Từ trước đến nay, Tâm lý học luôn là một chủ đề dễ thu hút sự chú ý của nhiều người thông qua các mẹo dẫn dắt cảm xúc, suy nghĩ của đối phương; kinh nghiệm ứng xử trong dân gian; và lời ăn tiếng nói trong sinh hoạt hằng ngày. Khi nhận thấy sự hiệu quả từ các ví dụ của tâm lý học; việc bản thân mỗi người chúng ta cũng cần phải tự trang bị cho bản thân thêm những kiến thức; về lĩnh vực này là vô cùng cần thiết.

Những kiến thức này, đôi khi, không chỉ để sử dụng trong đời sống sinh hoạt; mà hơn thế nữa, nó còn được sử dụng để tự kiểm soát lối tư duy, suy nghĩ của bản thân; trước những vấn đề dễ gây căng thẳng cần sự quyết định nhanh.

Hiện tượng tâm lý là gì?
Tâm lý là gì?
Ngành tâm lý học phát triển như thế nào?
Tâm lý ảnh hưởng đến cảm xúc của con người như thế nào?
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Vậy bạn đã bao giờ tự thắc mắc: Tâm lý học là gì? Hiện tượng tâm lý gì mà bản thân chúng ta luôn phải đối mặt hằng ngày? Làm thế nào để giữ lối tư duy tỉnh táo và nhận biết các mẹo tâm lý người khác sử dụng?

Nếu đã từng có những thắc mắc ấy hoặc muốn khám phá thêm về ngành tâm lý học thì hãy cùng nhau tìm hiểu về ngành này thông qua chuỗi bài viết này nhé!

Tâm lý, tâm lý học là gì?

Tâm lý.

Từ những năm đầu công nguyên, phương Đông và phương Tây đều đã hình thành nên quan điểm; về việc con người được chia thành 2 phần: thể xác và linh hồn. Trong đó, linh hồn chính là nơi để đưa ra những suy nghĩ; quyết định và hành động của thể xác.

Tâm lý là gì?
Phương Đồng
"Tâm" tâm địa, tâm can; liên kết, khoảng giao của linh hồn và thể xác; là nơi đưa ra những quyết định, hành động trực tiếp cho thể xác.
"Lý": Lý luận.
Phương Tây
Tìm hiểu về phần linh hồn; xem nó là nơi đưa ra những quyết định, hành động trực tiếp cho thể xác
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Tại phương Tây, tâm lý được xem là quá trình tìm hiểu linh hồn bên trong con người; cách người đó suy nghĩ để rồi dẫn tới những quyết định và hành động trong cùng một trường hợp; nhưng đi kèm những điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, tại phương Đông, họ tách “tâm lý” thành 2 từ riêng biệt; “tâm” là tâm địa, tâm can, tâm khảm, tâm tư của con người, là liên kết của thể xác và linh hồn trước mỗi suy nghĩ, hành động của con người; còn “lý” là lý luận. Do vậy, mọi người phương Đông nhìn nhận tâm lý chính là lý luận về nội tâm con người.

Ngày nay, trong đời sống, tâm lý được hiểu như tâm tư, tình cảm, sở thích, nhu cầu, cách ứng xử của con người. Từ “Tâm lý” được từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm… làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Hiểu một cách khoa học, tâm lý chính là toàn bộ những hiện tượng tinh thần xảy ra trong suy nghĩ của con người; và cách nó gắn liền việc điều khiển các hoạt động, hành vi hay thái độ của con người trong đời sống.

Tâm lý học.

Thuật ngữ Tâm lý học xuất phát từ phương Tây; với mong muốn xây dựng nên một hệ thống cơ sở lý luận khoa học để nghiên cứu về linh hồn của con người. Từ Tâm lý học được hình thành từ tiếng La tinh với 2 từ là “Psyches” (linh hồn, tâm hồn) và “Logos” (khoa học). Từ đó, từ “Psychelogos” được hình thành dùng để chỉ về bộ môn khoa học về tâm hồn. Đến đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “Psychology” (Tâm lý học) ra đời; và những người nghiên cứu ngành khoa học này được gọi là “Psychologist” (Nhà tâm lý học).

Tại Việt Nam.

Ảnh: Trần Cẩm Thành.
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Đây thực sự là một môn khoa học non trẻ khi chỉ mới du nhập qua từ khoảng những năm 50 của thế kỷ XX.

Tuy nhiên, từ trước khi ngành khoa học du nhập sang Việt Nam; để hình thành một bộ môn khoa học với đầy đủ cơ sở lý luận; thì việc nghiên cứu, phân tích tâm lý tại Việt Nam vốn đã hình thành từ rất lâu đời. Quá trình hình thành nên việc nghiên cứu, phân tích tâm lý tại Việt Nam; được hình thành dựa trên việc tổng hợp các nét văn hoá, sinh hoạt của từng vùng miền và những quy định về cách phản ứng đối với những trường hợp cụ thể được lưu truyền trong dân gian.

Qua đó, dù chưa có một hệ thống lý luận hoàn thiện nhưng việc nghiên cứu tâm lý tại Việt Nam; đã phát triển rất đa dạng ngay cả trước khi ngành khoa học hình thành. Vì thế, dù chỉ mới đến Việt Nam vào thế kỷ trước; nhưng ngành tâm lý học tại Việt Nam đã phát triển một cách chuyên sâu; do ta chỉ cần quy chiếu những quy định, hành động sang những nguyên tắc lý luận; rồi hệ thống thành các lập luận cơ sở khoa học minh chứng.

Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học.

Đối tượng nghiên cứu.

Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu, làm rõ các hiện tượng tinh thần xảy ra trong các quyết định; hành động của con người. Vì thế, đối tượng nghiên cứu khoa học của ngành Tâm lý học chính là các hiện tượng tâm lý; sự hình thành và vận hành của các hiện tượng tâm lý (hoạt động tâm lý).

Ảnh: Trần Cẩm Thành.
Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để làm rõ, tìm hiểu các hiện tượng tâm lý; nhiệm vụ đầu tiên của ngành tâm lý học; đó là nghiên cứu hiện tượng tâm lý từ những thực trạng đang xảy ra xung quanh đời sống. Tiếp sau việc nghiên cứu từ những thực trạng, ngành này còn có thêm nhiệm vụ; là phải phát hiện các quy luật trong hiện tượng tâm lý đó.

Từ đó, các nhà tâm lý học sẽ lý giải những hiện tượng tâm lý đang xảy ra; và dự báo các hành vi, thái độ của những cá nhân đang vướng phải hiện tượng tâm lý. Cuối cùng, dựa trên việc dự báo hành vi, thái độ của người mắc phải hiện tượng tâm lý; nhà tư vấn tâm lý sẽ đưa ra các giải pháp phát huy việc thiết lập mối quan hệ với những người khác; đồng thời, còn ứng dụng và nâng cao chất lượng đời sống nội tâm cho mọi người.

Trần Cẩm Thành tổng hợp.

Các bạn đọc qua hãy cho mình thêm nhận xét để cải thiện các bài viết sau nhé, xem thêm các bài mình viết tại đây!

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

13 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Mỹ Dạ
Mỹ Dạ
3 năm trước

Nhân lực của ngành này tại Việt Nam cũng đang khan hiếm

Thanh Tùng
Thanh Tùng
3 năm trước

cần những bài viết như thế này, do tình trạng nhiều người Việt có cách hiểu chưa được đúng mực về ngành tâm lý học suốt một thời gian dài.

Hồ Khởi
Hồ Khởi
3 năm trước

khi nhắc đến những vấn đề về tâm lý của con người, một bộ phận lớn người Việt sẽ có xu hướng đánh đồng chúng với “bệnh”. Từ lối suy nghĩ này, cơ hội nghề nghiệp của ngành tâm lý học trở thành một mối lo ngại.

Gia Minh
Gia Minh
3 năm trước

Nhiều ngươi sợ theo tâm lý học rồi sau trở thành “bác sĩ tâm lý”

Thuần Dương
Thuần Dương
3 năm trước

Chúng ta cũng nên quan tâm đến những dạng kiến thức này, tâm lý học cũng cần trong quản trị hay nhiều ngành nghề khác liên quan.

Sỹ Quân
Sỹ Quân
3 năm trước

Một trong những cuốn sách mà mình rất thích có liên quan đến Tâm lý học là “Tư duy nhanh và chậm”

Trần Nhật Minh
Trần Nhật Minh
3 năm trước

Để góp phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỉ XX các dòng phái tâm lí học khách quan ra đời, đó là: tâm lí học hành vi, tâm lí học Gestalt, phân tâm học

Cao Nhân
Cao Nhân
3 năm trước

Đọc bài xong mình cảm thấy các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm lí và vật chất.

Diệu Hiền
Diệu Hiền
3 năm trước

Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lí học

Graper Nho
Graper Nho
3 năm trước

Theo góc độ của mình thì tâm lí học mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lí người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hộ

Khanh Dan
Khanh Dan
3 năm trước

Nếu như mình lấy cơ sở lí luận và phương pháp luận, xây dựng nền tâm lí học lịch sử người: coi tâm lí học là sự phản ánh thế giới khách quan vào não, thông qua hoạt động thì sao nhỉ?

Bất Tri Hỏa
Bất Tri Hỏa
3 năm trước

Mình đã rất ngán môn tâm lý học nhưng nhờ bài viết của tác giả mình có hứng thú hơn rất nhiều đấy ! Mong tác giả ra thêm bài

Jimmy Hoàng
Jimmy Hoàng
3 năm trước

Tất cả những dòng phái tâm lí học nói trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lí.