Có lần, mình được xem một video giải trí về sự phối hợp không ăn ý của hai bạn học sinh. Một bạn bị giáo viên mời lên bảng giải phép toán 1 + 2 = bao nhiêu?

Nhưng khi lên bảng, cậu học sinh có vẻ lúng túng không biết được đáp án bèn quay xuống nhờ sự giúp đỡ từ bạn mình. Do cũng ở xa, nếu nói đáp án giáo viên sẽ nghe được và bị phát hiện nên cậu bạn chỉ còn cách dùng tay ra hiệu kết quả là ba.

Cậu bạn trên bảng liền hí hửng ghi đáp án vào và về chỗ, kết quả lại thành ra như này!

Kết quả 1 + 2 bằng OK đúng hay sai?
Tại sao chúng ta cần nguyên tắc chung?-NguyenQuangThanhKSC-Donggoitrithuc
Kết quả 1 + 2 bằng OK đúng hay sai?

Vậy là cả lớp được một dịp cười ra trò (cả người xem như mình)!

Vậy mà, cứ ngỡ đó chỉ là một câu chuyện giải trí đơn thuần nhưng khi xem xét lại thì đôi khi chính chúng ta cũng vô tình gặp phải các trường hợp tương tư như trên.

Các kí hiệu khó hiểu? Một bài học lạ lẫm? Hay một cách sống trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của ta?

Từ ví dụ trên, có thể thấy hai cậu bạn chưa hiểu ý của nhau quy định ký hiệu tay đó là số 3 nên thành kết quả như vậy, và sẽ ra sao nếu một cuộc giao tiếp hai phía không ai hiểu ý nhau?

Bạn ấy có đang hiểu ý mình không nhỉ?
Tại sao chúng ta cần nguyên tắc chung?-NguyenQuangThanhKSC-Donggoitrithuc

Để minh họa thêm, mình lấy ví dụ một cuộc giao tiếp giữa người câm, điếc (gọi là người A) và một người bình thường (gọi là người B). Điều gì xảy ra khi hai người buộc phải giao tiếp?

Nếu người B đang lạc trong một khu rừng và cần quay về Hà Nội chẳng hạn, sau một khoảng thời gian dài tìm kiếm thì duy nhất chỉ a A đi ngang qua. Lúc này anh B đang cần chỉ đường để quay về Hà Nội thì sẽ giao tiếp ra sao? Lẽ bình thường người B sẽ nói: “Xin chào anh, tôi là người từ vùng xa đến đây nhưng không may bị lạc mất. Anh biết đường vào Hà Nội không chỉ tôi với?”

Lúc này, anh A mới ra hiệu rằng mình không nghe được và cũng không nói được, lúc này chỉ còn cách di nhất là sử dụng diễn ta hành động hoặc ghi câu đó ra giấy để anh B hiểu và chỉ đường. May mắn thay, khi ghi ra anh A hiểu và đã chỉ đường đi đúng cho anh B trở về.

Đúng là may mắn!!

Nhưng ở trường hợp khác, anh A không biết chữ viết của anh B và cả anh B cũng không biết biểu diễn hành động? Lúc này chỉ còn cách tìm kiếm một sự giúp đỡ khác.

Hai ví dụ trên mô tả những khó hiểu trong giao tiếp, góc nhìn trong đời sống. Nó được ví như một Trò chơi ngôn ngữ hay Language Game – Trích: Những Tìm Sâu Triết Học của Ludwig Wittgenstein (Dịch giả: Trần Đình Thắng)!

Hai bạn học sinh chưa có bộ “nguyên tắc chung” để quy định ký hiệu tay đó là số 3. Anh A và B thì may mắn hơn khi hai người có một điểm chung để hiểu đó là chữ viết.

Và các nguyên tắc riêng biệt của mỗi người được hình thành dựa trên kinh nghiệm, môi trường sống, tri thức của họ nên rất khó để phân định được đúng sai và đâu là thứ tối ưu nhất.

Để có nguyên tắc chung cách duy nhất là hai phía cùng ngồi xuống và quy định.

Hy vọng bài viết có thể gợi mở được gì đó cho quý độc giả để hiểu thêm về các góc nhìn của người đối diện. Bài tiếp theo mình sẽ gợi mở về chủ đề “Tính Đúng/sai”, quý độc giả có thể theo dõi thêm nha!

(Khi hoàn thành, mình sẽ thêm vào link bên dưới!)

Nguyễn Quang Thanh thực hiện.

Xem thêm:

> > TRỞ THÀNH NGƯỜI KHÔNG THỂ THAY THẾ!

> > Một lăng kính về sự khiêm nhường

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận