Đầu tiên để bắt đầu hiện thực hóa một mục tiêu nào đó cho tổ chức – doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo – quản trị giỏi phải có chiến lược hành động tốt, nếu không muốn chuẩn bị sẵn cho mình một kế hoạch thất bại.
Chiến lược là một chuỗi những hành động, được thiết kế phù hợp với tổ chức – doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu trong tương lai. Một chiến lược có thể dài ngắn tùy thuộc vào độ lớn của mục tiêu và điều kiện, môi trường tác động đến tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên để đảm bảo chiến lược thật sự có ý nghĩa và hiệu quả. Thì ít nhất nó phải mất từ 3 đến 5 năm thực hiện theo Michael Porter cha đẻ của thuyết cạnh tranh.
Đối với một bạn trẻ khởi nghiệp. Việc thuê những chuyên gia nhằm hoạch định chiến lược, cố vấn cho tổ chức sẽ hết sức tốn kém và khó thực hiện. Đa phần nhà khởi nghiệp trẻ sẽ tự xây dựng lấy chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Vì thế rất dễ phạm phải những sai lầm.
Sau đây là những sai lầm cơ bản, mà một người khởi nghiệp cần tránh. Khi đóng vai là một chiến lược gia cho chính tổ chức, doanh nghiệp của mình.
Đao to búa lớn, khi quá tập trung vào sự mong muốn kết quả, nhưng không có chiến lược cụ thể cho hành động
Chắc chắn khi xây dựng một chiến lược những nhà khởi nghiệp cũng sẽ phải căn cứ vào; Tầm nhìn – là tương lai – điều doanh nghiệp muốn vươn tới hay trở thành. Sứ mệnh – những công việc phải làm hiện tại, lý do để doanh nghiệp tồn tại. Những giá trị của doanh nghiệp điều mà doanh nghiệp phải tập trung xây dựng, không bị ảnh hưởng qua thời gian, môi trường cạnh tranh và phương thức quản trị, để hoạch định các bước đi cho tổ chức của mình.
Có thể phải mất hàng tháng trời để soạn thảo xong, vì vậy chính bạn mới là người hiểu rõ nhất cách thức vận hành nó ra sao, chứ không phải nhân viên.
Hãy thử tưởng tượng, bạn tổ chức một buổi họp công ty nhằm công bố chiến lược. Buổi thuyết trình khá ấn tưởng, mọi nhân viên đều thấy các bước đi, nhưng sau đó họ ra về và không biết phải làm gì.
Vì nó chỉ là trên giấy, khi bạn đề cập quá nhiều vào mong muốn. Thành quả tuyệt vời mà doanh nghiệp có thể đạt được là gì, nó tuyệt vời ra sao khi triển khai. Nhưng người khác thì không nhìn thấy được bất kì một trạng thái hành động nào để họ đi theo. Hãy có một chỉ dẫn hành động theo mỗi giai đoạn và duy trì nó.
Đừng chạy theo những công ty kiểu mẫu đã thành công
Quy tắc của cạnh tranh là; Tìm và phát huy được nhóm các giá trị khác biệt mang lợi thế cạnh tranh duy nhất của doanh nghiệp, khi so sánh với đối thủ (độc nhất vô nhị). Nếu chiến lược công ty là bản sao hoàn hảo, nó có thể mang lại những thành quả ngắn hạn. Rồi sau đó sẽ nghiền nát công ty dưới áp lực cạnh tranh từ các ông lớn trong ngành. Đừng chỉ sao chép, thay vào đó hãy nghĩ cách để định vị vị trí độc nhất của doanh nghiệp.
Bằng cách học hỏi, so sánh với những tiêu chuẩn chung của ngành. Những giá trị của nhóm doanh nghiệp dẫn đầu và tìm cách vượt qua những thứ ấy. Chiến lược của bạn giống đối thủ thì bạn không hề có chiến lược. Khi chiến lược khác biệt nhưng dễ sao chép thì đó là chiến lược kém. Còn nếu chiến lược khác biệt và rất khó bị sao chép, thì bạn có chiến lược bền vững
Không như bạn nghĩ, quá khứ không phải lời tiên tri chuẩn xác
Có thể trước khi bắt đầu khởi nghiệp và xây dựng chiến lược cho công ty. Bạn đã là một CEO với nhiều thành quả. Hay một sinh viên đạt giải trong cuộc thi khởi nghiệp nào đó. Hay chí ít đã từng tham gia một nhóm khởi nghiệp. Nó sẽ mang đến cho những bạn sự tự tin khá lớn.
Nhưng đây là một cái bẫy dẫn bạn đến những lựa chọn đường đi sai lầm cho doanh nghiệp. Vì sao ư? Vì bạn sẽ rất dễ dùng kinh nghiệm, để vẽ lên con đường cho doanh nghiệp của mình. Niềm tin quá cao vào những gì bạn đã vạch ra trước đó qua sự đánh giá cao của thầy cô, giảng viên, giám khảo các cuộc thi khởi nghiệp lúc thuyết trình ý tưởng (lưu ý: chỉ có bạn mới hiểu doanh nghiệp của bạn)
Cẩn thận với những dự đoán ngành trong tương lai
Những dự đoán báo cáo, đánh giá phân tích ngành như; thị phần, xu hướng khách hàng, tiến bộ công nghệ … Có thể sẽ không thực tế như bạn nghĩ. Không khó để kiểm tra những dự báo sai từ các chuyên gia, hay tổ chức phi chính phủ. Nói như thế không có nghĩa là bạn sẽ phớt lờ những dự báo.
Việc quan trọng hơn là, trong chiến lược mà bạn xây dựng, phải có khoảng trống cho một vài điều chỉnh trong các bước chiến thuật. Nó không phải là thay đổi cả chiến lược.
Ngoài ra, đa phần khi cho ra đời sản phẩm khởi nghiệp, chúng ta thường chú trọng vào việc cải thiện sản phẩm. Nhưng quên mất sự chú ý vào ngành nghề kinh doanh đang thay đổi. Hãy đảm bảo chiến lược có chỗ cho sự định hình, đoán trước nhu cầu của khách hàng.
Chiến lược sẽ giúp phát họa rõ nét đích đến mà bạn muốn. Đảm bảo một vị trí cho sản phẩm, doanh nghiệp của bạn, nhằm tạo ra một tương lai tốt đẹp.
bài viết rất hay luôn á
hên thật, vừa lúc mình mới ra trường nên cũng tính khởi nghiệp , mà gặp dc bài
“Là một người khởi nghiệp,chính bạn mới là người hiểu rõ nhất cách thức vận hành nó ra sao, chứ không phải nhân viên.” thật sự đúng đắn vì khi chúng ta thực sự suy nghĩ cặn kẽ,căn cứ vào Tầm nhìn – Sứ mệnh – Những giá trị của doanh nghiệp thì chúng ta sẽ có những phương án, chiến dịch để đưa công ty đi đúng hướng nhất có thể.
Cảm ơn bài chia sẻ từ tác giả, hôm nay mình đã có thêm những hiểu biết về chiến lược và phần nào giúp ích cho mình trong con đường sắp tới.
Cảm ơn những lời chia sẻ của tác giả. Khởi nghiệp là một hành trình dài và cần sự chuẩn bị thật chu đáo
Bài viết rất hay và ý nghĩa🥰🥰
Bài viết lột tả rõ hiện trạng các start-up hiện nay trên con đường kinh doanh cần phải xác định rõ ràng nội tại, nguồn lực của mình để có thể đưa ra 1 chiến lược phù hợp. Đừng quá cao xa, với tới những ông to búa lớn khi mình k đủ điều kiện phát triển.
“Chắc chắn khi xây dựng một chiến lược những nhà khởi nghiệp cũng sẽ phải căn cứ vào; Tầm nhìn – là tương lai – điều doanh nghiệp muốn vươn tới hay trở thành. Sứ mệnh – những công việc phải làm hiện tại, lý do để doanh nghiệp tồn tại. Những giá trị của doanh nghiệp điều mà doanh nghiệp phải tập trung xây dựng, không bị ảnh hưởng qua thời gian, môi trường cạnh tranh và phương thức quản trị, để hoạch định các bước đi cho tổ chức của mình“
Trong việc phát triển một doanh nghiệp thì chiến lược là vô cùng quan trong có những bước đi đúng đắn phù hợp với tổ chức, nguồn nhân lực,… sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng hơn đạt mục tiêu nhất định. Mình thích câu của tác giả đã chia sẻ trong bài về 1 trong những sai lầm đó là “Đao to búa lớn, khi quá tập trung vào sự mong muốn kết quả, nhưng không có chiến lược cụ thể cho hành động”
Bản thân các startup mới là người hiểu rõ nguồn lực hiện tại mình đang có, việc thuê các chuyên gia phân tích khá tổn kém và có khi không đúng với nguồn lực hiện tại đang có
Rất hữu ích, những điểm đáng lưu ý cho một người sẽ và đang khởi nghiệp. Cảm ơn tác giá
Bài viết rất hay và ý nghĩa, những người muốn startup nên đọc bài này. Em thích nhất câu “Chỉ có bạn mới hiểu doanh nghiệp của bạn”. Không ai hiểu được doanh nghiệp của bạn hơn chính bạn, nên hãy đưa ra quyết định đúng đắn để doanh nghiệm của mình ngày càng phát triển, Fighting.
Bài viết rất là hay luôn cảm ơn ad đã đăng bài viết này
“Những dự đoán báo cáo, đánh giá phân tích ngành như; thị phần, xu hướng khách hàng, tiến bộ công nghệ … Có thể sẽ không thực tế như bạn nghĩ. Không khó để kiểm tra những dự báo sai từ các chuyên gia, hay tổ chức phi chính phủ”. Phần chia sẻ của tác giả về phần mình cảm thấy đúng và quan trong trong những bước đi của doanh nghiệp khi mới bắt đầu khởi nghiệp. Cần phải có sự tỉnh táo, đánh giá đúng tình hình, cần thận vơi những dự doán trong tương lai.
“Chiến lược sẽ giúp phát họa rõ nét đích đến mà bạn muốn. Đảm bảo một vị trí cho sản phẩm, doanh nghiệp của bạn, nhằm tạo ra một tương lai tốt đẹp.”
“Chiến lược sẽ giúp phát họa rõ nét đích đến mà bạn muốn. Đảm bảo một vị trí cho sản phẩm, doanh nghiệp của bạn, nhằm tạo ra một tương lai tốt đẹp.”
Để thuê một người giỏi từ bên ngoài vào đã làm lãng phí nhiều thời gian và chi phí không thích đáng, đôi khi họ vô tình đưa công ty đi sang hướng khác, làm sai lệch dự định tương lại của công ty. Vì vậy, đây là một việc đáng cân nhắc
Việc bắt chước những đối thủ mạnh không thể làm mik tốt hơn, mà hãy xem họ là những cơ hội lớn để bản thân vượt qua
Mik thường nghe nói, tôi có nhiều kinh nghiệm vì thế các bạn hãy nghe và làm theo lời tôi. Đây quả thật là rào cản lớn nhất nếu chúng ta muốn hội nhập vào thị trường luôn ưu tiên cho sự sáng tạo, đổi mới và thay đổi không ngừng để hoàn thiện hơn.
Bài viết giúp mik có nhiều góc nhìn và cần ngẫm nghĩ nhiều điều sâu sắc hơn khi muốn bắt đầu kinh doanh
Cần có bức tranh toàn cảnh để chúng ta dễ định hình và hướng đến
Hiểu rõ bản thân đang ở đâu, cần gì, và nguồn lực có những gì mới có những bước đi phù hợp. Không phải cứ là mơ mộng với kết quả lớn lao hay những kế hoạch ngoài khả năng là sẽ thành công.
“Tầm nhìn- Sứ mệnh- Giá trị cốt lõi” là những thứ mà bản thân người start-up phải nắm rõ và hiểu nhất. Vì không phải làm theo những gì người khác làm thì sẽ thành công giống họ. Trong khi nội tại, nguồn lực, định hướng của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Cần suy nghĩ thấu đáo, nắm rõ để đưa ra những định hướng phù hợp
Nếu như nghĩ rằng thuê những người có kinh nghiệm dày dặn để đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp thì sẽ thành công có lẽ rất nhiều người đã sai. Không ai hiểu doanh nghiệp của mình hơn bản thân mình.
Bài viết ngắn gọn , hay , truyền đạt được nhiều thứ tới người đọc
Bài viết dẫn chứng cụ thể , lôi cuốn người đọc .
Không chỉ trong khởi nghiệp, trong bất cứ công việc gì bạn đều cần phải trở thành một chiến lược gia. Chỉ khi có kế hoạch cụ thể mới có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.
Mình nghĩ khởi nghiệp còn cần đóng vài nhiều người nữa lắm.
Mình cũng đang khởi nghiệp, bài viết thật sự rất hữu ích với mình lúc này.
Việc quá chú trọng vào miêu tả tầm nhìn tương lai và bỏ quên những bước hành động cụ thể trong quá khứ chính là một sai lầm phổ biến khi trình bày chiến lược với tổ chức.