Ngọc Vạn công chúa

Ngọc Vạn công chúa, tên thật là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn. Bà là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Nhiều tài liệu trước đây thường ghi tước vị của bà là công chúa, nhưng thực sự là công nữ; vì bà chỉ là con của chúa. Tuy không được nhắc đển trong lịch sử triều Nguyễn; bà lại là người có công rất lớn trong việc mở rộng lãnh thổ quốc gia về phía Nam.

Thời kỳ chúa Sãi nắm quyền, lực lượng Đàng Trong được xem là lớn mạnh. Vua Chân Lạp (Chey Chetta II) muốn liên thủ mượn sức triều đình Thuận Hóa. Vì vậy, đã nhiều lần cho sứ giả sang dâng tiến châu báu. Từ đó mượn cớ cầu hôn Ngọc Vạn công nữ để củng cố mối quan hệ 2 bên.

Sau khi được phong là Tả cung hoàng hậu; trở thành Vương hậu của Chân Lạp, công nữ Ngọc Vạn đã dùng nhiều cách giúp Đại Việt mở rộng biên giới, bờ cõi.

Đồng thời, tại Chân Lạp, bằng uy tín và ảnh hưởng cá nhân của bà đối với triều đình; hoàng hậu Ngọc Vạn hỗ trợ vua đưa ra những sách lược sáng suốt; khiến đời sống người dân Chân Lạp thêm ấm no.

donggoitrithuc-Công-chúa-Việt-Nam-KSC-H2
Vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Vua Khải Định sắc phong Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn là Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần (Nguồn: vovinhquang.wordpress.com)

Chính cuộc hôn nhân này đã giúp ổn định biên giới phương nam; tạo cơ hội để chúa Nguyễn dồn sức chống lại chúa Trịnh ở phương bắc.

Thậm chí khi Chey Chetta II qua đời, triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra tranh chấp quyền lực. Với vai trò là Thái hậu của Chân Lạp, công nữ Vạn Ngọc vẫn đứng sau giải quyết chính sự; mang lại lợi ích cho cả hai phía: Hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt (Đàng Trong). 

Theo sau đó, với sự giúp đỡ của chúa Nguyễn; thái hậu Ngọc Vạn đã theo Ang Nan – phó vương của Chân Lạp về Sài Côn (nay là Sài Gòn). Rồi lui về ở ẩn, cho lập chùa Gia Lào, tại núi Chứa Chan, Đồng Nai.

Sau khi qua đời (lăng mộ tại làng Bằng Lãng); bà được dân làng thờ phụng tại đình làng Dã Lê Thượng và chùa làng Linh Sơn.

Ngọc Hoa công chúa

Trong tất cả những nàng công chúa vì lợi ích dân tộc mà sẵn sàng bước vào những cuộc hôn nhân chính trị. Có lẽ chỉ mỗi Ngọc Hoa công chúa là có kết thúc có hậu hơn cả.

Ngọc Khoa công nữ, tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa. Không rõ bà sinh năm bao nhiêu và thân thế thật sự của bà. Tuy nhiên, lịch sử triều Nguyễn có một số ghi chép về bà là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Và ở Nhật Bản hiện vẫn còn mộ phần và di vật của bà sau khi qua đời.

Vào đầu thế kỷ 17, trong số thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Hội An; có một vị thương gia tên Araki Sotaro. Araki đã đi lại buôn bán giữa các nước Xiêm (là Thái Lan hiện nay) và An Nam. Ông được chúa Sãi tin cậy và từ đó, ông có nhiều mối quan hệ thân tình với triều đình nhà Nguyễn hơn.

Tại Huế, năm 1619, ông gặp công nữ Ngọc Hoa. Sau đó, Araki được chúa Sãi gả con gái và từ đó công nữ Ngọc Hoa theo chồng sang Nhật Bản sinh sống với tư cách là chính thê. Hai người sinh hạ được một người con gái và sống một cuộc sống hạnh phúc.

donggoitrithuc-Công-chúa-Việt-Nam-KSC-H6
Lễ hội Okunchi mở hằng năm ở Nagasaki (ngày 7-9/10). Đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn. (Nguồn: internet)

Khi về nước, Akari mở một trung tâm thương mại tại Nagasaki. Công nữ Ngọc Hoa cũng tham gia giúp chồng quản lý công việc. Cho đến khi ông Araki mất, bà vẫn tiếp tục làm công việc sổ sách thay ông.

Ngoài ra, bằng uy tín bản thân và nhận được sự yêu mến của người dân, bà đã hỗ trợ rất nhiều cho các thương nhân tại vùng Nagasaki, chủ yếu thúc đẩy mối quan hệ buôn bán với triều đình nhà Nguyễn.

Vai trò của công nữ Ngọc Hoa quan trọng đến mức sau thời điểm 1645, khi bà mất, việc giao thương buôn bán giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn suốt một thời gian rất dài mới được nối lại.

donggoitrithuc-Công-chúa-Việt-Nam-KSC-H7
10 năm sau, công nữ Ngọc Hoa cũng qua đời vào đúng ngày mất của chồng. Hiện nay, thương gia Araki và công chúa Ngọc Hoa đang yên nghỉ tại chùa Daioiji, tỉnh Nagasaki.(Nguồn: internet)

Hiện nay, trong văn hóa ẩm thực của vùng Nagasaki vẫn còn thể hiện rất rõ ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam, được truyền bá bởi nàng Anio-san (tên gọi thân mật của người dân Nagasaki về bà).

Nét văn hóa này vẫn được duy trì cho đến bây giờ, khi mà người Nhật thường ăn uống theo khẩu phần riêng trong mỗi bữa ăn, trong khi người dân Nagasaki thường bày thức ăn trong đĩa lớn để mọi người cùng gắp ăn chung như người Việt.

Vấn đề hôn nhân nhằm mục đích chính trị đã đóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dải đất biên cương.

Nguyễn Lệ Hậu- Phân Viện Chính Trị Hồ Chí Minh (Đà Nẵng)

Nguyễn Trần Minh Ngọc tổng hợp

Quảng cáo
5 8 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

51 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Mai là đến lễ hội Okunchi rồi, một ngày để nhớ về nàng Ngọc Hoa

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Có những nàng công chúa không nghiễm nhiên mà họ được ngồi ở vị trí đó, họ cũng đã nỗ lực để tạo ra thành quả và giá trị cống hiến.

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Mình được bạn bè tại Nhật kể là tại tỉnh Nagasaki có một ngôi đền thờ nàng Anio-san

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Hiện nay, Viện Bảo tàng nghệ thuật Nagasaki vẫn lưu giữ chiếc gương soi của Công nữ Ngọc Hoa

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Cảm thấy tự hào về người Việt

Thiên Kim Nguyễn
Thiên Kim Nguyễn
3 năm trước

Công nữ Ngọc Hoa được xem là người phụ nữ đầu tiên lấy chồng Nhật Bản, thậm chí người dân Nagasaki còn khẳng định bà là người nước ngoài đầu tiên kết hôn với người Nhật, đến định cư tại Nhật Bản. Công nữ Ngọc Hoa được người dân địa phương ngưỡng mộ. Người dân ở đây thường ăn trên bàn tròn trải vải đỏ, khác với truyền thống người Nhật ăn trên bàn chữ nhật màu nâu. Người dân Nagasaki thường bày thức ăn trong đĩa lớn để mọi người cùng ăn chung như người Việt. Trong khi truyền thống của người Nhật là ăn theo khẩu phần riêng, với nhiều đĩa nhỏ để trong khay riêng.

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Bối cảnh lịch sử của công chúa Ngọc Vạn, tuy nhà Lê vẫn là vương triều chính thống, tuy nhiên quyền lực thực sự nằm trong tay Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vì vậy, một số tài liệu gọi bà là công nữ (con chúa), chứ không gọi là công chúa (con vua)

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

Xem lại nhớ trong lịch sử xứ mình, nhiều cô công chúa tài sắc vẹn toàn vì lợi ích dân tộc sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân

Thiên Bảo
Thiên Bảo
3 năm trước

Tức cách đây hơn 400 năm, việc một cô gái Việt Nam kết hôn với một chàng trai nước ngoài và ngược lại ở Nhật Bản là chuyện rất hiếm, và trong bối cảnh thời đó, ít nhiều thì chuyện tình của công chúa Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản là một “nhiệm vụ chính trị” mà chúa Sãi giao phó lên vai cô con gái nuôi của mình. Tuy vậy, rất ngạc nhiên là chuyện tình của họ lại trở thành một truyền kỳ nổi tiếng ở Nagasaki. 

Duy Khang
Duy Khang
3 năm trước

do bà thường gọi chồng bằng tiếng Việt “anh ơi, anh ơi” nên người Nhật đã gọi bà bằng tên thân mật là Anio-san (từ “Anio” phát âm giống như câu nói cửa miệng của bà khi gọi chồng. Sau này các cô gái xinh đẹp, dễ thương cũng đều được gọi là Anio-san).

Linh Miu
Linh Miu
3 năm trước

Số phận của cô Công chúa Ngọc Vạn gắn bó với cả hai đất nước, quê chồng là Vương quốc Chân Lạp và quê cha là xứ Đàng Trong của Vương quốc Đại Việt.

Anh Ngoc
Anh Ngoc
3 năm trước

Số phận nàng công chúa xinh đẹp Ngọc Vạn đã được an bài từ khi nhà vua Chân Lạp ngỏ lời xin chúa Nguyễn cưới nàng. Nàng thực sự có đóng góp cho cả quê chồng và quê cha, là cầu nối giữa hai dân tộc.

Tuấn Tú
Tuấn Tú
3 năm trước

Tiếp bước Huyền Trân công chúa, hai người con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lần lượt được gả cho các vị vua của Chân Lạp và Chiêm Thành, để từ đó dẫn đến mối quan hệ bền chặt với các nước láng giềng phương Nam. Giups mở rộng bờ cõi đất nước.

Minh Thi
Minh Thi
3 năm trước

Vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Vua Khải Định sắc phong Tống Sơn quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Vạn là Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần 

Khiêm Như
Khiêm Như
3 năm trước

Các cuộc hôn nhân chính trị nhằm kết thân, câu giờ, nhưng đổi lại là thân phận người bị gả đi cũng gắn theo mối quan hệ đó

Mỹ Kì
Mỹ Kì
3 năm trước

Vai trò của công nữ Ngọc Hoa quan trọng đến mức sau thời điểm 1645, khi bà mất, việc giao thương buôn bán giữa hai quốc gia đã bị gián đoạn suốt một thời gian rất dài mới được nối lại.

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Có những người phụ nữ lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa… họ là những con người làm nên lịch sử. Thật đáng kính thay !

Ong Do
Ong Do
3 năm trước

Lễ hội Okunchi mở hằng năm ở Nagasaki (ngày 7-9/10). Đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Công nữ Ngọc Hoa đứng trên mũi một chiếc thuyền buôn.


Kha Như
Kha Như
3 năm trước

10 năm sau, công nữ Ngọc Hoa cũng qua đời vào đúng ngày mất của chồng. Hiện nay, thương gia Araki và công chúa Ngọc Hoa đang yên nghỉ tại chùa Daioiji, tỉnh Nagasaki.

Minh Kha
Minh Kha
3 năm trước

Hóng phần này mãi, bài viết rất hay, ủng hộ tác giả vote 5sao

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Họ chính là những mẫu hình lý tưởng của những ng phụ nữ Việt ngàn đời nay. Trước chỉ biết đến bà Huyền Trân, giờ biết thêm về 2 người này nữa. Cảm ơn tác giả

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Thương lắm những đóa hoa xuân thì, lặng lẽ hy sinh cho sự tồn vong của dân tộc. Lá ngọc cành vàng ngàn năm ghi dấu…

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Công lớn nhất thuộc về Huyền Trân công chúa. Việc ra đi của đức công chúa không hề “lỗ” mà còn “lời”. Hoàng Cao Khải từng viết:
Khôn ngoan đổi chác khéo nực cười
Vốn đà không mất lại thêm lời
Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm
Một gái Huyền Trân của mấy mươi.

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Nếu nhận xét về vai trò của Ngọc Vạn, mình thấy cuộc hôn nhân này dù không được sử nhà Nguyễn ghi chép vì một lý do nào đó. Song, xét đến cùng đây là một cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử dân tộc Việt Nam…

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Nhờ có cuộc hôn phối này mà tình giao hảo giữa hai nước được tốt đẹp, để chúa Nguyễn có thể dồn lực lại hòng đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Thế mà cuôi cùng không ai nhớ đến chiến công của nàng

Trần Khải
Trần Khải
3 năm trước

Công nhận VN mình không kém người tài :3

Thanh Sang
Thanh Sang
3 năm trước

Số phận của 2 vị công chúa này có vẻ tốt hơn 2 người trước. Mình từ bài P1 mà tò mò qua đây

Tuấn Trần
Tuấn Trần
3 năm trước

Những công chúa tài, yêu nước thương dân mà xã thân hy sinh, thật là cao cả. Tiếc thay sử sách mất đi những chi tiết đó để đời sau tìm hiểu, noi theo

Chấn Huy
Chấn Huy
3 năm trước

Tiến sĩ Trần Thuận từng nhận xét rằng: “Trong lịch sử dân tộc, từng có những người phụ nữ làm nên đại cuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu… góp phần giành giữ nền độc lập cho Tổ quốc, và cũng từng có những người phụ nữ lặng lẽ hy sinh để cha anh làm nên nghiệp lớn như Huyền Trân, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa… Chính họ là những con người làm nên lịch sử. Thật đáng kính thay!”

Chấn Huy
Chấn Huy
3 năm trước

Công chúa Ngọc Vạn không chỉ có công trong việc làm cầu nối giao bang cho 2 dân tộc, còn có công trong việc dẫn đường cho người Việt mở đất về phương Nam.

Chấn Huy
Chấn Huy
3 năm trước

Thứ nhất :Nàng còn giúp những người nông dân Đàng Trong kéo vào vùng đất Thủy Chân Lạp (nay là đồng bằng Nam bộ), khai hoang lập ấp, biến vùng đất này từ chỗ “đồng bằng sông Cửu Long chỉ là đầm lầy hôi thối, những bãi bùn và cây đước rộng mênh mông” (theo nhà sử học P. Devillers) thành một vùng đất trù phú.
Thứ hai: Chúa Nguyễn cũng được triều đình Chân Lạp đồng ý cho lập trạm thu thuế thương chính trong thời gian 5 năm ở Prei Nokor và Kas Krobei (tức Chợ Lớn và Sài Gòn sau này)
…..

Tú Sương
Tú Sương
3 năm trước

Hiện nay ở Hội An có con đường mang tên Công nữ Ngọc Hoa, từ điểm đầu kênh Chùa Cầu đến ngã ba Hùng Vương- Trần Hưng Đạo. Đây cũng là con đường đầu tiên Quảng Nam dùng tên một nhân vật lịch sử gắn liền với mối giao bang Việt Nam – Nhật Bản để đặt tên đường tại phố cổ Hội An.Và từ năm 2016 ở Hội An cũng đã phục dựng lại đám cưới của Araki Sotaro với Ngọc Hoa trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản. 

Lần cuối chỉnh sửa 3 năm trước bởi Trần Đức An Khương
Thảo Trần
Thảo Trần
3 năm trước

Thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên có ba cô công chúa được gả cho chồng ngoại ở ba phương trời khác nhau. Cũng là “vì nước quên thân cả” nhưng chỉ có Ngọc Hoa là một truyền kỳ được kể mãi ở cả Việt Nam và Nhật Bản và còn được đặt tên đường rất trang trọng ở thành phố Hội An, trở thành một biểu tượng của tình hữu nghị bang giao Việt- Nhật.

Nguyễn Quốc Tuấn
Nguyễn Quốc Tuấn
3 năm trước

Đúng là phụ nữ Việt Nam thời nào cũng thế, họ luôn chứa đựng những nét đẹp, nét đặc biệt riêng. Các công chúa thời xưa cũng vậy có thể là một cuộc hôn nhân chính trị đầy rẫy rủi ro nhưng họ vẫn chấp nhận để đánh đổi với vận mệnh đất nước.

Lộc Trần
Lộc Trần
3 năm trước

Mottj bài viết vô cùng thú vị về lịch sử Việt Nam, cảm ơn page vì những bài viết đem đến rất nhiều kiên thức cho đọc giả

Nhung Huyền
Nhung Huyền
3 năm trước

Không chỉ đấng nam nhi mới là những người phải có chí lớn. Những người phụ nữ đặc biệt là những nàng công chúa cũng cống hiến rất nhiều trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Chỉ là nhiều khi sự cống hiến của họ rất âm thầm và cao cả hoặc chưa được xh công nhận thời bấy giờ mà thôi.

Yên Đường
Yên Đường
3 năm trước

Thương thay cho những nàng công chúa tuy mang thân phận cao quý nhưng có lẽ ít ai được sống một cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn.

Karry
Karry
3 năm trước

Dù là phận nữ nhi nhưng họ vẫn hiên ngang và anh dũng như anh hùng

An Chi
An Chi
3 năm trước

Bài viết về đấng nam nhi rất nhiều còn nữ ni lại khá ít. Bài viết tổng hợp chủ đề khá hay và ý nghĩa.

Lần cuối chỉnh sửa 3 năm trước bởi An Chi
Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn khó khăn và tàn nhẫn

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Mọi sự vĩ đại và bình an đều được đánh đổi bởi những mất mác và giá trị hy sinh lớn lao cưa người xưa

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Cảm thấy rất tự hòa về những nữ anh hùng của nước ta

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Số phận nàng công chúa xinh đẹp Ngọc Vạn đã được an bài từ khi nhà vua Chân Lạp ngỏ lời xin chúa Nguyễn cưới nàng. Nàng thực sự có đóng góp cho cả quê chồng và quê cha, là cầu nối giữa hai dân tộc

Khải Đặng Văn
Khải Đặng Văn
3 năm trước

Bài viết ngắn gọn và cô động, giúp mik biết thêm nhiều điều. Cảm ơn tác giả

Quyên
Quyên
3 năm trước

Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu trong sự trường tồn của dân tộc ta

Như Ái
Như Ái
3 năm trước

Đến ngày hôm nay không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực. Hơn hết, vai trò cũng như vị thế của người phụ nữ trong xã hội sẽ ngày càng được nâng cao và có đóng góp ngày một lớn cho sự phát triển chung trong mọi lĩnh vực.

Linh Linh
Linh Linh
3 năm trước

Để giành được hòa bình và tự do chúng ta lại hy sinh những điều quý giá như vậy rất nhiều

Hóa
Hóa
3 năm trước

Mình cảm thất công nữ Ngọc Hoa đã gặp được đúng người vào đúng thời điểm

Mộc An
Mộc An
3 năm trước

Các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng đã tô thắm cho từng dải đất biên cương.

Ngọc Hân
Ngọc Hân
3 năm trước

Bằng uy tín bản thân và nhận được sự yêu mến của người dân, bà đã hỗ trợ rất nhiều cho các thương nhân tại vùng Nagasaki, chủ yếu thúc đẩy mối quan hệ buôn bán với triều đình nhà Nguyễn.