Dù có xuất bản ra bao nhiều quy định về chống độc quyền thì kiểu gì nó cũng vẫn tồn tại. Một số không nhỏ trong phạm vi ở các ngành, nhiều công ty dường như đang thao túng, chiếm lĩnh thị trường trên toàn cầu. Những gã khổng lồ này có thể tạo ra sân chơi mới theo luật của mình. Họ có thể buộc đối thủ phải nhảy vào cuộc chơi với họ, không mảy may quan tâm đến sân chơi chung.

Thị trường khi quá nửa là của số ít các ông lớn

Vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu là cuộc chơi về công nghệ tiên phong, đốt tiền giết đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Số liệu năm 2014 với 90% máy bay dân dụng trên thế giới là của hai hãng Boeing (tổng thống Mỹ là “một tay bán hàng siêu đẳng” của hãng này) và Airbus số nhỏ còn lại là Embraer (Boeing sở hữu 80%), Bombardier…. Nền tảng chia sẻ video trực tuyến là sân chơi của youtube (No.1 với hậu thuẫn là google), DailyMotion cùng vài cái tên tí hon khác.

biểu đồ doanh thu toàn cầu của airbus và boeing năm 2014

Sân chơi của hệ điều hành máy tính là của Microsoft Windows và Mac OS (Apple). Tương tự như vậy, trên điện thoại thông minh là iOS (Apple) và Android (Google). Khó có hệ điều hành nào khác có thể chen chân chiếm lĩnh thị trường gây trở ngại cho hai hãng này, ít nhất trong 2 đến 3 năm tới.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Huawei cho ra đời Hệ điều hành Harmony. Với động thái quyết tâm, rất có thể thời gian tới họ sẽ chiếm lĩnh thị trường tỷ dân này. Các hãng như Oppo, Xiaomi, Huawe tại Trung Quốc có thể sẽ liên minh lại. Trước giờ Trung Quốc luôn “lạnh nhạt” với các hãng công nghệ nghệ lớn như; Google, Facebook và Amazon. Đây cũng là thủ phủ của những bản sao chép có chỉnh sửa như; Alibaba, Baidu, Weibo và Alibaba đang chiếm lĩnh thị trường tỷ dân. Với cách họ đang làm là cấm cửa các đối tác từ bên ngoài, rồi thành lập những tập đoàn giống hệt đối phương, để cạnh tranh ngược lại.

Cuộc chơi có công bằng khi dùng tiền.

WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin đa nền tảng ra đời năm 2009. Có thể xử lý tới 27 tỷ tin nhắn mỗi ngày, và có hơn 450 triệu người dùng thường xuyên một tháng; đã bị mua với cái giá mà bất kỳ người khởi nghiệp nào cũng khó có thể từ chối. Một công ty với 5 năm tuổi đời, cùng 50 nhân viên, được mua với giá hơn 19 tỷ USD bởi Facebook vào năm 2014. Sau đó whatsapp mất hút, rồi chúng ta thấy Facebook Messenger với khoảng 1 tỷ người dùng hiện nay đã tăng trưởng cực nhanh.

Hai màu xanh đỏ của NVIDIA và AMD

Bằng sức mạnh tài chính cùng tầm nhìn, chiến lược đúng. Thị trường xử lý đồ họa (GPU) là sân chơi chỉ của Advanced Micro Devices (AMD) và nVIDIA. Để chiếm lĩnh thị trường này cùng với nVIDIA. Công ty AMD đã mua lại nhà sản xuất chip đồ hoạ ATI Technologies Inc với giá 5,5 tỷ USD.

Ở Việt Nam thị trường mạng 5G với ưu thế nghiêng về Tập đoàn Viettel đang chiếm lĩnh thị trường. Thị trường bán lẻ thiết bị di động đang bị chiếm lĩnh bởi FPTshop và Thế giới di động (TGDĐ). Riêng TGDĐ có 40% thị phần tính đến 2018 cũng là 1 trong 29 doanh nghiệp Việt Nam có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trước đó năm 2017 sau khi TGDĐ thâu tóm hệ thống bán lẻ điện máy Trần Anh, thương hiệu này cũng biến mất khỏi thị trường ngay sau đó. Cuối năm 2018 chuỗi Viễn thông A với 190 của hàng về tay Vinpro. Tuy nhiên khi Ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố rút lui khỏi mảng bán lẻ, giải thể Vinpro; đồng nghĩa Viễn Thông A cũng đồng thời đóng cửa.

biều đồ thị phần diện thoại di dộng năm 2017 và ước tính năm 2018

Kinh tế tăng trưởng theo phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhưng vương quyền thuộc về các công ty công nghệ lớn, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Chúng ta thấy gì khi facebook, google ra đời. Họ đã nắm rất nhiều dữ liệu người dùng (nói đến big data thì đây là những ông trùm. Nơi dữ liệu hoàn tất phân tích trước cả viêc đưa ra giả thuyết theo cách thống kê cũ); một dịch vụ truyền thông quảng cáo mới đã ra đời là Facebook Ads; riêng Google Ads đã có doanh thu 21 tỷ USD năm 2008.

Anh phan Hoàng Thư cầm micro phát biểu
Ảnh: Thiên Kim

Kẻ mạnh định hình nền kinh tế

Các công ty lớn hiện nay có thể tác động, định hình nền kinh tế. Điển hình trong kinh tế chia sẻ (sharing economy) với vài đại diện như; Uber, Grab, AirBnB. Chính phủ nhiều nước còn lúng túng trong việc quản lý những loại hình kinh doanh mới này. Như mô hình quản lý, khung pháp lý cho kinh tế chia sẻ; nhằm đảm bảo quyền lợi các bên, ngăn chặn trốn thuế và cạnh tranh công bằng.

kinh tế chia sẻ (sharing economy)

Với sức mạnh của mình, các công ty toàn cầu còn có thể tác động đến chính sách của nhiều nước. Ngay khi các doanh nghiệp Mỹ tháo chạy khỏi Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng mời gọi họ dịch chuyển sang quốc gia mình; với ưu đãi về thuế, thời gian thuê đất cùng nhiều hỗ trợ khác. Trên quy mô toàn cầu các công ty chiến lĩnh thị trường đủ sức ảnh hưởng, thậm chí định hình những gì sẽ được sản xuất tại đâu (chuỗi cung ứng), ai là người được lợi nhuận lớn và cả nơi người tiêu dùng có thể mua sản phẩm (nơi bán).

Phan Hoàng Thư

Phát hiện mới về “tôn giáo của thế kỷ XXI”

Bản năng kinh tế của mọi loại động vật trên trái đất

MỘT SỐ LOẠI HÌNH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận