Việt Nam hiểu rõ ly cà phê của mình.

Đen đá và sữa đá – những tách cà phê đã nằm trong máu người Việt – với độ đậm về vị và hương thơm nồng của hạt cà phê. Cơ bản, người Việt Nam ưa thích vị hạt Robusta, thứ làm nên những ly đen đá và sữa đá. Và chúng rất khác những hạt Abrica mà Starbucks ưa dùng.
Có lẽ người Việt Nam khác biệt. Starbucks đã dùng những hạt Abrica thanh nhẹ để chinh phục hơn 77 quốc gia trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, cứ trong gần gần 1,7 triệu người mới có một người uống Starbucks. Có vẻ, danh tiếng đã không lay chuyển được thị phần trong thị trường hơn 1 tỷ đô này.

Liệu Starbucks, có cơ hội nào trong thị trường tiêu thụ cà phê ở Việt Nam không?
Không khó để tìm ra một quán cà phê trong bán kính 5km. Là một nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai, các quán cà phê tư nhân dễ dàng mọc lên khắp nơi.

Có hơn 430,000/540,000 nhà hàng tại Việt Nam, trong năm 2018, là các quán ăn, quán nước vừa và nhỏ. Ngay cả 5 thương hiệu về cà phê và trà chỉ chiếm 15.3% thị phần, thì Starbucks chỉ chiếm 2.9%.

Sứ mệnh của Starbucks là mang sự cảm nhận mới đến khách hàng. Nhưng, người Việt có vẻ chưa sẵn sàng để đánh đổi sự cảm nhận đó. Vì vậy, những ly cà phê Starbucks như món hàng xa xỉ đối với đa số người dân Việt Nam. Đó là chưa kể đến vị cà phê Starbucks chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Việt.
Sau chiến tranh, Việt Nam đã nỗ lực để thoát khỏi một nước nghèo. Và người Việt đã làm được. Nhưng chỉ hơn 13% dân số là tầng lớp từ trung lưu (năm 2019), thấp hơn mặt bằng chung trên thế giới, 26% dân số (dự kiến đến năm 2026) – theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới WB, thì sự thành công đó là chưa đủ.

“Có thể nói rằng, thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội là nơi tập trung lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam. Nhưng thực tế rằng có một lượng lớn người dân Việt không sống tại thành phố, hoặc không có khả năng để thưởng thức những lý cà phê từ thương hiệu trong nước như Trung Nguyên hay Highlands.” – Sarah Grant, Trợ lí Giáo sư tại Đại học Bang California, thành phố Fullerton.
giờ chỉ mong bình ổn xã hội rồi đi uống cafe với bạn bè 🙁
Cũng khó tránh khỏi việc Starbucks khó khăn khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nhất là ở Hà Nội cái “văn hóa” đen đá, nâu đá tại các vỉa hè, quán nhỏ đã là một cái gì đó chất riêng của người Hà Nội vào buổi sáng.
Việc khó khăn khi xâm nhập thị trường ở Việt Nam cũng là điều khó mà tránh khỏi. Theo mình biết cũng có một nguyên nhân do hầu hết các chuỗi cà phê nước ngoài đa số sử dụng hạt Arabica. Trong khi hạt cà phê Robusta của người Việt thì đậm đà hơn.
“Có thể nói rằng, thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội là nơi tập trung lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam. Nhưng thực tế rằng có một lượng lớn người dân Việt không sống tại thành phố, hoặc không có khả năng để thưởng thức những lý cà phê từ thương hiệu trong nước như Trung Nguyên hay Highlands.”
Cà phê không thể thiếu nhưng cái chính ông startbucks lại không nghĩ Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn các quán nhỏ lẻ chiếm vị trí cao trong lòng người dân từ xưa đến nay. Nên rất khó để xâm nhập và thống lĩnh thị trường cà phê vn
Sự đậm đà và cách uống bình dân đến sành điệu trong từng ly cafe Việt khác biệt với tất cả các nước khác. Điều đó cũng là một khó khăn và thách thức cho hãng cafe ngoại nhập.
Rất thú vị. Người Việt Nam có cách mua sắm rất khác, đặc trưng riêng. Hy vọng các hãng nước ngoài khi đầu tư có cái nhìn khác, thân thiện hơn đối với thị trường tiêu dùng Viêt Nam
Thói quen sử dụng cà phê Robusta của Việt Nam có vẻ khó thay đổi, đặc biệt mức thu nhập còn hạn chế nữa. Đôi khi muốn uống cũng ngậm ngùi
Mình cũng có thói quen uống cà phê và mình hay chọn các quán cà phê bên đường. Nhanh gọn :>
Mình hay đi tụ tập bạn bè, cũng có lúc hay ghé. Nhưng mà vẫn hay sang các quán ngoài lề đường ngồi sẵn nhâm nhi ly cà phê để mà cùng nhau nói chuyện cho nó giản dị
Hình ảnh người dân ngồi các quán vỉa hè uống ly đen đá đậm đà đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Có lẽ họ chưa sẵn sàng đón nhận một hương vị mới lạ hơn và Starbucks cần có những thay đổi để phù hợp với thị hiếu của người Việt
Đối với mình thì chỉ cần một ly sữa đá 15k là quá đủ rồi. Mình thích cái vị đậm đà gây nghiện của cà phê Việt Nam. Để thay đổi thói quen này thì là việc vô cùng khó.
Dù rất khó khăn để chinh phục nhưng đối với một thị trường cà phê tiềm năng như Việt Nam có lẽ Starbuck sẽ không bỏ cuộc dễ dàng. Một miếng bánh ngon thì chắc chắn sẽ không dễ dàng mà có được.
Mỗi thị trường đều có những khó khăn và thuận lợi riêng. Hiểu mình, hiểu người thì làm việc gì cũng thành.
Với thói quen tiêu dùng giản dị và thưởng thức cà phê phin vào mỗi buổi sáng của ông bà ta đã tạo nên nét đẹp văn hóa mộc mạc và gần gũi
Cà phê Việt Nam vào thời xưa chỉ có hai cách pha chế và thưởng thức cà phê: pha bằng vợt theo cách của người Hoa hoặc pha bằng phin theo cách của người Tây
Cafe Starbucks như món hàng xa xỉ đối với đa số người dân Việt Nam. Nếu với thu nhập trung bình thì thật tốn kém để chúng ta chi tiền cho ly cafe Starbucks
Đối với mik thì văn hóa cà phê của người Việt những năm gần đây là văn hóa thưởng thức về cả vị giác lẫn thị giác. Người ta có thể ngồi hàng giờ liền không chỉ để thưởng thức một ly cà phê mà còn để tận hưởng không gian của quán và xung quanh quán.
Mik thấy là người Việt thì dùng hàng Việt Nam
Đen đá và sữa đá – những tách cà phê đã nằm trong máu người Việt. Starbucks đã gặp khá nhiều trở ngại khi gia nhập thị trường Việt Nam. Cần có những bước đi mới phù hợp hơn với văn hóa Việt
Có lẽ điều mà ông lớn như Starbucks không ngờ đến là người dân Việt Nam yên cái đậm đà của ly đen đá, yêu sự bình dị tiện lợi, giá cả hai dẻ của những quán cà phê trai dọc các vỉa hè
Là người Việt Nam, tất nhiên mình sẽ chuộng hàng Việt Nam hơn rồi. Và mình tin rằng những quán cà phê vỉa hè mang lại một ý nghĩa rất đặc biệt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là dân Sài Gòn !
Ly cà phê trong mắt người Việt Nam, ít nhất người Sài Gòn như mình không chỉ là một ly cà phê. Tất nhiên ngoài việc cà phê Việt Nam ngon hơn ly Ice Americano (được chế biến từ cà phê – nước lọc – đá) của nước ngoài thì nó còn trở thành một công cụ để mọi người chia sẻ câu chuyện với nhau. Starbuck giới hạn thời gian dùng wifi như một cách để hạn chế việc khách hàng ngồi lâu tại quán, nhưng vô tình chung lại trái ngược với văn hoá của người Việt – ngồi cà phê cà pháo nói sự đời !