Tâm linh là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, từ những niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng đến những trải nghiệm tâm linh cá nhân. Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa tâm linh, nhưng nhìn chung, nó có thể được hiểu là sự kết nối của con người với một thứ gì đó lớn hơn bản thân, với vũ trụ, với thiên nhiên, hoặc với một thế giới siêu nhiên.

Về mặt khoa học, tâm linh vẫn là một lĩnh vực chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trải nghiệm tâm linh có thể có tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần của con người.

Nên hôm nay tôi sẽ chia sẻ góc nhìn của mình thông qua tần số rung động để giải thích vấn đề này.

TÂM LINH VẪN LUÔN HIỆN HỮU XUNG QUANH CHÚNG TA?

Xung quanh ta luôn tồn tại những hiện tượng nằm ngoài hiểu biết của con người, chẳng hạn như ngoại cảm, lên đồng, thôi miên, bóng đè,… Những điều chúng ta vẫn thường nghe như chúa trời, ma quỷ, liệu có thật không? Liệu chúng ta đã hiểu rõ về nguồn năng lượng xung quanh cơ thể, như luân xa, huyệt đạo? Ngoài ra, còn có các tên tương ứng với các vị trí như bách hội, ấn đường, Đản Trung, Hội Âm, Ngọc Chẩm,….

Cơ thể con người được chia thành 7 luân xa, tương ứng với 7 trạng thái tâm thức và thể chất:

  • Luân xa vương miện (sahasrara chakra): cao nhất, đại diện cho tinh thần, màu tím, giúp kết nối với thế giới tâm linh.
  • Luân xa con mắt thứ ba (ajna chakra): thứ hai, đại diện cho trực giác, màu xanh lam, giúp phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
  • Luân xa cổ họng (vishuddha chakra): thứ ba, đại diện cho giao tiếp, màu xanh dương, giúp biểu đạt bản thân và kết nối với người khác.
  • Luân xa tim (anahata chakra): thứ tư, đại diện cho tình yêu, màu xanh lá cây, giúp mở rộng trái tim và yêu thương bản thân và người khác.
  • Luân xa đám rối mặt trời (manipura chakra): thứ năm, đại diện cho quyền lực, màu vàng, giúp kiểm soát cảm xúc và bản năng.
  • Luân xa xương cùng (svadhisthana chakra): thứ sáu, đại diện cho bản năng sinh tồn, màu cam, giúp kết nối với bản năng và cảm xúc.
  • Luân xa gốc (muladhara chakra): thấp nhất, đại diện cho sự an toàn, màu đỏ, giúp cảm thấy an toàn và ổn định.

Khi một người trưởng thành phát triển và đầy đủ 7 luân xa sẽ có 7 lớp cơ thể bao bọc với màu sắc từ đỏ đến tím (vùng ánh sáng nhìn thấy) hay gọi cách khác là hào quang, người xưa gọi là 3 hồn 7 vía.

Có một số người có khả năng nhìn thấy hào quang của người khác. Họ có thể nhìn thấy màu sắc của hào quang và biết được sức khỏe, cảm xúc và trạng thái tinh thần của người đó.

Sức mạnh của hào quang có thể được tăng cường thông qua thiền định, yoga và các hoạt động tâm linh khác. Khi hào quang mạnh, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

Bạn có thể học cách nhìn thấy hào quang của chính mình và người khác bằng cách thiền định. Khi bạn thiền, hãy tập trung vào trái tim của mình và hình dung một quả cầu sáng màu bao quanh bạn. Quả cầu này là hào quang của bạn. Bạn có thể thấy màu sắc của hào quang thay đổi khi bạn cảm thấy những cảm xúc khác nhau.

Hãy nhớ rằng hào quang của bạn là một phần của bạn. Nó phản ánh sức khỏe, cảm xúc và trạng thái tinh thần của bạn. Khi bạn chăm sóc bản thân, hào quang của bạn sẽ mạnh mẽ hơn.

GIẢI THÍCH TÂM LINH THEO GÓC NHÌN KHOA HỌC (tần số rung động)

Vạn vật xung quanh ta đều tạo thành từ vật chất. Vật chất được tạo từ các nguyên tử. Nguyên tử tạo thành từ các hạt và nếu càng sâu xa hơn nữa thì ta thấy đó là những sóng năng lượng rung động.

nguyengiaphong-tansorungdong-tamlinh-ksc
“Mọi thứ trong cuộc sống đều rung động.” Albert Einstein

Theo Albert Einstein và Nikola Tesla thông qua tần số rung động, ta có thể hiểu rằng mọi thứ ngay cả thần thánh hay ma quỷ đều tồn tại. Chỉ là chúng ta chưa cùng tần số để được nhìn thấy những vật thể đó.

Trong đó, tần số là số chu kì trong một giây. Và vì năng lượng theo dạng sóng nên có tần số rung động trong đó nếu có sự phân chia, năng lượng càng cao bước sóng càng nhỏ và tần số càng lớn và ngược lại. Giả sử năng lượng cao tần số lớn suy nghĩ của chúng ta sẽ mạch lạc. Ở tần số đó chúng ta sẽ được tiếp cận đến thư viện tri thức của vũ trụ.

Không gian chính là một trường năng lượng và các sự vật hiện tượng có bước sóng khác nhau dẫn đến tần số khác nhau sẽ có vùng tần số rung động mắt người nhìn thấy được hoặc và không nhìn thấy được. Nếu cùng tần số với người quan sát thì chúng ta có thể bắt nhịp được còn nếu rung động quá chậm hoặc quá nhanh, sẽ mờ dần và biến mất…

Ví dụ như cánh quạt nếu quay quá nhanh thì chúng ta không còn nhìn thấy được rõ ràng cánh quạt, đèn điện khi bật thì không liên tục sáng như ta thấy mà bật tắt liên tục, chỉ là mắt người không nhìn thấy được. Nhờ đây chúng ta cũng có thể giải thích tại sao có một vài người khi bị sốc điện trong bệnh viện thì nhìn thấy các bậc thánh nhân (tần số rung động tăng đột ngột).

Mỗi người đều có một tần số rung động nhất định và chúng ta sẽ bị thu hút nhau theo Hiện tượng cộng hưởng

Hay người xưa từng nói: “Mây tầng nào nào gặp gió tầng đó”.

Tần số rung động thấp, như sân si, đố kị, ganh ghét, là những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, những người đó thường tìm kiếm đồng bạn có suy nghĩ, cảm xúc giống mình để chia sẻ, đồng cảm. Ngược lại, những người có tư duy, tầng lớp tri thức, nhóm nhà giàu, nhà nghèo, thường có điểm chung như đặt mục tiêu, tham vọng, hoặc hướng đến những giá trị cộng đồng…nên họ có xu hướng kết giao với nhau. Tần số rung động là một trong những yếu tố để giải thích vấn nạn hình thành các khu vực khác nhau trong xã hội, như khu nhà giàu, ổ chuột,…

Vài lời về cõi trú tâm hồn sau cái chết (donggoitrithuc.com)

Nguyễn Gia Phong

Quảng cáo
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận