QUASAR KHANH

“Quasar Khanh là một nhà thiết kế đã trở thành biểu tượng cho văn hóa Pop vào cuối thập niên 60 và là một trong những nhân vật biểu trưng nhất của thế hệ này” – nhận định được nhìn lại sau nửa thế kỷ về thành tựu của kỹ sư & nhà thiết kế huyền thoại Quasar Khanh qua những lời trân trọng của Jacques Séguéla (ông trùm quảng cáo đa quốc gia Havas của Pháp).

Với tinh thần sáng tạo khoa học, tổng hòa của kỹ thuật, nghệ thuật và phong cách sống độc đáo cùng năng lực phát triển các tác phẩm thiết kế mang tính ý niệm (conceptual), cách tân, táo bạo với một tầm nhìn xa tới tương lai, Quasar Khanh là người Việt Nam duy nhất có tên trong Từ điển Bách khoa Larousse.

Các tác phẩm đồ nội thất đệm hơi trứ danh của Quasar nằm trong bộ sưu tập của các bảo tàng lớn danh giá và uy tín trên thế giới như Bảo tàng V&A – Victoria & Albert (London), MoMa – Bảo tàng nghệ thuật hiện đại (New York), Centre Georges Pompidou (Paris), Musée des Arts décoratifs – Bảo tàng Mỹ thuật Pháp (Paris) hay Vitra Design Museum – Bảo tàng thiết kế tư nhân của tập đoàn nội thất Vitra (Đức).

Quasar Khanh có tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khánh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Cha ông là một kỹ sư không may qua đời trong khi đang tham gia thi công công trình cảng Hải Phòng. Năm 1949, khi vừa tròn 15 tuổi, Quasar theo mẹ sang Paris du học với sự đỡ đầu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Theo bước chân cha mình, ông tốt nghiệp trường ưu tú đào tạo kỹ sư của Pháp – Trường Cầu Đường Quốc gia Paris (École des Ponts et Chaussées) danh tiếng, nhưng sau này ông đổi hướng từ kỹ thuật thi công công trình dân dụng để đi vào thế giới thiết kế và thời trang.

Năm 1957, ông kết hôn với người mẫu & nhà thiết kế thời trang Emmanuelle Khanh và lấy nghệ danh Quasar để bắt đầu sự nghiệp thiết kế, đánh dấu cột mốc thời gian sau này cả hai vợ chồng ông trở thành một cặp đôi sáng tạo ghi danh trên bản đồ sáng tạo nghệ thuật của thế giới. [Hai vợ chồng ông sánh bước vào giới thiết kế thời bấy giờ với mẫu váy nhựa trong suốt có-một-không-hai và mẫu đầm đêm được “may ráp” từ đèn huỳnh quang].

Hình chụp gia đình ông cùng vợ Emanuelle Khanh và con trai Othello Khanh được chụp bởi nhiếp ảnh gia huyền thoại người Anh David Bailey cho tạp chí Vogue UK – số tháng Hai năm 1969
Hình chụp gia đình ông cùng vợ Emanuelle Khanh và con trai Othello Khanh được chụp bởi nhiếp ảnh gia huyền thoại người Anh David Bailey
cho tạp chí Vogue UK – số tháng Hai năm 1969

Biệt danh hay nghệ danh “Quasar”, theo ông, gợi lên tính hiện đại và tính đại đồng: là một người Việt Nam tại Pháp, ông mong mỏi tìm kiếm một bản sắc không bị trói buộc và thoát khỏi rào cản quốc tịch cũng như biên giới địa lý. “Quasar” trong thiên văn học ám chỉ loại thiên thể hay chuẩn tinh cực xa và cực sáng ở dải ngân hà trong những hố đen hàng triệu năm ánh sáng – thường được dùng để ví von khi giới chuyên môn nói tới khoảng cách giữa tài năng sáng tạo của ông với kỷ nguyên ông sống, dù là ở đâu, Paris hay Sài Gòn.

Trong độ tuổi 30, Quasar đã “chế tạo” ra một ngôn ngữ thẩm mỹ mới với bản sắc của riêng mình cho thập niên 60-70 dưới vai trò nhà phát minh của khoa học ứng dụng và nhà thiết kế. Các tác phẩm thiết kế của ông vô cùng đa dạng, biến hóa và liên đới giữa các lĩnh vực thiết kế phương tiện du hành (bao gồm đường bộ – xe hơi, hàng hải – du thuyền & hàng không – máy bay), kiến trúc, đồ nội thất và thời trang.

Thậm chí, về vật lý thực nghiệm, ông còn được xem như một “đối thủ của Einstein” bởi trong suốt mấy chục năm, ông đã thách thức lý thuyết tương đối của Einstein qua phúc trình trên tạp chí Nature và những đề xuất thực nghiệm cụ thể với NASA để kiểm chứng lại. Ông cho rằng E khác với MC2 và nhân loại có thể càng ngày càng chứng minh, thậm chí công nhận rằng ông hợp lý?

Quasar Khanh

QUASAR KHANH: CHA ĐẺ CỦA NỘI THẤT “KHÔNG KHÍ”

Khi còn là một kĩ sư, Quasar Khanh đã làm việc tại Société Générale d’Entreprises, một công ty xây dựng dân dụng lớn nhất thời bấy giờ, trước khi ông trở thành thành viên của công ty tư vấn kỹ thuật Coyne and Bellier.

Khi đang tham gia vào dự án xây dựng đập vòm phức tạp lớn nhất thế giới lúc bấy giờ được xây dựng ở Canada – Đập Manic-5 (hay hiện giờ được gọi là Đập Daniel-Johnson), ông đã phải đối mặt với một vấn đề tương đối phức tạp: thủy ngân và chì đã chiếm ưu thế trong các vật liệu xây dựng. Khi kiếm tìm nguyên liệu thay thế cho các thành phần độc hại này, ông đã nảy sinh và nung nấu ý tưởng sử dụng khí nén để rồi sau này, ông đã ứng dụng phát kiến này cho bộ sưu tập đồ nội thất bơm hơi tiên phong trên thế giới mang cá tính riêng của ông.

Khi sử dụng khí nén vào dự án xây dựng dân sự, Quasar đã nhìn thấu được 2 đặc tính vốn có của nhân tố này – đó là tính vững chắc và tính trong suốt. Nhờ vào cách tiếp cận độc đáo này, không khí đã trở thành một vật liệu xây dựng và ông trở nên đam mê tìm kiếm ra những cách mới để áp dụng thành tố này. Có nguồn còn ví von Quasar như “một nhà chế tác hay thiết kế không khí”.

Quasar Khanh phát triển bộ sưu tập đồ nội thất bơm hơi hoàn thiện đầu tiên vào năm 1967 – 1968. Bộ sưu tập « Aerospace Collection » là kết quả của sự đam mê và đánh dấu một cuộc cách mạng trong thế giới thiết kế vào cuối thập niên 60.

Các thiết kế sofa Chesterfield, ghế Aplollo, ghế lounge Thư Giãn (Relax) hay các sản phẩm đèn bơm hơi được sản xuất từ năm 1968 tới năm 1972 tại một xưởng phụ kiện đi biển ở ngoại ô Paris và tất cả đều được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công kỹ nghệ cao (haute couture) với chất liệu PVC và mấu nối giữa các phần đôi khi làm với chất liệu kim loại. Những phát kiến này được xem như những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trong suốt, có thể gấp lại, du cư, mềm dẻo và bền bỉ, và tiếc là chỉ bị một “lỗi” duy nhất – đã đi trước thời đại nửa thế kỷ.

Trước khi cho ra đời bộ sưu tập đồ nội thất bằng không khí này, ông đã trăn trở và không ngừng tự chất vấn bản thân mình liệu thiết kế bơm hơi có thể trở thành một vật liệu ứng dụng thiết thực cho cuộc sống hằng ngày không và rằng, thật sự có phần ngông cuồng – điên rồ – liều lĩnh khi hút thuốc & hút xì gà trong phạm vi những đồ vật này như ông đã từng. Quasar đã thấu chiếu nhận định về thời đại của ông – những năm 60 rằng: “Chỉ trời cao mới có thể là giới hạn – thời điểm này, không gì là không thể!”.

Quasar Khanh

Với tư cách nhà phát minh, năm 1968, ông sáng chế ra chiếc xe hơi mang tên “Quasar Unipower” (hay Cube Car), từng được sản xuất tại Anh từ giữa năm 1967-1968, báo hiệu trước và rất sớm loại xe hơi thông minh trong đô thị. Cube Car được thiết kế với hình khối được bao toàn bộ bằng plexiglass, sau này chúng được thiết kế và sản xuất hàng loạt và trở thành một ‘nhân vật’ đặc biệt tại Pháp và Anh.

Với cấu trúc độc đáo, chiếc xe hơi này đã lấy lòng được giới truyền thông, đặc biệt là các tờ báo thời trang lớn và các đạo diễn phim vào thời đó. Tạp chí Elle của Pháp đã sử dụng chiếc xe của Quasar cho chuyến khảo sát thời trang của họ xuyên suốt đất nước này vào năm 1970 và nó cũng xuất hiện trong nhiều bộ phim như “Elle boit pas, elle fume pas, elle drague” của đạo diễn Mireille Darc.

Quasar Khanh

Quasar Khanh cũng đã tạo nên những không gian sống bằng hơi cho cuộc Triển lãm “Những cấu trúc bằng hơi” được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Paris vào năm 1968. Những nhà biên tập của tạp chí Utopie là những người cổ súy cho cuộc triển lãm mà với nó, họ dự đoán được một tương lai sẽ đánh dấu bằng những tiến bộ cách mạng trong kiến trúc, quy hoạch đô thị và giao thông công cộng. Tất cả những tác phẩm trong triển lãm đều là những phát minh tiên phong với những cấu trúc bằng hơi làm mẫu số chung. Và tất nhiên các thiết kế của Quasar Khanh là điểm thu hút trọng tâm trong cuộc Triển lãm này.

Quasar Khanh

QUASAR KHANH: THIÊN TÀI VỚI SỨC SÁNG TẠO KHÔNG MỆT MỎI

Qua nhiều năm, ông đã bổ sung thêm và đổi mới với dòng đồ nội thất bằng nhôm đúc khuôn cát, và sản xuất nguyên mẫu mô hình loại thuyền Khanh Hydrair KX1, QuasArk Q2 và cả máy bay.

Trong thiết kế sản phẩm dân dụng, năm 1985, ngoài các thử nghiệm về đồ nội thất với kỹ thuật mây tre đan, ông đã thiết kế “Bambooclette” danh tiếng – loại xe đạp địa hình có khung bằng tre và mây mà ông đề xuất người Việt dùng làm phương tiện trong đô thị, vừa thân thiện với môi trường, và thay thế xe đạp cũ của Trung Quốc. Chiếc xe này đã được sử dụng bởi siêu mẫu Kate Moss và diễn viên Johnny Depp.

Dòng đồ nội thất bằng nhôm đúc khuôn cát
Dòng đồ nội thất bằng nhôm đúc khuôn cát
Bambooclette – loại xe đạp địa hình có khung bằng tre và mây mà ông đề xuất người Việt dùng làm phương tiện trong đô thị
Bambooclette – loại xe đạp địa hình có khung bằng tre và mây
mà ông đề xuất người Việt dùng làm phương tiện trong đô thị

QUASAR KHANH: TÂM HUYẾT CHO VIỆT NAM

Năm 1994, Quasar Khanh đã chọn lựa về sống tại quê hương Việt Nam trong thời điểm đất nước chuẩn bị thực hiện những thay đổi lớn mang tính quyết định tới tương lai về chiến lược phát triển đô thị. Ông sống trong một căn biệt thự Pháp cổ được sửa sang lại tại TP. HCM trên đường Phạm Ngọc Thạch và tiếp tục không ngừng đưa ra những phát minh mới. Ngọn lửa sáng tạo trong ông thậm chí còn chói sáng mãnh liệt hơn, thôi thúc ông dành những năm tháng cuối đời mình cống hiến cho quê hương.

Tại Sài Gòn, ông hiện thực hóa những thiết kế được ông nung nấu sau nhiều chục năm – ông cho ra nguyên mẫu chiếc tàu đệm khí (di chuyển trên bộ và dưới nước với tốc độ 100 hải lý/giờ so với 50 hải lý/giờ của Hải quân Hoa Kỳ) khi ấy đã không được tiếp nhận, mà nay có lẽ rất quý giá cho việc “bảo vệ biển đảo”.

Quasar Khanh trên chiếc tàu đệm khí (hovercraft), Far Eastern Economic Review, 2003

QUASAR KHANH “TÔI LÀ MỘT NHÀ PHÁT MINH. TÔI LÀ MỘT NHÀ KHOA HỌC. TÔI KHÔNG PHẢI LÀ KẺ MƠ MỘNG”

Ngoài ra, sau khi thăm khu xưởng Ba Son, ông đề xuất dự án với mô hình cây cầu cao 40 mét với hình xoắn ốc khổng lồ (như một bãi đậu xe) từ phía bờ sông xưởng Ba Son bắc qua khu vực Thủ Thiêm, khi ấy hãy còn “lác đác bên sông chợ mấy nhà” và tràn ngập biển quảng cáo. Thời điểm đó, mẫu thiết kế cây cầu ông cho ra đời đã có giải quyết vấn nạn đã làm trì trệ việc quy hoạch thành phố suốt hơn một thập kỷ mà không phải di dời Cảng Sài Gòn.

Giấc mơ này đã không được thực hiện mà sau đó được thay bằng đường hầm Thủ Thiêm (gần đây dường như cơ quan chức năng đã nhìn ra và đang bắt đầu làm cây cầu ở vị trí này với một quy mô khác hẳn). Thế nhưng tầm nhìn về tương lai đô thị Việt Nam của ông không dừng lại ở đó.

Quasar còn hình dung ra một mạng lưới các tòa nhà cao tầng xòe ra như cánh quạt từ phía bên kia chiếc cầu, chuyển mình từ những mái nhà lụp xụp thành một thành phố của tương lai. Ông chỉ trích lối suy nghĩ cho rằng thành phố truyền thống ngày càng trở thành nạn nhân của lối tư duy hai chiều mà hạn hẹp – “Hoặc là lựa chọn phình đại ra, như Los Angeles, hoặc tất cả chỉ là những tòa nhà cao tầng nơi người ta sống trong cô lập”.

Những giấc mơ tưởng chừng “điên rồ” mà thực chất đầy suy nghiệm vừa táo bạo vừa thấu đáo cuối cùng của Quasar Khanh đã không trở thành hiện thực tại chính quê nhà của ông, dù như ông nói – “Tôi là một nhà phát minh. Tôi là một nhà khoa học. Tôi không phải là kẻ mơ mộng”.

Và mặc dù vậy, với cộng đồng thiết kế trên thế giới, Quasar Khanh vẫn được ghi nhận là một trong những nhà thiết kế tiên phong (avant-garde) không thể thay thế. Thậm chí nhà thiết kế tên tuổi người Pháp – Philippe Starck – đã từng theo học Quasar khi mới chập chững vào nghề và cho tới mãi sau này, Philippe Starck còn viết lại lời tri ân đầy xúc động về sức sáng tạo không mệt mỏi và đi trước xa thời đại của Quasar Khanh. Thật sự, ông thuộc về một dải ngân hà nơi sức sáng tạo vô biên vượt xa mọi tầm thường và rào cản tầm nhìn ngắn hạn.

Vũ Thịnh tổng hợp theo bohodecor

>>>Cup Pythagore – Chiếc cốc dành cho kẻ tham lam

Quảng cáo
5 8 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

36 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thị Ngọc
Thị Ngọc
3 năm trước

“Nếu tôi có một người thầy, thì đó là Quasar Khánh” (lời đề tựa của nhà thiết kế nội thất Philippe Starck trong những trang đầu quyển sách “Quasar Khanh: Designer visionnaire”

Trần Na
Trần Na
3 năm trước

Nói đến các nhà thiết kế thế kỉ 20, chúng ta biết đến những cái tên nổi tiếng như Alvar Aalto, Le Corbusier, Jean Prouvé,… mà ít người biết rằng có một nhà thiết kế gốc Việt cũng có ảnh hưởng lớn đến thế giới. Đó là Quasar Khánh – kỹ sư, nhà thiết kế, nhà phát minh của những sáng tạo đi trước thời đại. Một người đàn ông nổi tiếng ở trời Tây

Thanh Âm
Thanh Âm
3 năm trước

Quasar là viết tắt của từ tiếng Anh quasi-stellar object, có nghĩa là Chuẩn tinh, những thiên thể giống sao sáng nhất trên vũ trụ. Cái tên cũng thể hiện cho sự đam mê không gian, cho khát vọng được sáng tạo mãnh liệt của Quasar Khánh.

Như Khương
Như Khương
3 năm trước

Tư duy của ông là một hồi chuông thức tỉnh những trường phái sáng tạo thiếu tính khoa học, thiếu căn cứ.

Minh Liêu
Minh Liêu
3 năm trước

Ai đã từng tìm hiểu sẽ nhớ Cube Car – sáng chế của ông từng được sản xuất tại Anh từ giữa năm 1967 – 1968, báo hiệu trước và rất sớm loại xe hơi thông minh trong đô thị.

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
3 năm trước

Bảo tàng Pop Ville trưng bày bộ sưu tập nội thất bơm hơi của Quasar Khánh

popville.jpg
LUÂN
LUÂN
3 năm trước

Tinh thần sáng tạo khoa học, kết hợp kỹ thuật, nghệ thuật và lối sống vào trong việc chế tạo của ông đều mang tính khái niệm và cách tân với tầm nhìn xa tới tương lai, cũng như năng lực sáng tạo suốt đời không mệt mỏi. 

Khánh Hà
Khánh Hà
3 năm trước

Wao Quasar Khanh là người Việt Nam duy nhất có tên trong Từ điển Bách khoa Larousse

vy nguyen
vy nguyen
3 năm trước

các tác phẩm đồ nội thất đệm hơi lừng danh của ông hiện nằm trong các bảo tàng lớn trên thế giới, được xem như những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trong suốt, có thể gấp lại, du cư, mềm dẻo và bền bỉ, chỉ bị một lỗi duy nhất là đã đi trước thời đại nửa thế kỷ

Ly Ly
Ly Ly
3 năm trước

Những giấc mơ “điên rồ” cuối cùng của Quasar Khanh đã không trở thành hiện thực ở quê nhà dù như ông nói “Tôi là một nhà phát minh. Tôi là một nhà khoa học. Tôi không phải là kẻ mơ mộng”.

Huy Vu
Huy Vu
3 năm trước

thật sự rất thán phục ông

Bình Minh
Bình Minh
3 năm trước

“Quasar Khanh là một nhà thiết kế đã trở thành biểu tượng cho văn hóa Pop vào cuối thập niên 60 và là một trong những nhân vật biểu trưng nhất của thế hệ này” 

Kiều My
Kiều My
3 năm trước

QUASAR KHANH “TÔI LÀ MỘT NHÀ PHÁT MINH. TÔI LÀ MỘT NHÀ KHOA HỌC. TÔI KHÔNG PHẢI LÀ KẺ MƠ MỘNG”Mình rất thích câu nói này của ông

Minh Kha
Minh Kha
3 năm trước

Hai vợ chồng ông sánh bước vào giới thiết kế thời bấy giờ với mẫu váy nhựa trong suốt có-một-không-hai và mẫu đầm đêm được “may ráp” từ đèn huỳnh quang
Ý tưởng thật táo bạo

Minh Tuấn
Minh Tuấn
3 năm trước

Bambooclette – loại xe đạp địa hình có khung bằng tre và mây
mà ông đề xuất người Việt dùng làm phương tiện trong đô thị

Lê Minh
Lê Minh
3 năm trước

Những giấc mơ tưởng chừng “điên rồ” mà thực chất đầy suy nghiệm vừa táo bạo vừa thấu đáo cuối cùng của Quasar Khanh đã không trở thành hiện thực tại chính quê nhà của ông, dù như ông nói – “Tôi là một nhà phát minh. Tôi là một nhà khoa học. Tôi không phải là kẻ mơ mộng”.

Hoài Thương
Hoài Thương
3 năm trước

Mình rất thích bài viết, vote 5sao ủng hộ tác giả ạ

Cao Trí Nguyen
Cao Trí Nguyen
3 năm trước

Tinh thần sáng tạo khoa học, kết hợp kỹ thuật, nghệ thuật và lối sống vào trong việc chế tạo của ông đều mang tính khái niệm và cách tân với tầm nhìn xa tới tương lai, cũng như năng lực sáng tạo suốt đời không mệt mỏi

Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Mình đoán một tương lai sẽ được đánh dấu bằng những tiến bộ cách mạng trong kiến trúc, quy hoạch đô thị và giao thông công cộng. Tất cả những phát minh cách mạng có những cấu trúc bằng hơi làm mẫu số chung. Tất nhiên Quasar Khanh là điểm thu hút trung tâm.

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Biệt danh hay nghệ danh “Quasar”, theo ông, gợi lên tính hiện đại và tính đại đồng: là một người Việt Nam tại Pháp, ông tìm kiếm một bản sắc không bị trói buộc bởi quốc tịch nào. Giống như ông đã thổi một làn hơi mới cho ngành thiết kể ở VN

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
3 năm trước

Tuy nhiên ở mặt khác, cái khoảng cách Quasar phát tia sáng tạo và để được đón nhận, đã phải chịu một “tiền định” nghịch lý là tỉ lệ nghịch, hay bị đẩy lùi xa hơn nữa với chính cái nôi mà chuẩn tinh này ra đời.

Tommy Dan
Tommy Dan
3 năm trước

Không biết phòng trưng bày của ông thế nào ở Sài Gòn nữa, tác giả có thêm bài phân tích tác phẩm của ông trong phòng trưng bày là tuyệt vời ạ !

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
3 năm trước

Chắc phải mua một cái về trải nghiệm, bài viết làm mình có nhiều bất ngờ về phong cách của ông Quasar!

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
3 năm trước

Hay quá tác giả ơi, từ tư duy, phong cách, ước mơ, hoài bão của Quasar được lột tả rất chân thật và đầy cảm xúc !

Cao Nhân
Cao Nhân
3 năm trước

Dù mang trong mình tâm hồn nghệ thuật nhưng ông vẫn tạo ra sản phẩm so với thực tại chứ không hề bay bỏng vô căn cứ. Chính vì vậy những tác phẩm của ông dần được mọi người công nhận !

Karry
Karry
3 năm trước

Tinh thần đam mê và say sưa làm việc của ông không những làn truyền cảm hứng làm việc không mệt mỏi mà còn là tấm gương sáng cho sự sáng tạo và đổi mới trong thời đại

Dương Ái
Dương Ái
3 năm trước

Với thiết kế mà ông đã ôm ấp nhiều chục năm và sau đó cho ra nguyên mẫu chiếc tàu đệm khí (di chuyển trên bộ và dưới nước với tốc độ 100 hải lý/giờ so với 50 hải lý/giờ của Hải quân Hoa Kỳ) khi ấy đã không được đón nhận, mà nay có lẽ rất cần cho việc “bảo vệ biển đảo”


Thiên tỷ
Thiên tỷ
3 năm trước

Cả chân dung cuộc đời ông đều giành những đều tốt đẹp và giá trị đến mn. Bằng cách cống hiến, xây dựng và lột tả lên những cái đẹp được thể hiện trong phạm trù thẫm mỹ một cách sâu sắc và chân thật

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

Bài viết rất hay và bổ ích. Đọc bài viết mik có thể nhìn thấy được các giai đoạn trong sự nghiệp của ông hết sức cụ thể và chi tiết

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Các sản phẩm của ông đều thể hiện cá tính riêng rất đặc biệt và rất độc đáo

Ngọc Hân
Ngọc Hân
3 năm trước

“Những giấc mơ tưởng chừng “điên rồ” mà thực chất đầy suy nghiệm vừa táo bạo vừa thấu đáo cuối cùng của Quasar Khanh đã không trở thành hiện thực tại chính quê nhà của ông”

Mộc An
Mộc An
3 năm trước

ông thuộc về một dải ngân hà nơi sức sáng tạo vô biên vượt xa mọi tầm thường và rào cản tầm nhìn ngắn hạn.

Hiền Ni
Hiền Ni
3 năm trước

Nếu lúc trước đề xuất làm cầu ở Ba Son của ông được thực hiện thì hiện trạng giao thông, đô thị sẽ như thế nào nhỉ

Yên Đường
Yên Đường
3 năm trước

Danh giới giữa một kẻ mộng mơ và một nhà khoa học/ phát minh thật mong manh. Nếu bạn thành công bạn là một nhà phát minh nhưng nếu bạn thất bại bạn chỉ là một kẻ thất bại với những ảo tưởng của riêng mình. Có những người đến khi ra đi mãi mãi thậm chí là rất lâu về sau mới nhận được sự công nhận của xã hội. Vậy nên mới thấy tinh thần khoa học rất đáng được trân trọng.

Nhung Huyền
Nhung Huyền
3 năm trước

VN có người tài như v mà giờ mình mới biết. Thật là thiếu sót.

An Chi
An Chi
3 năm trước

Quasar Khanh là người Việt Nam duy nhất có tên trong Từ điển Bách khoa Larousse. Thật ngưỡng mộ và tự hào.