TỔNG QUAN

“Nhu cầu thu thập tài liệu hình ảnh về những tập tục văn hoá còn lại của con người trên thế giới càng trở nên cấp thiết. Bởi chúng ta biết, phong tục tập quan của các tộc người phản chiếu các nét văn hoá đa dạng của các tộc người đó. Nếu không nhanh chóng hành động thì chúng ta sẽ mất đi nguồn tư liệu quý giá này. Và có thể chỉ còn đọc hiểu nó qua mô tả của các nhà dân tộc học. Việc mất đi tư liệu quí chúng ta sẽ không nhận ra một tiến trình phát triển liền mạch của các dân tộc. Đó là điều đáng tiếc…

…Rõ ràng trong mỗi hình ảnh cho chúng ta nhiều dữ kiện để phân tích, đặt nó trong các bối cảnh cụ thể để làm rõ các giá trị hay kiến tạo các tri thức mới. Nhằm hiểu sâu hơn về văn hoá tộc người và tính đa dạng của văn hoá. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần ghi lại bối cảnh xã hội hiện đại của con người để hiểu rõ hơn tính thích nghi và tương tác với thế giới này. Hay xem xét nó trong các câu hỏi như: nó sẽ biến đổi như thế nào, bao gồm cả quá trình sinh sản để duy trì giống nòi,..” – theo ThS. NCS Bùi Việt Thành

Từ góc độ nhân học hình ảnh, chương trình “Bức ảnh kể chuyện” mở ra những góc nhìn mới về chiều sâu văn hóa của từng sản phẩm nghệ thuật. Trong đó chủ yếu về hình ảnh. Nhân học hình ảnh mang đến những câu chuyện diễn biến lịch sử về cuộc đời một con người; hay bối cảnh của một quốc gia thông qua những tấm hình. Giúp chúng ta khai thác triệt để và hiểu rõ hơn bản chất cá nhân, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong từng giai đoạn lịch sử như thế nào.

VỀ DIỄN GIẢ

ThS. NCS Nhân học Bùi Việt Thành
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

Ngoài việc nghiên cứu các dự án/ đề tài khoa học, hướng dẫn hỗ trợ sinh viên cao học, nghiên cứu sinh. Thầy còn đạt được các thành tựu trong những công trình khoa học đã được công bố:

  • 2013: Giải thưởng Holcim – Giải phát triển cộng đồng
  • 2013 – 2018: Đồng tác giả 6 đầu sách trong nước, bao gồm chủ đề Nhân học
  • Là tác giả của hơn 20 bài đăng trên tạp chí trong nước, các kỷ yếu trong và ngoài nước
  • Thuộc ban tổ chức/ ban nội dung các Hiệp hội Khoa học; Ban biên tập các tạp chí Khoa học; Ban tổ chức các Hội nghị về Khoa học – Công nghệ
  • Hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh

CHƯƠNG TRÌNH
25.9.2020

13h30 – 13h50Đón khách. Tham quan triển lãm ảnh
14h00 – 14h30Chương trình văn nghệ
14h30 – 16h00Diễn giả chia sẻ về “Bức ảnh kể chuyện”
16h00 – 16h15Giải lao
16h15 – 17h00Thảo luận – giải đáp câu hỏi
17h00 – 17h15Chương trình kết thúc

ĐĂNG KÍ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

Sự kiện miễn phí, với giới hạn 40 người tham gia

TƯ LIỆU HÌNH ẢNH

nhân học hình ảnh - hoàng thành Huế - Vua duy tân
Vua Duy Tân ngự giá giữa các thị vệ tại hoàng thành ở Huế.
nhân học hình ảnh - quan chức xưa - miền Bắc
Quan chức thời xưa ở miền Bắc thường di chuyển bằng ngựa, có lọng che hai bên, đi cùng đoàn tùy tùng.
nhân học hình ảnh - Pierre - 1885- người Việt xưa
Bức ảnh của Pierre được chụp từ năm 1885, ghi lại đời sống, sinh hoạt người Việt, trở thành nguồn tư liệu quý giá. Ảnh được in trong cuốn “Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ”
nhân học hình ảnh  - thế kỷ 19 - người Việt xưa- phụ nữ
Phụ nữ miền Nam vào cuối thế kỷ 19 chuộng mặc áo dài ngũ thân kết hợp đeo trang sức chuỗi hạt. Nhà thiết kế Sĩ Hoàng – người sáng lập Bảo tàng Áo dài – từng cho biết thời kỳ này, phụ nữ nhà giàu thường mặc áo dài năm thân.

Sưu tầm thực hiện: Minh NgọcNhung Huyền
Hình ảnh: Minh AnhMỹ Ngọc

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận