Hầu hết trong chúng ta đều hiểu được phần nào về vai trò và tầm quan trọng trong tầm nhìn của một nhà lãnh đạo là như thế nào. Nhưng lại không hiểu rõ và sâu xa về nó được cấu thành ra sao và thể hiện qua các yếu tố nào. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc “Như thế nào là nhà lãnh đạo có tầm nhìn”. Trước khi giải quyết câu hỏi đó, trước tiên ta phải biết được “Nhà lãnh đạo là ai và công việc của họ là gì” trước đã.
Phần lớn chúng ta đều có xu hướng hiểu sai về 2 cụm từ; “lãnh đạo” và “nhà lãnh đạo” là một. Nhưng nó thực sự sai hoàng toàn các bạn ạ. Vậy ta tự hỏi giữa 2 cụm từ đó có điều gì khác nhau chăng. Câu trả lời thực sự rất đơn giản đó là cụm từ “lãnh đạo” nó nói về phạm trù của công việc và “nhà lãnh đạo” thì lại nói về phạm trù chức vị.
Vậy, “Nhà lãnh đạo” là ai và các yếu tố họ cần có là gì.
“Nhà lãnh đạo” là người biết được cách đạt được mục tiêu mình mong muốn thông qua người khác. Và, bản thân họ cần có 3 yếu tố cơ bản sau đây. Trước tiên họ phải biết cách để tạo ra tầm nhìn. Tiếp đến, họ phải biết cách truyền cảm hứng cho mọi người thực hiện tầm nhìn dó của mình. Và cuối cùng, họ phải biết cách lợi dụng quyền lực của mình, để tạo nên sự ảnh hưởng một cách khôn kheo. Nói tóm lại, “nhà lãnh đạo” là người có khả năng tạo ra tầm nhìn, biết cách truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện nó.
Tiếp theo,
Để nói về “Nhà lãnh đạo” thì ta lại đi giải quyết thêm một vấn đề. Đó là “Công việc của họ là gì”. “Nhà lãnh đạo” họ thường có 4 việc phải làm, đó là:
1. Đổi mới, kiến tạo giá trị cho tổ chức:
Việc này giống như cách làm việc của hai thế hệ trong tổ chức vậy. Thế hệ trước, với tính cách nghiêm túc, sẽ thích làm việc một cách có hệ thống hơn. Còn thế hệ sau, với tính cách dễ chịu hơn, nên họ muốn làm ở một môi trường không quá gò bó thì mới mang lại được hiệu suất. Chính vì thế, ở cái khoản giao nhau giửa hai thế hệ đó. Nhà lãnh đạo phải biết thay đổi cách làm việc sao cho phù hợp nhất đối với tổ chức của mình.
2. Tạo động lực cho tổ chức:
Việc tạo động lực này, như việc bạn phải sạc PIN cho smartphone dùng hằng ngày vậy. Bạn không thể bắt nó chạy game liên tục trong 1 tiếng khi chỉ còn 15% pin được. Tương tự trong tổ chức, cấp dưới của ta cũng như cục pin vậy. Ta không thể bắt nhân viên của mình đạt được kết quả tốt với một tinh thần thiếu hứng thú và năng động được.
3. Xây dựng văn hóa tổ chức:
Việc xây dựng văn hóa này có thể hiểu đơn giản là nó giống như quy định trong nội quy nhà trường vậy. Nhưng, nó lại không có văn bản quy định như vậy. Nó cũng giống như việc, nhà bạn có bốn anh em. Khi gặp người lớn, thì người anh cả sẽ chủ động cuối chào trước, và những đứa còn lại sẽ tự biết làm theo mà không cần phải chỉ dạy vậy.
4. Xây dựng tổ chức học tập:
Việc này cũng như việc bạn học hỏi ở bạn của mình vậy. Nhà lãnh đạo phải xây dựng được việc làm sao cho các nhân viên của mình chủ động học hỏi lẩn nhau. Cũng như là người đi trước chỉ dạy người đi sau vậy. Việc này sẽ góp phần không ít trong việc cải thiện tổ chức.
Sau khi hiểu được những công việc cơ bản mà “nhà lãnh đạo” phải làm. Ta sẽ bắt đầu tìm hiểu xem “Tầm nhìn là gì và tại sao nhà lãnh đạo phải cần có nó”.
“Tầm nhìn” nếu hiểu theo cách đơn giản thì. Đó là một khoản giới hạn mà ta có thể nhìn được. Nhưng, ở góc độ của một nhà kinh tế mà nói thì “tầm nhìn” ở đây mô phỏng về định hướng tương lai thông qua sứ mệnh của tổ chức. Nó không mang xu hướng nhất thời ở hiện tại, mà nó mang một chiến lược dài hạn đối với tương lai.
Mỗi thực thể và cá nhân chúng ta luôn mang trong mình những “tầm nhìn” khác biệt. Và, có một điều thú vị về “tầm nhìn” đó là, nó sẽ tỷ lệ thuận với chức vụ mà mình đang có. Nó giống như “tầm nhìn” của một ông chủ tịch tập đoàn và một ông giám đốc chi nhánh vậy. Tầm nhìn và định hướng của họ là khác nhau. Đến đây, ta cũng có thể hiểu được phần nào về sự quan trọng của “tầm nhìn” đối với tổ chức rồi đúng không. Vì “tầm nhìn”, nó là một bức tranh mô phỏng mà tổ chức có thể đạt được trong tương lai dựa trên những dữ liệu về tổ chức ở hiện tại.
Tiếp đến,
Sau khi ta tìm hiểu hết về “nhà lãnh đạo” và “tầm nhìn” thì ta sẽ đi giải quyết câu hỏi chủ chốt, đó là; “như thế nào là nhà lãnh đạo có tầm nhìn và nó được thể hiện qua các yếu tố nào”. Câu hỏi trên sẽ được giải quyết thông qua 3 yếu tố sau:
1. Nhận biết nguy cơ trong môi trường:
Yếu tố này dựa trên sơ đồ SWOT để nhận biết được tình hình hiện tại của tổ chức. Từ đó mà có thể đưa ra hướng khắc phục cho nó. Cụ thể, Strengths (điểm mạnh) thứ mà ta nên duy trì và phát triển. Weaknesses (điểm yếu) cái chúng ta cần sửa chửa và loại bỏ nó đi. Opportunities (cơ hội) điều mà ta cần nắm bắt đúng thời điểm. Cuối cùng là Threats (rủi ro) cái mà ta nên nắm bắt để có thể đề phòng nó.
2. Đặt ra chiến lựợc:
Đây là yếu tố tiếp theo sau khi ta nhận biết được vấn đề hiện tại thông qua SWOT. Yếu tố này hoạt động theo quy trình. Sau khi ta phân tích được dữ liệu hiệu hiện tại theo SWOT. Việc tiếp theo ta nên tham khảo và tiếp nhận ý kiến của mọi người. Sau đó, ta mới bắt đầu ra quyết định và chịu trách nhiệm với nó. Cuối cùng là làm rõ và truyền tải chiến lược cho tổ chức.
3. Truyền cảm hứng cho người khác nhìn xa hơn:
Yếu tố này là một yếu tố quan trọng để có thể thúc đẩy nhân viên làm việc hiểu quả hơn. Từ đó, có thể hoàn hiện được mục tiêu đã đề ra. Yếu tố này được thực hiện bằng cách thông qua việc truyền đạt chiến lược về tầm nhìn của bản thân mà “nhà lãnh đạo” có thể thay đổi được nhận thức và tâm nhìn của nhân viên một cách xâu rộng hơn.
Tóm lại,
“Nhà lãnh đạo có tầm nhìn” là người biết cách nhận biết được năng lực và nguy cơ đang hiện hữu của tổ chức. Từ đó, đặt ra chiến lược khắc phục nó. Đồng thời, cũng phải biết cách truyền cảm hứng cho tổ chức mình thức hiên nó.
Tổng hợp: Nguyễn Hữu Tài.
>> Tham khảo lại NHƯ THẾ NÀO LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TẦM NHÌN
Hãy mang đến một góc nhìn hướng ngoại hơn cho nhân viên. Những người nhận thấy họ phù hợp để đưa đến viễn cảnh đó sẽ ở lại cùng với bạn
Nhà lãnh đạo là người lèo lái con thuyền, quyết định sự sống còn của tổ chức. Hèn gì mọi người thường nói vịị trí càng cao trách nhiệm càng lớn !
Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng nên đưa ra một tầm nhìn thực sự cụ thể cho tổ chức để họ vẫn có thể thực hiện được dù thiếu đi nhà lãnh đạo
Các công việc của nhà lãnh đạo chủ yếu xoay quanh việc giải quyết mối quan hệ giữa nhân viên, tổ chức và giá trị mà tổ chức mang lại
Thật khó để dẫn dắt người khác khi chính nhà lãnh đạo lại thiếu đi tầm nhìn về tương lai
Làm sao để đạt đến tầm nhìn đó cũng không kém phần quan trọng.
Hãy xậy dựng một giá trị lõi để mọi người có thể thấy tổ chức của bạn khác biệt với những nơi khác