Lịch sử dân tộc Việt Nam từng có những nàng công chúa lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn, Ngọc Hoa…
Huyền Trân công chúa
Huyền Trân là vị công chúa được biết đến nhiều nhất trong lịch sử Việt. Bà đã có công lao mở rộng bờ cõi không nhỏ; khi góp phần đưa về cho nước Việt hai châu Ô, Rí (hiện nay là 2 tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị)
Theo một số tư liệu, Huyền Trân công chúa hạ sinh vào năm 1289. Bà là con gái duy nhất của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu – trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Được sinh ra vào thời điểm đất nước chiến thắng giặc Nguyên Mông lần ba, với mối quan hệ giao hảo thân tình giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Trong một lần đến thăm Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã ước định gả con gái mình cho nhà vua Chế Mân (Jaya Sinhavarman III)) để mở rộng giao ban giữa 2 nước.
Đến năm 1306, Vua Chế Mân dâng 2 châu Ô, Lý làm hồi môn và rước công chúa về, phong làm Hoàng hậu thứ 3 với phong hiệu là Paramecvari.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, vua Chế Mân qua đời. Bà quay về Đại Việt, quyết định xuất gia tại núi Trâu Sơn với pháp danh Hương Tràng. Sau đó bà đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay ở Nam Định) lập am (hiện là chùa Nộm Sơn); và qua đời năm 1340.
An Tư công chúa
Cùng số phận với Huyền Trân công chúa, An Tư là một trong 2 vị công chúa được gả đi với mục đích cầu hòa. Cả hai đều có những đóng góp và hi sinh lớn lao. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch khá lớn trong viêc ghi nhận công lao giữa hai nàng.
Trong khi Huyền Trân công chúa được nhắc đến khá nhiều. An Tư công chúa lại rất ít được đề cập đến trong các tư liệu lịch sử.
Công chúa An Tư là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của vua Trần Thánh Tông; và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Cho đến nay, năm sinh năm mất của bà hiện vẫn còn là câu hỏi lớn.
Năm 1285, trong cuộc chiến tranh xâm lược lần hai của quân Mông Nguyên. Trấn Nam vương Thoát Hoan đã dẫn đại quân tiến vào xâm lược nước ta. Giai đoạn đầu, với sức mạnh vượt trội, quân Nguyên giành thế áp đảo trên chiến trường.
Đối diện sự tấn công quyết liệt, tôn thất nhà Trần đầu hàng; vua tôi Trần Nhân Tông phải rút chạy vào Nghệ An. Đồng thời, triều đình buộc phải họp bàn tìm kế hoãn binh. Ngoài các lễ vật quý giá đưa sang làm quà tặng; An Tư công chúa là người được chọn để gả sang trại giặc, dâng cho Thoát Hoan để cầu thân.
Trước vận nước nguy nan, bà đã tự nguyện hy sinh thân mình để cản bước tiến của giặc. Tạo điều kiện cho vua tôi nhà Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi một dòng ngắn ngủi: “Sai người đưa Công chúa An Tư (em gái út của Trần Thái Tông) đến cho Thoát Hoan, là có ý muốn làm thư bớt tai nạn của nước vậy”.
Cuộc “hôn phối chính trị” của này đã góp công lớn trong việc thay đổi cục diện chiến sự. Nhờ vậy, quân đội Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, từng bước thực hiện; nhằm giành lấy thắng lợi cuối cùng.
Tuy nhiên, sau chiến thắng năm 1285, vua trở về kinh thành. Hoàng tộc Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa một tài liệu chính thống nào ghi chép thêm về cuộc đời và kết cục sau khi nàng được tiến cống cho Thoát Hoan.
“An Tư tượng trưng cho cái đẹp biết dấn thân, mang một ý nghĩa lớn lao có thể lay chuyển hàng binh thế trận. Sự hi sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt đáng sánh ngang với Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng. Và trường hợp của nàng đáng được lưu danh như tên tuổi các bậc tiền nhân nhà Trần”
PGS.TS. Nguyễn Bích Thu, Học viện Khoa học Xã hội.
Xem thêm “Những nàng công chúa đặc biệt trong lịch sử Việt (P2)”
Nguyễn Trần Minh Ngọc tổng hợp
Có thể sản xuất audio không tác giả nhỉ? Bài này mà nghe audio sẽ rất hay đó
Giữa Hội trường Thống Nhất và Cung văn hóa Lao động có một con đường nhỏ và ngắn đi ngang được mang tên Huyền Trân Công Chúa. Trước năm 75 thì đường này hỏng mang tên đó mà là “con đường không số nhà”. Vị công chúa này không được sử sách nhắc nhiều nhưng công lao thì lại rất lớn.
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1336), Huyền Trân lên thuyền sang Chiêm Thành. Quan quân và dân chúng đến tiễn đưa công chúa rất đông. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân đã được Chế Mân phong cho danh hiệu là hoàng hậu Paramecvari.
Ở Huế, có bài ca Nước non ngàn dặm về cảnh thương tâm của Huyền Trân phải vào Chiêm.
Công chúa An Tư không đi lấy chồng mà bị cống nạp, nên đó là một sự hy sinh lớn cho giang sơn xã tắc.
Tại đền thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội thờ một công chúa nhà Trần là Trần Khắc Hãn. Có người cho rằng Khắc Hãn không phải là tên thật mà chỉ là tên “biểu trưng” của công chúa An Tư đã hy sinh thân mình để chế ngự sự hung hãn của kẻ thù Nguyên Mông, nên mới gọi là “khắc Hãn”. Đó âu cũng là một biểu trưng cho tình cảm mà người dân dành cho vị công chúa nhà Trần.
Câu chuyện về Huyền Trân Công Chúa được truyền tụng trong dân gian, khiến Huyền Trân trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam. Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc.
Công chúa An Tư là một nhân vật đặc biệt, xuất hiện trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc ta thế kỷ XIII. Ban đầu, nhiệm vụ chính của bà là làm dãn thế giặc, sau lại kiêm thêm vai trò làm nội gián cho quan quân nhà Trần. Song khi chiến tranh thắng lợi có công sức không nhỏ của bà, lại không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về số phận của bà, thật buồn.
Công chúa An Tư sang trại giặc rõ ràng không phải đi lấy chồng, mà là cống nạp, đồng thời bà còn kiêm thêm vai trò làm nội gián cho quan quân nhà Trần.
Người con gái “lá ngọc cành vàng” ấy vì nợ nước đã ra đi không trở lại.
Đến nay, cái chết của nàng công chúa An Tư thời nhà Trần vẫn còn là một ẩn số mà lịch sử chưa tìm ra được.
Huyền Trân, An Tư, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa là 4 công chúa của các triều đại phong kiến Việt Nam được đánh giá ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Những nàng công chúa “tài sắc vẹn toàn” vì lợi ích đất nước mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích cá nhân, rất đáng khâm phục
“Dân gian vẫn lưu truyền về sắc đẹp của công chúa Huyền Trân, rằng: Khuôn mặt tú lệ đẹp tựa thiên tiên, mày liễu mắt hạnh, mũi ngọc môi đào, hai gò má trong trắng ửng hồng, mái tóc tựa nước suối đại ngàn buông hai bờ vai thon nhỏ”
Được sinh ra vào thời điểm đất nước chiến thắng giặc Nguyên Mông lần ba, với mối quan hệ giao hảo thân tình giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Trong một lần đến thăm Chiêm Thành, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã ước định gả con gái mình cho nhà vua Chế Mân (Jaya Sinhavarman III)) để mở rộng giao ban giữa 2 nước.
Cô đã hy sinh lựa chọn hành phục của mình
“hôn phối chính trị” của này đã góp công lớn trong việc thay đổi cục diện chiến sự. Nhờ vậy, quân đội Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, từng bước thực hiện; nhằm giành lấy thắng lợi cuối cùng.
Thân phận phụ nữ thời phong kiến thật vô định, và đáng thương, bị ép gả như một món quà
Cùng số phận với Huyền Trân công chúa, An Tư là một trong 2 vị công chúa được gả đi với mục đích cầu hòa.
Hóng phần tiếp theo
Phải nói là Huyền Trân, An Tư, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa là 4 công chúa của các triều đại phong kiến Việt Nam được đánh giá ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Vote 5 sao, bài rất hay, ủng hộ tác giả
Cành vàng lá ngọc xuất thế gian
Tòng phu vạn nẻo bạc phận nàng
Ngàn xưa lịch sử còn lưu dấu ,
Nhi nữ công đầu mở giang san
Câu thơ này rất hợp với Huyền Trân công chúa và An Tư công chúa !
Mình thấy rằng hai công chúa trên là những anh hùng … cho dù hoàng tộc của các công chuá có ghi lại công lao của các bà hay không thì điều đó không còn quan trọng nữa , họ là những Liệt nữ vô song của Việt Nam !
Chắc mọi người chưa biết hàng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm Bà tại tôn miếu ở Núi Ngự Bình tuy nhiên các lễ hội Festival Huế cũng nên có nghi lễ tưởng nhớ công ơn của Bà , nhắc nhở cho hậu thế biết .
Chiến thắng, hoàng tộc Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư công chúa. Thật là bất công với nàng :<
Nếu có video thêm về những nàng công chúa là tuyệt vời luôn đó tác giả ơi !
Thương thay công chúa An Tư hy sinh thầm lặng nhưng bị lãng quên trong lịch sử.
Công lao hy sinh của An Tư công chúa được GS Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á của Việt Nam, đánh giá rằng:
“Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á- Âu. Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong đó có công chúa An Tư.
Người con gái “lá ngọc cành vàng ấy” đã vì nợ nước mà ra đi không trở lại. Nhưng trớ trêu thay, sau chiến thắng, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới công chúa An Tư…”.
VN không ích những công chưa vừa giỏi dan vừa xinh đẹp. Cả về tính hy sinh vì nước
Thật thương thay cho các số phận đó :((
Sự hy sinh thầm lặng và quyết liệt đó đã góp phần tô lớn, câu kéo thời gian để nhà Trần có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến về sau
Sau khi hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Trần Thái Tông từng bảo công chúa giơ bàn tay lên và nói: “Con có thấy trên bàn tay có hình bóng của Phụ hoàng và Thái hậu không”. Người lại nói tiếp: “Trên bàn tay con không những có ta, có mẹ con mà còn có cả giống nòi đất nước”. Chúng ta có thể thấy rằng những trọng trách, gánh nặng về dân tộc như thế nào trên đôi vai của nàng công chúa. Với những hi vọng của vua đối với nàng giúp 2 dân tộc tránh khỏi nạn binh đao,cầu nối hữu nghị,…
Ngoài là một trong những công chúa nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất trong lịch sử Việt Nam. Huyền Trân công chúa còn được các triều đại sau sắc phong bà là thần hộ quốc.
Sau khi Huyền Trân công chúa qua đời, nhân dân quanh vùng vô cùng thương tiêc đã tôn bà làm ” Thần Mẫu” và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Và đến Triều Nguyễn bà được sắc phong là: “Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần”
Mình cũng từng tìm hiểu về những nàng công chúa trong thời xưa và cũng đã từng cộng tác viết bài về công chuá An Tư trong 1 group lịch sử. Mình thấy rất hứng thú và ấn tượng đối với vị công chúa này. Người con gái hi sinh vì đất nước, chấp nhận sự tủi nhục lấy Thoát Hoan… Mọi người tham khảo thêm tại đây.
Lần dầu tiên được nghe đến những kiến thức mới về lịch sử nước nhà, cảm ơn page về bài viết
Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á Âu. Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp, sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong số ấy có công chúa An Tư.Người con gái “lá ngọc cành vàng” ấy vì nợ nước đã ra đi không trở lại. Nhưng trớ trêu thay, sau chiến thắng quân Nguyên, tháng 7 năm 1285, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới công chúa An Tư.
Một đám cưới vì mục đích chính trị, bản thân Huyền Trân cũng chỉ là người vợ thứ ba của Chế Mân. Ngoài người vợ đầu người Chiêm, vợ thứ hai là Tapasi là người Java, Chế Mân có lẽ cũng muốn giữ hòa khí và bang giao với phía Nam.
Dù là thân phận nữ nhi không có sức lực mạnh mẽ nhưng họ lại có một ý chí kiên cường và mạnh mẻ vô cùng. Luôn nghĩ đến lợi ích đất nước sẳn sàng hi sinh cá nhân để mang lại hòa bình cho đất nước
Cái chết của công chúa An tử và cung nữ ở huyện Sơn Minh, xã Cao Lãm, thôn Khả Lãm. Đã tạo thành tiếng vang dội, nhân dân địa phương đã lập miếu thờ bà. Dân gọi miếu thờ này là Quán Ngoại và coi đây là chốn linh thiêng bậc nhất
Mik có nghe qua người phải đến trại quân Nguyên Mông không phải công chúa An Tư mà là công chúa Thiên Thụy. ko biết thông tin có chính xác ko nữa nhở
mik cảm thấy những công chúa họ là người hùng vì nghĩa lớn mà hy sinh thân
rong chương trình phim tài liệu Thăng Long Nhân Kiệt dài 100 tập được phát sóng nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trên đài VTV, An Tư công chúa được liệt vào thứ 18 trong 100 vị vĩ nhân mà chương trình gọi là “Nàng công chúa nhỏ bé lá ngọc cành vàng, trở thành vật hi sinh cho nền độc lập dân tộc”
Trong tiểu thuyết…An Tư tượng trưng cho cái đẹp biết dấn thân, mang một ý nghĩa lớn lao có thể lay chuyển hàng binh thế trận…Nguyễn Huy Tưởng bằng tình cảm và lòng ngưỡng mộ của mình đã ghi nhận và tôn vinh sự hi sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt trong tiểu thuyết như một chiến công sánh ngang với Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng và trường hợp của nàng đáng được lưu danh như tên tuổi các bậc tiền nhân nhà Trần.
Bài viết rất ý nghĩa và hữu ích
Các cuộc “hôn phối chính trị” của này đã góp công lớn trong việc thay đổi cục diện chiến sự
Đất nước sẽ mãi mãi tự hào về người phụ nữ Việt Nam: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”ở phương diện nào người phụ nữ cũng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, tạc vào lịch sử dân tộc một hình tượng cao quý và ngời sáng
Đọc bài này, cảm thấy tự hòa về phụ nữ Việt
Bài này mà có Audio thì hay hơn biết bao nhiêu
“Cùng số phận với Huyền Trân công chúa, An Tư là một trong 2 vị công chúa được gả đi với mục đích cầu hòa. Cả hai đều có những đóng góp và hi sinh lớn lao. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch khá lớn trong viêc ghi nhận công lao giữa hai nàng.” có phải hồng nhan bạc phận ko vậy, sao tàn nhẫn đến thế