Khi đang công tác tại một phòng ban chức năng nào đó trong công ty, với vị trí nhân viên bình thường, thì sự tự đánh giá thành công trong công việc là khi: Thực hiện xong một bản thiết kế trước deadline, viết một kế hoạch theo mẫu của công ty hay một cuộc gọi bán hàng thành công… đại loại thế.
Tựu trung đó là khi bạn luôn hoàn thành những công việc cụ thể được giao cho, hoặc có trong bảng mô tả công việc. Tuy nhiên đây không hẳn là điều bạn muốn làm mãi. Sẽ đến lúc bạn muốn thay đổi vị trí công việc lên cấp quản lý. Giả sử điều đó xảy ra, bạn được tiến cử từ nhân viên lên quản lý.
Lúc này bạn sẽ bắt đầu một hành trình thú vị, một cơ hội để khám phá bản thân. Liệu rằng mình có thể tạo ra giá trị nổi bật gì cho tổ chức mình quản lý. Đây sẽ là một trải nghiệm đáng chú ý trong bước khởi đầu với vai trò là người quản lý – lãnh đạo của bạn.
Từ nhân viên lên quản lý
Một lẽ tự nhiên, tất cả những kỹ năng điểm mạnh trong công việc của bạn trước đó giúp bạn thăng tiến, đến lúc này sẽ ít còn phát huy tính hiệu quả. Bạn buộc phải chuyển hướng, lúc này công việc của bạn là định vị lại mình.
Từ thành quả trong quá khứ giúp bạn thành công, giờ đây công việc sẽ đòi hỏi bạn phải trang bị một cái nhìn bao quát, phức tạp hơn về định hướng chi tiết công việc, giao việc, ủy quyền, thiết lập mối quan hệ … Vì việc của bạn lúc này là giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc tốt như bạn đã từng làm, hoặc tốt hơn.

Không còn giống như trước nữa. Từ nhân viên lên quản lý, công việc có sự chuyến dịch từ thực hiện nhiệm vụ được giao, sang định hướng và phát triển công việc cho đồng nghiệp. Bạn sẽ phải lao đầu vào những công việc như: Hướng dẫn nhân viên viết một kế hoạch, thực hiện cuộc gọi bán hàng, ... Điểm mấu chốt lúc này là giả thuyết sau.
Sẽ không có chuyện gì nếu nhân viên của bạn làm tốt. Nhưng nếu không tốt như chính bạn đã từng làm hoặc không như kỳ vọng thì sao?. Tôi khuyên bạn hãy kiềm chế cảm xúc, vì trước đây bạn là người làm giỏi nhất những công việc đó. Giờ lại phải quan sát hướng dẫn và tạo động lực cho người khác làm nhưng kết quả thì tệ hại. Bạn rất khó chịu, khi thấy họ phải vật lộn với những công việc mà nếu bạn thực hiện, thì rất nhanh chóng hoàn thành.
Thành công của cấp dưới là thành công của bạn
Lúc này, nhiều người sẽ làm việc thay cho nhân viên của mình, để cho xong việc và không phải bức bối trong lòng. Thật tệ hại khi việc này xảy ra. Tại sao ư? Bạn quên lý do khi được cất nhắc lên công việc quản lý là; để dẫn dắt người khác làm tốt như bạn, giúp đỡ họ phát triển các năng lực cá nhân. Không phải là bạn làm thay họ với một vị trí khác, đó sẽ là một thất bại và bạn sẽ là một sếp tồi. Thành công của bạn bây giờ sẽ bao gồm cả sự thành công của đội ngũ mà bạn quản lý.
Ở vai trò một quản lý việc cốt yếu của bạn phải làm; là định hướng cho đội ngũ của mình, điều phối nguồn lực để hoàn thành mục tiêu. Sẽ có hai thứ thúc ép bạn lúc bạn đang, cấp trên và cấp dưới trực tiếp của bạn. Hai đối tượng này sẽ có kỳ vọng khác nhau. Lãnh đạo của bạn thì muốn thấy bạn đặt trọng tâm công việc vào quản lý nguồn lực; xây dựng các kế hoạch; hỗ hoàn thành các mục tiêu chung của công ty; quản lý rủi ro … Cấp dưới thì mong chờ bạn có một định hướng công việc rõ ràng giúp họ giải quyết các khó khăn công việc nhanh chóng tạo động lực cho họ phát triển bạn thân về lâu dài.
Nếu bạn từ nhân viên lên quản lý bạn cần chuẩn bị tinh thần về sự chuyển đổi. Có kế hoạch hành động cho những chuyển biến bất ngờ về vai trò của bạn trong công việc. Lúc này bạn mới nổi bật trong đám đông các quản lý khác như bạn, và nhắm đếm vị trí công việc cao hơn.
>>>>
Đóng vai chiến lược gia khi khởi nghiệp
Đằng sau sự thành công rực rỡ của tổ chức luôn có những nhân viên đứng sau cánh gà luôn âm thầm cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Mình nghĩ giai đoạn này quan trọng lắm nè ! Nó cần sự thay đổi tư duy và góc nhìn nhanh chóng cực kì. Từ chịu trách nhiệm công việc cá nhân chuyển sang chịu trách nhiệm cho cả đội nhóm, một sự khác biệt to lớn.
Hiện nay việc các nhà quản lý được thăng chức chỉ bởi năng lực chuyên môn cao vô hình chung đã khiến cho bọn họ không biết được công việc thật sự của mình là gì
Thật khó chịu khi nhìn nhân viên thất bại trong chuyên môn của chính mình nhưng bạn sẽ khó chịu hơn khi biết mình đã thất bại trong công việc thật sự của mình
Sẽ thật tuyệt nếu như trong giai đoạn chuyển đổi này người quản lý nhận được sự chỉ dẫn từ cấp trên của mình
Hãy mở rộng các mối quan hệ trong công việc điều đó sẽ tạo thêm niềm tin cho sếp về bạn
Hãy thực hiện công việc đúng năng lực và phát triển đúng thế mạnh của bản thân để họ thấy được năng lực của bạn