước, ông vui mừng và an tâm.
Ông chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi được lòng yêu nước thôi thúc. Thế hệ ngày nay cũng được lòng yêu nước nuôi dưỡng. Chúng ta gặp gỡ trong tâm tình. Tôi chỉ xin cầu chúc các bạn: Hãy luôn sống đúng danh dự của người trí thức. Hãy vun trồng không nguôi lòng yêu nước và luôn nuôi dưỡng việc nghiên cứu và hướng nó về quê hương.
Một số học trò bên Pháp thấy ông đến già vẫn sống đạm bạc, đã ngỏ lời mời thầy ở lại nhưng ông từ chối; “Tôi là người trí thức Việt Nam, tôi có lòng tự trọng của mình. Tôi không thể vì miếng cơm, manh áo mà bỏ đất nước nghèo mà ra đi”.
Lòng tự trọng của người trí thức
Năm 1989 nhân dịp thọ 80 tuổi, cụ Nguyễn Mạnh Tường sang Paris theo lời mời của bạn bè Việt Nam và Pháp đi du lịch sang thăm lại nước Pháp …
Hồi ký của luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết về thời gian này:
“Các bạn bè Việt – Pháp ở đây đã dành cho tôi một sự tiếp đón thật xúc động. Sau 60 năm xa cách, tôi mới được thấy lại đất nước mà tôi đã được sống và học tập trong nhiều năm, đồng thời nhận được sự tiếp đón tế nhị và ân cần chăm chút của những trái tim vàng. Cái ước nguyện ôm ấp từ nhiều năm nay bây giờ mới được thực hiện. Thế là mãn nguyện”.
Ông đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trên vô tuyến truyền hình ở hệ thống TF1 và hai buổi diễn thuyết. Một ở Clermont l’Hérault ở gần Montpellier.
“Sự kiện bất ngờ, không thể biết trước đã cuốn hút tôi và làm tôi xáo trộn cả đầu óc là các cuộc nổi dậy của quần chúng trong các nước Đông Âu. Nhiều nhà báo đã đến hỏi ý kiến của tôi về hậu quả của nó có thể xảy ra ở Việt Nam”.
Sau những ngày bên Pháp trở về, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã kể lại tại Câu lạc bộ Thời sự – Khoa học [53 Nguyễn Du – Hà Nội] cho những nhà trí thức và những học trò trong suốt 2 giờ đồng hồ về chuyến đi này.
Trong đó có cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên tờ Le Monde [một tờ nhật báo lớn ra buổi chiều ở Paris]. Nhà báo tập trung vào vấn đề chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và gắn với tình hình Việt Nam.
“Ngài thấy thế nào về cuộc khủng hoảng ở Đông Âu?”, phóng viên tờ Le Monde hỏi.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trả lời; “Tôi là một luật sư, quen bào chữa, chứ không phải một công tố viên, quen lên án. Hơn nữa, ngụ ngôn Pháp có câu; Cú đá của con lừa [le coup de pied de l’âne] để nói về những kẻ hèn hạ thừa cơ người khác gặp khó khăn mà lợi dụng. Các ông đừng ép tôi làm con lừa ngu ngốc ấy”.
Tại phiên toà xét xử ông cố vấn Vĩnh Thụy
Chiều ngày 21/8/2009, bà Vũ Bảo Tuyên con gái của cụ Vũ Đình Hòe [Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục trong Chính phủ Lâm thời tháng 8 năm 1945] nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp [từ tháng 3 năm 1946 đến năm 1960 khi Bộ Tư pháp giải thể] dẫn tôi đến nơi hai cụ đang cư trú thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Bậc công huân của đất nước vịn ghế bước ra, phong thái quắc thước, mái tóc bạc phơ phơ rung rung theo, thần thái tinh anh.
Tôi tới xin cụ kể cho một số kỷ niệm với GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh [1909 –2009]; người trí thức nổi danh trong nền giáo dục hai nước Việt-Pháp từ những năm ba mươi của thế kỷ XX. Là hàng cháu chắt, tôi giữ mãi ấn tượng về nụ cười hiền, tiếng nói vang và ấm của cụ Vũ Đình Hòe trong suốt câu chuyện.
Có lần cụ từng kể, luật sư Nguyễn Mạnh Tường từng bào chữa cho ông Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ [trước đó chính là vua Bảo Đại] tại Tòa án Quân sự. Sự việc này cụ thể ra sao ạ?
Ông Vĩnh Thụy được Chính phủ, được Cụ Hồ giao công tác tham gia đoàn đi sang Trung Quốc để gặp Trung ương Đảng Quốc Dân Trung Hoa Tưởng Giới Thạch. Nửa đường ông Vĩnh Thụy lợi dụng cơ hội tìm cách đi Hồng Kông, nửa đường không về nước, từ đấy liên hệ với phái viên của Pháp. Dần dà ông ấy chịu để Pháp lôi kéo đi ngược với đường lối đánh Pháp của dân ta, Chính phủ ta và Cụ Hồ.
Việc đưa ông Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ra xét xử trước Tòa án, Chính phủ ta phải cân nhắc nhiều. Tôi lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên cũng được họp trong phiên Chính phủ họp bàn về xử vụ ông Vĩnh Thụy đào nhiệm. Chính phủ quyết định giao cho Tòa án xét xử theo đúng pháp luật. Phải làm đàng hoàng đầy đủ thủ tục, có luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt.
Mấy tháng sau, Toà án quân khu III được thành lập do ông Lê Văn Chất làm Chánh án; ông Bùi Lâm làm Công cáo uỷ viên; một Hội thẩm chính trị là đại biểu quân đội; một Hội thẩm chuyên môn là ông Trần Đình Trúc Thẩm phán do Giám đốc Tư pháp khu III phái sang. Hai luật sư cùng bênh vực cho bị cáo Vĩnh Thụy là ông Đỗ Xuân Sảng và ông Nguyễn Mạnh Tường.
Bản cáo trạng buộc tội ông Vĩnh Thuỵ rất đanh thép. Sau khi đã thực thi đủ thủ tục pháp lý và bàn luận kỹ càng. Hội đồng xét xử đã ra phán quyết vắng mặt bị cáo; Tử hình đối với Nguyễn Vĩnh Thuỵ về tội phản quốc.
Chuyện xảy ra đã lâu, tôi chỉ còn cảm tưởng; Nói chung là ông Nguyễn Mạnh Tường đã làm đúng nhiệm vụ của người luật sư. Pháp luật của mình lúc ấy, cũng chưa được hoàn chỉnh. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đề nghị ghi vào bản án xử theo điều luật của nhiều nước trên thế giới là; Tử hình vắng mặt. Khi nào bắt lại được can phạm thì sẽ mở lại phiên toà chứ không được thi hành cái án đã tuyên trước đó. Tòa án cũng đồng ý. Vụ án ông Vĩnh Thụy được xét xử thận trọng, nghiêm minh. Được dư luận dân chúng, nhất là anh em trí thức hoan nghênh, ủng hộ.
“Bằng cách dốc toàn lực vào nghiên cứu, vào việc thực hiện những ý tưởng của mình, tôi đã hoàn toàn thỏa mãn về cuộc đời, vì mọi ước mơ của tôi đều đã thành đạt. Tôi mơ làm Giáo sư văn chương Tây thì tôi đã là Giáo sư. Tôi mơ trở thành Luật sư cãi những vụ nổi tiếng, tôi đã là Luật sư. Tôi mơ một cuộc sống thật gần gũi người dân, nghề giáo và trạng sư đã giúp tôi cảm thông và sống được những nỗi niềm của người dân bình dị. Tôi mong được nhiều người thương thì đâu đâu cũng gặp tình cảm thân thương. Việc tôi sang đây chứng tỏ hùng hồn tình cảm và sự giúp đỡ to lớn của các bạn trí thức dành cho tôi” (GS Nguyễn Mạnh Tường).
Phan Hoàng Thư sưu tầm
Xem thêm:
Cố GS. Trần Văn Khê: ‘Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt’
Thiền sư Khuông Việt – Vị quốc sư lừng danh đầu tiên của Việt Nam.
Ấn tượng thứ của mình về Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường là nét cá tính, mà suy cho cùng thường chỉ có ở những người giàu lòng tự tin và bản lĩnh. Ngoài ra còn hứng thú với cách tư duy của giáo sư theo duy lý của Descartes
Bản thân mình tin rằng, chúng ta khó có thể tìm nhà khoa học xã hội và nhân văn tài năng và ấn tượng như GS Nguyễn Mạnh Tường, ông chắc hẳn nằm trong số hiếm hoi
Ông là một người rất yêu nước, khi Tổ quốc cần là ông săn sàng.Khi đang tham dự một phiên tòa tại Hải Phòng, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngay lập tức ông gia nhập đoàn quân kháng chiến: lên chiến khu Việt Bắc, vào liên khu III và IV.
Không ít ý kiến về Nguyễn Mạnh Tường từ trước tới nay có khác nhau thế nào, và dù bản thân ông từng để lại những phát ngôn “gai góc khó nghe” (qua những trang viết đã và chưa được công bố), nhưng về mặt nhân cách, ông hoàn toàn là con người chân thành, trung thực và ngay thẳng.
Thì ra người trọng tri thức có những đặc tính tuyệt vời như vậy!
Sự đóng góp của giáo sư Nguyễn Mạnh Tường cho nền khoa học nước nhà với “kho tàng trí tuệ” của vị giáo sư hai bằng tiến sĩ lại “bị phân tán”, mở rộng sang quá nhiều lĩnh vực: văn chương và luật học, triết học và giáo dục, khảo cứu và sáng tác, biên soạn và dịch thuật…, nên rất khó đạt đến độ chuyên sâu.
Việt Nam có nhiều người có tài, có tâm , có tầm mà mình ít biết quá. Website này thật là xịn quá đi
“Tôi là người trí thức Việt Nam, tôi có lòng tự trọng của mình. Tôi không thể vì miếng cơm, manh áo mà bỏ đất nước nghèo mà ra đi” <3 Khí chất này không phải ai cũng có được
“Tôi là một luật sư, quen bào chữa, chứ không phải một công tố viên, quen lên án. Hơn nữa, ngụ ngôn Pháp có câu; Cú đá của con lừa [le coup de pied de l’âne] để nói về những kẻ hèn hạ thừa cơ người khác gặp khó khăn mà lợi dụng. Các ông đừng ép tôi làm con lừa ngu ngốc ấy”
Đọc mà cảm giác rất chi là thích ông, cách ông trả lời từng câu chữ rất sắc bén
Nguyễn Mạnh Tường đỗ hai bằng Tiến sĩ: ngày 28/5/1932 ông bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ Luật Khoa: “Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam. Tổng luận về luật nhà Lê”
“Luật sư có một cái đầu biết suy nghĩ và cái miệng biết nói lên lời, họ hiểu biết pháp lí, biết tranh luận và phê phán, có ý thức cao về nhân phẩm, về danh dự và trách nhiệm. Luật sư phải có cổ cứng để giữ cho khuôn mặt luôn ngẩng cao, có cái nhìn thẳng trước mặt, có con mắt quan sát và tâm trí thì phê phán. Họ luôn đứng thẳng hết chiều cao của tầm vóc mình và bao giờ cũng đứng về phía nhân dân.
Tôi nghĩ rằng có thể khẳng định nghề luật sư là tiêu chuẩn của một nền dân chủ. Ở nước nào mà tiêu chuẩn ấy đang tác động và nghề luật sư với đầy đủ tư cách chính thức được hoạt động thì ở đó nền dân chủ đã thắng lợi”
trong Hồi kí của mình, Nguyễn Mạnh Tường viết
Ông là một tri thức có tâm tầm và tài, đủ ý chí và năng lực để trao dồi và theo đuổi điều mình muốn, và một lòng yêu quê hương đất nước <3
Mình rất thích các bài viết của tác giả, ủng hộ vote 5 sao
“Tôi là người trí thức Việt Nam, tôi có lòng tự trọng của mình. Tôi không thể vì miếng cơm, manh áo mà bỏ đất nước nghèo mà ra đi”. Nghe câu này thấy xúc động thật sự
Giá mà nhiều người có tư tưởng thế này thì hiện tượng chảy máu chất xám có khi không còn nhức nhối. Ai cũng rời quê ra nước ngoài tìm điều kiện tốt hơn, mà quên đi chốn cũ thì ai sẽ phát triển nước nhà đây
Một lòng nồng nàn yêu nước
Vừa tài giỏi, đức độ lại yêu nước, thật sự rất kính phục Người!
“Tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền”. GS Nguyễn Mạnh Tường.
Respect ❤️
Một người trí thức tài giỏi, thật ngưỡng mộ
Một người tri thức luôn hướng về quê hương, thật đáng tự hào người con đất Việt.
Không những có tài, có tâm, có tầm mà ông còn có tình yêu nước nồng nàn
“Tôi là một luật sư, quen bào chữa, chứ không phải một công tố viên, quen lên án…” ông trả lời phỏng vấn rất khéo léo, xuất sắc. Hay quá!
Một người có ý chí, dốc hết sức theo đuổi các mục tiêu của mình, để rồi các mục tiêu ấy đều đã thực hiện được, thật đáng khâm phục.
Nhà biện lí đáng gờm là câu bình luận của chính người Pháp tại Hội nghị Đà Lạt (1946) về Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường cùng các đồng chí của ông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đảm bảo độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên mình được nghe về giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, cảm ơn page về bài viết ý nghĩa
“Hãy luôn sống đúng danh dự của người trí thức. Hãy vun trồng không nguôi lòng yêu nước và luôn nuôi dưỡng việc nghiên cứu và hướng nó về quê hương.“
Thật khâm phục một người đầy bản lĩnh như ông. Vừa có tài có tâm đầy bản lĩnh.
Nguyễn Mạnh Tường là một nhà tri thức tài ba, một nhà hoạt động xã hội tâm huyết, bản lĩnh và một công dân yêu nước.
“Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước.” GS. Nguyễn Mạnh Tường
Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Giáo sư, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường – Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam”
Một bài viết chia sẻ đầy quý giá của tác giả. Mãi ủng hộ website. Website có rất nhiều bài chia sẻ rất hay và cho nhiều bài học.
Ông là bức chân dung chân thực về hình ảnh mẫu mực của người trí thức Việt Nam được thể hiện rõ nét qua lòng tự trọng và bảo toàn danh dự một cách thuần khiết
Chúng ta có thể học hỏi ông rất nhiều về tinh thần cao thượng vì đất nước như thế
Ông cùng đồng đội đã mạnh mẽ và hiện ngang, khí phách ngất trời khiển cho chính những người Pháp tại Hội nghị Đà Lạt (1946) phải bình luận và công nhận họ là nhà biện luận đáng gờm
“Ông còn trẻ tuổi, những người tài giỏi không phải đợi tuổi mới lộ ra. Ông học trường đại học mấy năm nay đều đứng đầu cả, ông học tập sắc sảo một cách lạ thường; nay bài luận văn Tiến sĩ được đem trình Hội đồng thật là một kết quả mĩ mãn của công phu học tập bấy lâu. Hội đồng phải phục cái tài học rộng, chí khí cao thượng của ông.
Bài luận văn của ông là một kiệt tác về luật học (un chef d’oeuvre juridique), một kiệt tác vừa về luật học vừa về văn học nữa (un chef d’oeuvre juridiqe et littéraire). Nội dung đã súc tích không còn ai bắt bẻ được gì. Văn thể lại sáng lạn, đáng là một áng văn chương tuyệt tác.
Bài viết rất hay và hữu dụng