Israel một quốc gia nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải. Khiến cả thế giới phải thán phục về trình độ khoa học công nghệ vượt trội, sánh ngang với các siêu cường phương Tây.
Để có được những điều đó người do thái (Israel) đã đặt con người lên hàng đầu. Xây dựng một nền giáo dục với chất lượng tuyệt vời, từ bậc tiểu học cho tới giáo dục đại học, dù là trường tư hay công lập. Đặc biệt, nhà trường luôn đề cao khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng những đam mê của học sinh. Ngay từ những năm đầu, khi nền giáo dục của Israel được thành lập. Các môn học về khoa học và công nghệ đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, ở tất cả các cấp độ.

Cách thức học tập của nền giáo dục israel
Nền giáo dục của Israel ưu tiên dạy cho người học cách vận dụng công cụ, phương pháp để tiếp thu những tri thức mà mình muốn, và sẵn sàng chia sẻ. Chú trọng cho người học tự chứng minh những lý thuyết, khái niệm của sự vật hiện tượng. Thông qua trải nghiệm bản thân từ thực tế trong cuộc sống, qua khám phá thay vì chỉ nghe giáo huấn của thầy cô.

Cổ vũ, khuyến khích cho người học chủ động chia sẻ kết nối đa chiều các ý tưởng với người khác. Tìm thêm các mối quan hệ để phát triển, trau dồi thêm tư duy. Sáng chế ra những công cụ, phương pháp mới để làm rõ vấn đề.
Cách sống và định vị bản thân
Phương pháp giáo dục của Israel hướng đến độc lập trong tư duy, phán đoán. Dùng lý trí để căn cứ cho hành động, mỗi hành động phải hợp với đạo lý và pháp lý. Tập trung vào phát triển bản thân thành một người không bị cám dỗ, ràng buộc tiền tài vật chất, quan điểm lạc hậu, dư luận đám đông. Quan trọng hơn là không bị lôi cuốn vào những dục vọng trái với tự nhiên.
Không để lý trí phục tùng, nô lệ trước các thế lực, các nhân, tổ chức nào. Phải biết chứng minh được điều bản thân đã hiểu. Biết tư duy kiểm chứng những điều hiểu biết trong môi trường thực tế.
Nhân cách, đạo dức
Là con người yêu hòa bình giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên [biết bảo vệ môi trường]. Không cổ vũ cho xung đột bạo lực. Nhưng cũng phải biết chủ động đứng lên bảo vệ những chân lý, sự thật. Trong giao tiếp phải hòa nhã biết tôn trọng người khác. Chủ động tranh luận với mục đích tìm cái đúng, và lẽ phải chứ không nằm ở thù hận, trù dập cá nhân.
Lòng tốt phải có những biểu hiện, hành động cụ thể. Không ích kỷ nhắm vào lợi ích của mỗi bản thân. Mà phải hướng đến cộng đồng xung quanh. Giá trị đạo đức chia sẻ với người khác không nằm ở việc cho người khác tiền bạc. Mà nó là sự cảm thông, thương xót trong tâm hồn rồi chuyển thành sự giúp đỡ bằng hành động cụ thể.
Biết đấu tranh cho những lợi ích chính đáng của người khác khi bị kẻ xấu chèn ép, chà đạp. Xem nó như một phần lợi ích của chính mình chứ không thờ ơ cho qua, vì ai cũng cho qua thì sẽ có một ngày đến lượt bản thân mình. Như câu nói của Martin Luther King; “Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt”; Hay “Thế giới chịu tổn thất lớn không phải do sự tàn ác của những người xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt” – Napoleon Bonaparte.
Phát triển giáo dục theo năng lực riêng cho từng người
Giáo dục của Israel tập trung dạy trẻ ngay từ bé là ưu tiên hàng đầu, giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Mỗi trẻ sẽ có một giáo án được thiết kế riêng. Dựa trên tâm lý, sức khỏe, đặc điểm tính cách, năng lực học tập. Để trẻ phát triển tối đa, toàn diện, giáo án phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, các cơ quan an sinh xã hội. Từ đó tạo tiền đề để hướng đến sự phát triển một con người phát triển tối đa, toàn diện những tiềm năng của bản thân gồm; đức, trí, thể, mỹ phù hợp với lẽ tự nhiên.

Mỗi đứa trẻ phải được hạnh phúc trong đúng lứa tuổi của chúng, với những gì không trái với tự nhiên. Từ đó chúng sẽ có điều kiện tâm sinh lý tốt để học, hiểu được mọi thứ chúng cần trong cuộc sống.

Nền giáo dục nước ta dù có không ít điều đáng ca ngời. Nhưng còn đầy những hạn chế yếu kém cần khắc phục để hướng đến triết lý giáo dục Việt Nam. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu; “Triết lý giáo dục của Việt Nam nằm ở trước hết đó là chúng ta xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nằm ở chỗ chúng ta xây dựng con người Việt Nam toàn diện đức – trí – thể – mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.
Lớp trẻ thiếu định hướng tương lai
Các học sinh, sinh viên nước ta giường như thiếu mục tiêu định hướng cho chính bản thân mình. Rất nhiều sinh viên học ra trường không biết làm gì, hoặc phải nhờ mối quan hệ của bố mẹ mới có việc làm.

Họ không biết họ học vì điều gì ở tương lai, không biết mình muốn thành người thế nào. Đông đảo sinh viên khi chọn trường, ngành nghề điều do bố mẹ sắp xếp, thầy – cô, người thân quyết định. Hoặc buông xuôi vì điểm số thi quá thấp vào trường nào được thì vào.
Thụ động – thiếu quyết đoán trong vấn đề cá nhân
Mỗi khi có khó khăn, biến cố trong cuộc sống, hay những quyết định bước ngoặc của cuộc đời. Đa phần các bạn trẻ sẽ phải nhờ đến người khác để cho ý kiến, quyết định giúp bản thân như; khởi nghiệp hay làm thuê, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, hôn nhân – gia đình … Mọi thứ điều có ý kiến người khác tham gia vào. Bản thân người trẻ chính vì thiếu định hướng dẫn đến việc mình làm không biết đi đúng hướng hay không. Không hiểu điều gì sẽ tốt cho bản thân khi đứng trước các ngã rẻ, quyết định.
Khuôn mẫu so sánh áp đặt
Điển hình nhất là việc ba mẹ hay ép con mình phải giỏi như người này người kia. Phải có bằng cấp cao mới là thành đạt. Hay phải giàu có trở thành một hình mẫu con người nào đó mà ba mẹ thấy thích. Thầy cô luôn có định nghĩa về hình mẫu một học sinh giỏi. Phải chăm học, điểm số học tập cao, biết vâng lời, mà quên rằng phải dạy học sinh sự tự chủ, tự lập và sống như bản thân mình muốn trở thành.

Điều này khiến người học rập khuôn lẫn nhau. Hiện tượng văn mẫu, tôn sùng điểm số trả, quan điểm phấn đấu chỉ cần có nhiều tiền là người thành đạt, là những kết quả điển hình cho việc này.
Người lớn sắp xếp thay trẻ con
Đa phần các học sinh ở Việt Nam sẽ không bao giờ được chọn trường mà mình muốn học. Nỗi lo sỹ diện của cha mẹ khiến con cái bị áp đặt. Nỗi lo con mình sẽ thua thiệt nếu không học trường thuộc top cao, hay du học, đã làm cho trẻ con không chủ động tìm hiểu thông tin trường mình muốn học là gì. Ép trẻ con học thêm để theo kịp bạn bè, mặc kệ là mùa hè bọn trẻ được nghỉ ngơi. Mỗi ngày học 3, 4 ca học cha mẹ xem như là chuyện bình thường, mà không nghĩ đến tâm lý cảm xúc và sức khoẻ của trẻ.

Chương trình giảng dạy chưa có sự linh hoạt, sáng tạo
Người học cả nước buộc phải học một bộ sách giống nhau. Trong khi có những môn không hứng thú cũng phải học. Những lý giải kiểu như đã giỏi Toán sẽ giỏi Lý, Hóa, giỏi Văn sẽ giỏi Sử do đó các phân Ban, Khối A B C ra đời. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ nếu một học sinh thích học Sử thì có thời gian đầu tư nghiên cứu để không ảnh hưởng đến học tập môn khác hay không?. Vì cả giáo trình, thời lượng học … đều được sắp xếp dàn trải nhiều cho các môn Văn – Toán – Ngoại ngữ… Đáp án đề thi theo khung, triệt tiêu sự sáng tạo.
Người học không được chọn kiến thức học muốn học, mà phải học hết các môn. Chúng ta có quá nhiều học sinh – sinh viên được gọi là giỏi toàn diện. Nhưng khi cần vận dụng những tri thức để đáp ứng vào công việc – cuộc sống thì họ lại trở nên khờ dạy và không biết gì. Học sinh giỏi vật lý nhưng không biết lắp đường dây điện trong nhà; giỏi văn nhưng không biết cách dùng từ phù hợp khi giao tiếp; giỏi oán nhưng không tính được lãi suất tiền vay; giỏi Địa lý nhưng không biết mô tả vị trí nước ta trên bản đồ… Là những trường hợp phổ biến hiện nay.

Ở bậc đại học giáo trình rất cũ – lạc hậu. Thầy – cô đóng vai trò như những chiếc phễu chắt lọc kiến thức để dạy lại cho học sinh – sinh viên. Điều này vô tình làm cho kiến thức dần hạn hẹp , thiếu tính cập nhật. Các bài học tình huống trong giáo trình hầu hết là của Âu – Mỹ những thập niên 80 – 90. Thay vì cập nhật, bổ sung thêm cái mới phù hợp với thời đại và bối cảnh Việt Nam.
Cải cách chưa hiệu quả như mong đợi
Mỗi năm mỗi cách, chủ yếu xung quanh cách tổ chức thi cử khác nhau, thiếu định hướng lâu dài. Làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đấy. Gây hoang mang dư luận và gia đình thí sinh, và áp lực cho cả người học. Các cải cách giáo dục hiện tại chỉ tập trung vào bề nổi là khâu thi cử. Chưa có nhiều giải pháp cho các cấp khác. Các kế sách lâu dài định hướng về một nền giáo dục cho tương lai chưa được làm.

Dù nền giáo dục của Việt Nam sinh ra nhiều nhân tài làm rạng danh đất nước, qua các cuộc thi quốc tế. Nhưng nhìn từ những gì thực tế đang diễn ra, nền giáo dục nước ta chứa nhiều điều bất ổn. Cần lắm một cuộc cách mạng thay đổi bộ mặt nền giáo dục. Thay vì hô hào đổi mới cải tiến – cải lùi thêm thắt vào những thủ tục, cắt xén, bổ sung vào chương trình giảng dạy.
Nguồn tham khảo công trình nghiên cứu “Tư duy giáo dục Israel và kinh nghiệm rút ra cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam” – Phạm Thị Kim Hoa, Trung tâm Khoa học tư duy CTS
>>>>
“Thiếu tính hệ thống” trong giáo dục đại học nước Mỹ
Công thức thành công từ cá chuyên gia tâm lý giáo dục của ISRAEL
Nền giáo dục Israel đã cho mik cái nhìn mới về việc đào tạo nhân tài. Họ luôn tạo điều kiện để học sinh, sinh viên thỏa sức sáng tạo và thiết kế.
Nền giáo dục Việt Nam vẫn còn những khuất mắc và thay đổi theo thời gian
Việc phát triển giáo dục theo năng lực riêng cho từng người sẽ đảm bảo được chất lượng hiệu quả và đánh giá đúng năng lực của hs,sv theo cách khách quan nhất
” Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống, trong một cuộc nói chuyện với học sinh có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Lời nói của Bác đặt ra cho thanh niên, học sinh chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết: Phải tu dưỡng, rèn luyện để có đức, có tài. “
Nhờ vào nên giáo dục Israel, giúp cho hs, sv rèn luyện tính tự chủ, độc lập trong suy nghĩ và hành động. Đặc bản thân là yếu tố quyết điịnh và cương quyết trong các quyết định mang tính thay đổi vận mệnh của chính mik