Mặc dù đã có nhiều tư tưởng, trường phải để giải thích về các hiện tượng tâm lý; nhưng ngành tâm lý học chỉ thực sự bắt đầu phổ biến và phát triển vào thế kỷ XIX; với sự ra đời của vô số quan điểm về việc lựa chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Trong số những quan điểm về tâm lý học này; dù hiện nay chỉ có một số quan điểm vẫn được mọi người ủng hộ tiếp tục nghiên cứu; nhưng sự ra đời của 7 quan điểm này đã góp phần vô cùng to lớn trong việc đặt nên nền móng phát triển của ngành tâm lý học.

Tâm lý học hành vi.

Quan điểm Tâm lý học hành vi được khởi xướng bởi nhà tâm lý học người Mỹ John B. Watson (1878 – 1958). Quan điểm này của ông được xây dựng dựa trên học thuyết phản xạ; chúng ta có thể tạo ra những phản xạ có điều kiện thông qua quá trình học tập, làm quen môi trường có điều kiện; của Ivan Pavlov và quan điểm triết học duy vật thực chứng; mọi lập luận đều phải được xây dựng dựa trên những chứng cứ, quan sát có thể nhìn thấy được.

Vì thế, trường phái này cho rằng; Tâm lý học chỉ nghiên cứu về những hành vi có thể quan sát được một cách trực tiếp; và những yếu tố từ môi trường quyết định đến hành vi của cá thể; đồng thời, trường phái này còn bác bỏ trạng thái ý thức trong mỗi cá nhân.

John B. Watson định nghĩa rằng; hành vi là tổng số các phản ứng (Response) của cơ thể phản ứng lại các kích thích (Stimulus) từ môi trường. Từ đó, ông cho rằng; bằng cách điều khiển, kiểm soát các kích thích từ môi trường sống của con người; thì có thể hiểu được, để rồi hình thành và điều khiển hành vi của họ như đúng mong đợi.

quan điểm tâm lý học hiện đại
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

John đã xây dựng và chứng minh thành công một “công thức dành cho tâm lý học hành vi”.

Thông qua mối tương quan giữa kích thích từ môi trường sống và hành vi của cá thể (S->R). Thế nhưng, công thức của quan điểm tâm lý này chỉ thực sự nổi tiếng khi được B. F. Skinner; bổ sung O, các yếu tố trung gian như nhu cầu, sở thích, mong muốn, kỹ xảo cùng tham gia vào quá trình phản ứng lại với những kích thích.

quan điểm tâm lý học hiện đại
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Tuy nhiên, quan điểm này ngày nay đã bị phê phán là quá máy móc; chỉ tìm hiểu những biểu hiện bên ngoài mà bỏ qua trạng thái ý thức bên trong của con người. Vì thế, quan điểm này vẫn chưa khai thác các khía cạnh bên trong của tâm lý con người. Với góc nhìn của chủ nghĩa duy vật thực chứng; thì mối quan hệ giữa kích thích từ môi trường và hành vi phản ứng đã phủ nhận tính chủ thể của mỗi con người.

Quan điểm về hành vi học đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu là hành vi; còn phương pháp nghiên cứu là quan sát thực nghiệm. Việc ra đời của quan điểm này trong bối cảnh ngành Tâm lý học đang rơi vào khủng hoảng; vì chưa xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu; đã tạo điều kiện cho ngành Tâm lý học mở ra con đường phát triển; gián tiếp tạo nên những quan điểm Tâm lý học sau này.

Tâm lý học Gestalt (Tâm lý học cấu trúc).

Quan điểm tâm lý học Gestalt xuất hiện ở Đức vào năm 1913.

quan điểm tâm lý học hiện đại
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Xuất phát từ một ý tưởng tự phát, Max Wertheimer đặt nền móng cho sự hình thành trường phái này:” Các tri giác của chúng ta có các cấu trúc khác hẳn với cấu trúc của kích thích giác quan”. Do đó, trường phái này tập trung nghiên cứu sâu vào hai lĩnh vực là tư duy và tri giác; trường phái cố gắng giải thích hiện tượng tri giác, tư duy dựa trên cấu trúc sinh học; sẵn có trên não.

Khi một sự vật, hiện tượng nào đó tác động vào con người, do trong não có sẵn một cấu trúc tương tự với sự vật hiện tượng đó nên con người phản ánh được chúng. Như vậy, bản chất của quá trình tư duy và tri giác của con người có tính chất cấu trúc; nghĩa là con người tư duy và tri giác theo một tổng thể chỉnh thể trọn vẹn của sự vật; hiện tượng chứ không phải là tổng từng thành tố bộ phận, riêng lẻ.

quan điểm tâm lý học hiện đại
Ảnh: Internet.

Tính tổng thể, chỉnh thể của Tâm lý học Ghestal rất quan trọng trong nghiên cứu tâm lý nói chung nhưng vì quá chú trọng đến kinh nghiệm của cá nhân, vai trò của việc học hỏi những kiến thức mới đã bị xem nhẹ. Tư tưởng của Tâm lý học Ghestal đã hướng khoa học tâm lý xem xét các hiện tượng tâm lý như một tổng thể trọn vẹn cũng như đưa Tâm lý học đến đối tượng nghiên cứu là quá trình ý thức, nhận thức của con người hơn là những hành vi quan sát được bên ngoài.

Trần Cẩm Thành tổng hợp.

Các bạn đọc qua hãy cho mình thêm nhận xét để cải thiện các bài viết sau nhé, xem thêm các bài mình viết tại đây!

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

14 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Sỹ Quân
Sỹ Quân
3 năm trước

Tâm lý học Gestalt tập trung chủ yếu vào cách mà con người lý giải và nhận thức thực tế xung quanh họ. Khi quan sát thế giới xung quanh, chúng ta không nhận thức được các kích thích một cách cô lập bởi vì bộ não của chúng ta có xu hướng thu thập một cách tự động và vô thức về các đối tượng và yếu tố tương tự nhau trong các mô hình đã được lưu trữ, cho phép chúng ta đưa ra cảm giác và ý nghĩa cho những gì được nhận thức. Theo đó, khả năng nhận thức một vật thể của con người không chỉ dựa vào cách võng mạc hội tụ một hình ảnh mà còn dựa vào một tổ chức phức tạp mà hệ thần kinh của chúng ta thực hiện.

An Mỹ
An Mỹ
3 năm trước

Theo các nguyên tắc của tâm lý học Gestalt, nhận thức về một đối tượng không thể giới hạn trong các yếu tố đơn lẻ cấu tạo nên nó hoặc hình dạng của nó, mà đó phải là một quá trình bao gồm toàn bộ trải nghiệm tri giác

Hà Hoàng
Hà Hoàng
3 năm trước

Gestalt trong tiếng Đức nghĩa là “cấu trúc, hình dạng”, vừa khớp với trường phái cho rằng hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi cách mà họ nhận thức trong thực tế.

Lưu Ly
Lưu Ly
3 năm trước

Bạn đã bao giờ nhận thấy một loạt các đèn nhấp nháy thường xuất hiện như đang di chuyển, chẳng hạn như các dấu hiệu neon hoặc các dải đèn Giáng sinh?
Theo tâm lý học Gestalt, chuyển động rõ ràng này xảy ra bởi vì tâm trí của chúng ta điền vào những thông tin còn thiếu. Niềm tin này là toàn bộ là lớn hơn tổng của các bộ phận riêng lẻ dẫn đến việc phát hiện ra một số hiện tượng khác nhau xảy ra trong quá trình nhận thức.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Tâm lý học Gestalt đã phải đối mặt với những lời chỉ trích, đặc biệt trong nhiều khái niệm trung tâm của nó có thể khó xác định và kiểm tra thực nghiệm. Trong khi cách tiếp cận này có thể đã mất đi bản sắc của nó như là một trường tư tưởng độc lập trong tâm lý học, những ý tưởng trung tâm của nó đã có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tâm lý nói chung.

Thạch Thảo
Thạch Thảo
3 năm trước

Bài viết giúp mình có cái nhìn tổng quan hơn, và phục vụ cho môn học rất nhiều

Anh Minh
Anh Minh
3 năm trước

Mình có cảm giác môn tâm lý học được tiến hành dựa trên cơ sở một sự tiếp xúc trực tiếp, sống động và đầy tính chất cảm xúc, trong đó nhà trị liệu vừa hiện diện cùng với thân chủ, vừa làm một điều gì đó cho thân chủ. Có vẻ thú vị

Linh Lộc Ngự Tiền
Linh Lộc Ngự Tiền
3 năm trước

Vậy là tâm lý học của Gasalt có những nguyên lý chính là những nguyên lý đang chi phối những mối quan hệ của con người, đặc biệt là mối quan hệ trị liệu đúng không nhỉ?

Cao Nhân
Cao Nhân
3 năm trước

Việc dấn thân một cách mạnh mẽ và nhận biết được điều gì là quan trọng nhất sẽ giúp chúng ta hoàn tất các gestalt (tức là đạt đến sự mãn nguyện) và làm xuất hiện các gestalt mới (tức là tăng trưởng).

Linh Chung
Linh Chung
3 năm trước

Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lí, tâm lí học đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người

Minh Phúc
Minh Phúc
3 năm trước

Thành tựu của chính khoa học tâm lí cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lí học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập. Đặc biệt trong lịch sử tâm lí học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà tâm lí học Đức Vuntơ (1832 – 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lí học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic.

Thành Thiện
Thành Thiện
3 năm trước

Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí.

Trần Nhật Minh
Trần Nhật Minh
3 năm trước

Chờ đợi phần tiếp theo từ tác giả, bài viết đánh trọng tâm rất nhiều vấn đề ở môn tâm lý học

Mạt Lạt Lưu Linh
Mạt Lạt Lưu Linh
3 năm trước

Đúng là tâm lý học không phải môn dễ ăn chút nào.