Chúng ta biết rất nhiều đến Adam Smith (1723 – 1790) bởi luật “bàn tay vô hình”. Tuy vậy Adam Smith còn có đóng góp lớn cho việc làm rõ lợi ích của chuyên môn hóa lao động.

Bắt đầu chương đầu tiên trong cuốn sách Của cải của các dân tộc, cuốn sách kinh điển về kinh tế. Từ lập luận, phương thức căn bản để giàu lên là phải gia tăng năng suất làm việc. Bằng cách, phân công lao động theo chuyên môn hóa. Nghĩa là, phân chia quy trình sản xuất thành nhiều công đoạn nhỏ chuyên biệt, chi tiết hơn.

chuyên môn hóa lao động
Ảnh: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc

Chuyện bắt đầu từ nhà máy pin

Smith đã đưa ra minh chứng trong thời đại của ông. Các công nhân nhà máy pin – đinh ghim được trả lương thấp, mặc dù năng suất lao động cao. Vì đó là mức tối đa với 20 đinh ghim/người/ngày khi từng cá nhân tự thực hiện toàn bộ quy trình. Smith cho biết quá trình này có thể được chia thành 18 bước riêng, gồm cả việc đóng gói.

Như vậy với 10 người, phân chia quy trình chi tiết sản xuất kẹp ghim theo chuyên môn hóa vào một, hoặc hai bước trong quy trình. Điều này giúp có thể giúp những người này sản xuất ra 48.000 cái đinh ghim tức 4.800 đinh ghim/người/ngày. Đây là kết quả quá khác biệt nếu so sánh với mức tối đa 20 đinh ghim/người/ngày. Ông cho rằng việc này làm tăng năng suất bởi ba lý do.

Đầu tiên, khi lặp lại nhiều lần cùng một hoặc hai thao tác công việc thì công nhân sẽ nhanh chóng thuần thục công việc đó. Cứ như thế về lâu dài người lao động sẽ có sẽ có kỹ năng – kỹ xảo riêng của mình trong công việc đó.

Thứ hai, khi người công nhân hết công đoạn của mình, đến công đoạn sau thì có người khác bắt tay ngay vào nhiệm vụ tiếp theo. Người thứ nhất cứ thế bắt đầu lại công đoạn của mình. Điều này không làm mất thời gian di chuyển vị trí (thể chất) và chuyển đổi suy nghĩ (tinh thần) giữa các nhiệm vụ. Như vậy sẽ cắt giảm giảm phí chuyển tiếp, tức là giảm hoạt động không tạo ra năng suất lao động.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng. Một quy trình được chia nhỏ sẽ khiến cho các bước trong quy trình dễ được tự động hóa (cơ giới). Tiến tới mục đích đẩy nhanh tốc độ sản xuất, để gia tăng sản lượng sản xuất gấp nhiều lần.

Ảnh: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc

Smith gọi việc sản xuất ghim như thế chỉ là một ví dụ vặt vãnh. Sau đó, ông tiếp tục nhấn mạnh là việc phân chia chuyên môn hóa lao động trở nên phức tạp hơn cho những sản phẩm phức tạp hơn.

Sự phát triển của chuyên môn hóa lao động

Hơn 250 năm tiếp theo. Cơ giới hóa và áp dụng các quy trình khoa học đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, không chỉ trong ngành công nghiệp kẹp ghim. Sau thế hệ của Adam Smith, người ta đã thấy sản lượng mỗi công nhân đã tăng gần gấp đôi. Dựa trên ví dụ của Smith. Charles Babbage, nhà toán học thế kỷ 19, cha đẻ của khái niệm máy tính, đã nghiên cứu các nhà máy sane xuất ghim vào năm 1832. Ông nhận ra rằng mỗi công nhân mỗi ngày sản xuất được khoảng 8.000 chiếc ghim.

chuyên môn hóa lao động
Charles Babbage

Đến năm 1980 Clifford Pratten, một nhà kinh tế học dự đoán. Sau 150 năm khi phát triển công nghệ, năng suất đã tăng thêm 100 lần, thì có thể sản xuất lên đến 800.000 đinh ghim/ngưới/ngày. Sự gia tăng năng suất khi chuyên biệt một công việc, như việc sản xuất ghim chỉ là một phần của câu chuyện mà thôi.

Ngày nay, chúng ta sản xuất ra rất nhiều thứ mà những người sống trong thời đại của Smith chỉ có thể mơ tới. Chẳng hạn máy bay, tàu ngầm … Hoặc thậm chí không thể tưởng tượng được như; vi mạch, xe tự động, smart phone và nhiều công nghệ khác. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng; ở thế kỷ 18 việc 10 người cùng làm để sản xuất ghim vẫn được coi là thời thượng. Ít nhất là đủ sành điệu để đưa lên chương đầu của một tác phẩm kinh điển về chủ đề mang tính đột phá thời đó, là phân chia chuyên môn hóa lao động.

Phan Hoàng Thư

>>>>>

Làm sao để giao việc phù hợp với tính cách của nhân viên

Văn hoá Khởi nghiệp tạo dựng nhân hiệu Việt

Thay đổi tư duy – lãnh đạo hiệu quả

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

10 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đoàn Ngọc Minh
Đoàn Ngọc Minh
3 năm trước

Thường hay thấy mấy công xưởng dưới Bình Dương làm như này cũng bình thường mà không biết ngày trước người ta làm rườm rà vậy

Mai Vy
Mai Vy
3 năm trước

https://www.youtube.com/watch?v=ZP8P2i91MK4&t=102s

Ơ phải bài này không nhỉ??

Trần Thị Minh Anh
Trần Thị Minh Anh
3 năm trước

Một quy trình được chia nhỏ sẽ khiến cho các bước trong quy trình dễ được tự động hóa (cơ giới). Tiến tới mục đích đẩy nhanh tốc độ sản xuất, để gia tăng sản lượng sản xuất gấp nhiều lần.

Cai Vinh Hiếu
Cai Vinh Hiếu
3 năm trước

Chuyên môn hóa lao động có yêu cầu những nhà quản lý không nhỉ?

Nguyễn Ngọc Trang
Nguyễn Ngọc Trang
3 năm trước

Một người làm đi làm lại 1 khâu duy nhất 100 lần thì chắc chắn sẽ nhanh tay hơn những một người tự làm làm nhiều khâu. Thậm chí nhắm mắt cũng làm được luôn ấy !

Hoàng Anh
Hoàng Anh
3 năm trước

Ồ chắc đây là giai đoạn mọi người bắt đầu phân định ra chuyên môn cho từng công việc

Cẩm Thành
Cẩm Thành
3 năm trước

Chia một quy trình phức thành những công việc đơn giản và chỉ tập trung vào đó

Trung Quân
Trung Quân
3 năm trước

Dạo gần đây không còn thấy tác phẩm kinh điển này nữa

Nguyễn Hoài Bão
Nguyễn Hoài Bão
3 năm trước

Chuyên môn hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc cải thiện chất lượng của các nguồn lực hiện có, đặc biệt là lực lượng lao động.

Trương Hiểu Minh
Trương Hiểu Minh
3 năm trước

khi áp dụng chuyên môn hóa trong sản xuất hiện đại nhờ vào việc ứng dụng kĩ thuật mới, hiện đại cùng với việc người lao động chỉ tập trung vào một sản xuất nhất định nên sẽ có được sự thành thạo trong quá trình lao động. Nhờ đó kĩ năng lao động cũng sẽ được nâng cao.