Ngày 23/9/1945 đã làm một sự kiện đánh dấu mở đầu phát súng chống thực dân Pháp của nhân dân Nam bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Ngày 6/9/1945, lính Anh trong Phái bộ quân sự Anh đến Sài Gòn với nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo thoả thuận trong Hội nghị Potsdam. Nhưng người Anh đến lại dẫn theo quân Pháp và hỗ trợ cho lính Pháp với mưu đồ tái chiếm Nam bộ. Dưới sự dung túng và hỗ trợ của người Anh, quân Pháp bắt đầu gây hấn và chiếm lại các cứ điểm mà chính quyền cách mạng đã giành được trong cuộc cách mạng tháng 8.
Chiều 22/9/1945, quân Anh mời ông Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch – 2 vị lãnh đạo của chính quyền cách mạng Nam Bộ, sang Dinh Toàn quyền ăn tối và đàm phán. Nhận thấy ý đồ giúp quân Pháp chiếm lại Sài Gòn của người Anh, việc mời sang đàm phán chỉ là cái bẫy để bắt sống 2 lãnh đạo của chính quyền cách mạng, 2 ông giả vờ nhận lời nhưng không sang, đồng thời chỉ đạo các cánh quân cảnh giới, sẵn sàng chiến đấu.

Đêm 22/9/1945, quân Pháp đã kéo đến đánh chiếm trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ kháng chiến, trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc (công an), bưu điện, đài phát thanh… các đơn vị vũ trang của chính quyền cách mạng đã đánh trả quân Pháp xâm lược suốt từ đêm 22/9/1945 đến rạng sáng 23/9/1945.

Sau khi “Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ” được phát đi, quân dân Sài Gòn – Gia Định hưởng ứng mãnh liệt. Xí nghiệp, cửa hàng đều đóng cửa, chợ búa không họp, ụ chiến đấu mọc lên khắp phố phường, các đội tự vệ cùng nhân dân thiết lập các lô cốt bằng giường tủ, bàn ghế, chiếm các cây cầu nối nội thành Sài Gòn ra bên ngoài (Cầu Bông, Cầu Kiệu, Cầu Thị Nghè, Cầu Nhị Thiên Đường,…) bao vây quân Pháp bên trong nội thành Sài Gòn. Chiến sự nổ ra ác liệt, đặc biệt tại các cứ điểm cây cầu trong suốt một tháng trời

nhân dân Nam bộ biểu tình chống đối hành động vô căn cứ của thực dân Anh và thực dân Pháp.  Sau khi “Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ” được phát đi, quân dân Sài Gòn – Gia Định hưởng ứng mãnh liệt.
Ảnh: Internet
Đến ngày 03/10/1945, 10.000 quân Pháp do Leclerc chủ huy đổ bộ xuống Sài Gòn. Ngày 09/10/1945, Pháp Anh ký thỏa hiệp tại Luân Đôn xác định Anh hoàn toàn ủng hộ Pháp trong việc cai trị toàn Đông Dương dưới vĩ tuyến 16. Quân ta giao chiến một lúc với 3 lực lượng Anh-Pháp-Nhật. Trước sức mạnh của máy bay, tàu chiến, đại bác, xe tăng, vòng vây của quân ta bị phá vỡ, chiến sự lan rộng ra toàn Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mở đầu cho cuộc chiến 30 năm giành độc lập, thống nhất cho toàn cõi Việt Nam.

Phạm Thái Trân.

>> OPPO tiên phong kết nối 5G tại Việt Nam

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận