Khởi đầu bằng “thất bại” của vị tổng thống vĩ đại
Sau khi lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Năm 1789, George Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ ở một số bang nước Mỹ có nhiều trường đại học hình thành với cơ sở vật chất nghèo nàn và đội ngũ giảng viên rất yếu. Những điều này sẽ rất khó để kiến tạo nên một nước Mỹ thống nhất, mạnh mẽ.
Thấy được điểm yếu này G. Washington đã thuyết phục Quốc hội về việc thành lập một trường đại học quốc gia mạnh; tập trung đầu tư các nguồn lực (con người, chính sách, tài chính … ) vào đó. Một lẽ thông thường là một trường đại học quốc gia mạnh, mang tầm cỡ quốc tế sẽ thúc đẩy các trường khác noi theo, tạo thành khối thống nhất trong cả nước quốc gia.
Thật không may ý kiến của Washington không được ủng hộ ủng hộ. Vì ở thời điểm đó sự quan tâm hàng đầu của các đại biểu (Representative) là chủ quyền từng bang của riêng họ, chứ không phải sức mạnh của quốc gia liên bang non trẻ như G. Washington suy nghĩ. Như vậy ý đồ thành lập một trường đại học mạnh tầm cỡ quốc tế làm kiểu mẫu cho cả liên bang đã không được ủng hộ.
Hoạt động như “thiếu tính hệ thống”
Đến ngày nay khi xem xét và đánh giá lại ý tưởng đó của G. Washington ta rằng; thất bại trong việc thuyết phục Quốc hội thành lập trường Đại học kiểu mẫu là một điều may mắn. Chính vì không có một trường đại học mạnh duy nhất làm mẫu mực trong toàn liên bang (cả nước Mỹ), cho nên hệ thống giáo dục đại học nước Mỹ ít bị bó buộc bởi các khuôn phép kiểm tra đánh giá, vận hành hoạt động, chương trình giảng dạy. Điều này đã tạo nên tính đa dạng của hệ thống giáo dục đại học của nước Mỹ.
Cũng vì không có một trường đại học duy nhất làm kiểu mẫu. Ở nước Mỹ lúc này đã ra đời hàng loạt trường đại học, có nhiều trường nhỏ và yếu. Tính đa dạng này xem ra có nhiều sự biểu hiện về một cấu trúc “thiếu tính hệ thống” trong giáo dục đại học; vì mỗi trường có phương pháp, giáo trình, mục tiêu giảng dạy riêng; không có bất kỳ sự đồng bộ mang tính chủ trương chung nào được áp dụng cho toàn hệ thống… nhưng ở đây lại tìm thấy gốc rễ tạo nên sức mạnh của nền giáo dục đại học nước Mỹ.
Đó là tính đa dạng của hệ thống, tạo nên sự phong phú về chất lượng theo kiểu thượng vàng hạ cám gì cũng có đúng như câu nói; “ở Mỹ có những trường tốt nhất thế giới nhưng cũng có những trường tệ nhất thế giới”. Khác biệt mô hình đào tạo giữa của từng cơ sở giáo dục đại học trong chức năng giúp phục vụ cho nhu cầu phát triển đa dạng của xã hội.
Hệ thống giáo dục đại học đa dạng, canh tranh
Sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của hệ thống giáo dục đại học Mỹ được điều khiển không phải bởi một sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan nào từ Chính quyền liên bang. Nó được điều khiển – điều chỉnh từ cơ chế cạnh tranh của thị trường.
Chính vì áp lực cạnh tranh của thị trường buộc các trường đại học buộc phải tăng tính dịch vụ như cơ sở vật chất – trang thiết bị đáp ứng nhu cầu học tập – giả trí; mức độ phục vụ người học trong khởi nghiệp – việc làm … nâng cao chất lượng giảng dạy; Giảng viên, giáo trình cập nhật, phương pháp kiểm tra đánh giá người học … Tính từ từ 1969 đến 1975 ở Hoa Kỳ có khoảng 800 trường đại học mới được thành lập; và cũng có khoảng 300 trường khác phải đóng cửa hoặc sáp nhập với trường khác.
Chính vì “thiếu tính hệ thống” của nền giáo dục đại học. Nước Mỹ lại phản ánh một hệ thống giáo dục đại học đa dạng đã hình thành. Với sức mạnh liên kết chặt chẽ; mỗi trường đại học thường là thành viên của một hiệp hội tự nguyện ví dụ như; Ủy ban Cao đẳng và Đại học Tây Bắc, Hiệp hội Viện Đại học Mỹ; theo một cơ chế kiểm định chất lượng chặt chẽ minh bạch, đầy tính cạnh tranh của thị trường. Việc kiểm định chất lượng không nằm ở bất kỳ cơ công quyền nào.
Bài viết có tham khảo từ sách “Giáo dục đại học Hoa kỳ” của Lâm Quang Hiệp – D. Bruce Johntone – Phillip G. Altbach đồng chủ biên.
Phan Hoàng Thư
Công thức thành công từ cá chuyên gia tâm lý giáo dục ISRAEL