1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY Ở NƯỚC NGOÀI:
- Ở phương Tây đã sớm xuất hiện một số lý thuyết tâm lý học về tư duy, họ xuất phát từ luận điểm:
CÁC TỔ HỢP TÂM LÝ PHỨC TẠP VÀ KHÁC NHAU. |
“Mọi quá trình tâm lý đều diễn ra theo những quy luật liên kết, liên tưởng và mọi sự hình thành nhận thức đều được cấu thành từ những khái niệm sơ đẳng, cảm tính, được liên kết bằng khâu trung gian của các mối liên hệ thành những tổ hợp phức tạp ít nhiều có khác nhau.”
Theo thuyết liên tưởng:
- “Nội dung đặc thù của tư duy được thể hiện trong khái niệm, khái niệm đó không thể dẫn tới một tổng thể đơn thuần của các cảm nhận và khái niệm được liên kết một cách liên tưởng”.
- “Nhận thức được thể hiện trong các xu hướng của các khái niệm được duy trì và mỗi lần lại đi sâu vào xu hướng của các khái niệm của chúng ta” – (J. P. Muler).
- Theo trường phái tâm lý học Gestalt – M. Wertheimer, K. Koffka, W. Kohler,
“Gestalt”: một hình ảnh tâm lý có cấu trúc hoàn chỉnh chứ không phải hiệu quả của kích thích.
“Tư duy là một quá trình nảy sinh trong một tình huống có vấn đề do sự căng thẳng bộc lộ ra trong đó”, nhưng “Tư duy không phải hoạt động bởi các mối quan hệ, mà là cải tạo cấu trúc của các tình huống trực quan”.
>>> Ngành tâm lý học này cố gắng giải thích hiện tượng tri giác, tư duy dựa trên cấu trúc sẵn có trên não. Khi một sự vật, hiện tượng nào đó tác động vào con người, do trong não có sẵn một cấu trúc tương tự với sự vật hiện tượng đó nên con người phản ánh được chúng. Như vậy bản chất của quá trình tư duy của con người có tính chất cấu trúc, con người tư duy theo tổng thể sự vật, hiện tượng chứ không phải tư duy theo từng bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng ấy.
Thuyết Ghestal mới chỉ chú trọng đến kinh nghiệm của cá nhân trong các môi trường mà coi nhẹ vai trò của việc học hỏi những kiến thức mới. Nó đã hướng khoa học tâm lý xem xét các hiện tượng tâm lý như một tổng thể trọn vẹn cũng như đưa Tâm lý học đến đối tượng nghiên cứu là quá trình ý thức, nhận thức của con người hơn là những hành vi quan sát được bên ngoài của con người.
Theo J. Piaget, trí tuệ là kết quả hoạt động của con người để giữ cân bằng với ngoại cảnh dựa trên thuộc tính của các thao tác tư duy và sự nhập tâm của chúng. Lý thuyết của ông hiện nay vẫn đi theo hai hướng: tán thành và đi ngược lại. Có nghĩa là khả năng nhận biết, xử lí, thích ứng, phản xạ để cân bằng cuộc sống nói chung và các tác nhân khác nói riêng.
Từ đó nhấn mạnh cách thức con người suy nghĩ, hiểu và biết về thế giới bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng cách con người nhìn nhận về thế giới khách quan và từ đó hình thành nên các hành vi,nghĩa là để hiểu được tâm lý con người, giải thích được hành vi của con người thì cần tìm hiểu cách thức con người tiếp nhận, gìn giữ và xử lý thông tin.
Tuy đã củng cố và phát triển hơn so với thuyết Gestalt nhưng tâm lý học nhận thức vẫn còn đặt vai trò của chủ thể trong việc phát triển tư duy một cách bị động, phụ thuộc khá nhiều bởi các yếu tố đến từ môi trường xung quanh.
Các nhà tâm lý học Marxist, đặc biệt là L. X. Vugotxki (1896-1934) – Theo L. X. Vugotxki và luận điểm nổi tiếng của ông về tính gián tiếp đặc trưng cho hiện tượng tâm lý người (theo như em tìm kiếm thì luận điểm này có nghĩa là: Các chức năng tâm lý sẽ giữ vai trò công cụ trong quá trình con người làm chủ bản thân và các tác động vào môi trường (tư duy, sự chú ý, trí nhớ,…) đặc biệt là nền tảng giáo dục với quan điểm “dạy học được coi là tốt nếu nó đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển” và thuyết “vùng phát triển gần nhất”)
Trong tâm lý học Xô Viết, Nhà tâm lý học nổi tiếng và có công lao to lớn trong việc xây dựng những luận điểm có tính chất nền tảng tư duy – X. L. Rubinstein (1889-1960) đã có một số bổ sung cho các tư tưởng của Vugotxki:
- Nguyên lý định luận duy vật biện chứng: khẳng định tâm lý có nguồn gốc khách quan tác động với bộ não con người. Tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động và hành vi của con người, tác động trở lại thế giới, trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng nhất.
- Tư duy là đối tượng xuất phát của các công trình nghiên cứu tâm lý học.
Theo A. M. Machiuskin, các công trình nghiên cứu tư duy được phân thành ba hướng cơ bản:
HƯỚNG THỨ NHẤT – Tư duy sáng tạo là mức độ nâng cao của nhận thức
“Tập trung nghiên cứu các đặc điểm, trình độ tư duy của từng cá nhân thông qua sự hiểu và nắm vững khái niệm, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoát, trừu tượng hóa, khả năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,..”
“Tư duy sáng tạo là mức độ cao của nhận thức, nó phù hợp với khả năng xuất hiện của các hình thức hành vi phù hợp và là kết quả của sự luyện tập. Các cá nhân khác nhau sẽ có những khả năng tư duy sáng tạo khác nhau và dạy học là con đường cơ bản để phát triển tư duy”.
Bằng thực nghiệm dạy học, Enconhin và Davudov đã phát hiện ra mối quan hệ bên trong của hành động học tập với việc lĩnh hội khái niệm khoa học và thấy khả năng trí tuệ của trẻ là vô cùng to lớn.
HƯỚNG THỨ HAI – Tư duy gắn với ngôn ngữ (trong điều kiện của giao tiếp).
– Xác định môi trường nghiên cứu sự sáng tạo.
– Chỉ ra mô hình lý thuyết chung của mối liên hệ giữa các chủ thể “chủ thể – đối tượng – tính chủ thể”
– Nghiên cứu tâm lý và tư duy của con người trong các tình huống cuộc sống.
HƯỚNG THỨ BA – Tư duy thông qua việc giải quyết các tình huống, các bài toán sáng tạo trong điều kiện hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề.
Trần Thị Minh Anh viết từ công trình nghiên cứu KHOA HỌC TƯ DUY TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA TÂM LÝ HỌC của PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc.
Xem tiếp tại: TÂM LÝ HỌC TƯ DUY (phần 2)
Chúng ta không thể dựa vào cảm giác, tri giác mà giải quyết những vấn đề đó mà phải sử dụng nhận thức lí tính là tư duy
Mọi thế giới quan đều được con người dùng tư duy của mình để đi sâu khám phá mọi góc cạnh của thế giới.
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và qua hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
bài viết bổ ích
tư duy không chỉ giúp con người trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra mà còn giúp con người lĩnh hội được nền văn hóa xã hội để hình thành phát triển nhân cách của mình
Tư duy gắn liền với ngôn ngữ, đây còn là một đặc điểm khác biệt giữa tâm lí người và tâm lí động vật.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều điều mà ta chưa biết. Song để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết. Nhờ sự tư duy ở mỗi chúng ta mới nhìn ra bản chất của mọi việc, vạch ra các mối liên hệ và quan hệ có quy luật của chúng
Hiện nay, đa số mọi người thường bị cuốn theo một luồn hấp dẫn gọi là trend và những khía cạnh vô căn cứ trên mạng xã hội. Tư duy mọi tình huống là giúp chúng ta rèn luyện góc nhìn để không bị cuốn vào những ý kiến vô căn cứ
Mình thích cách khai thác góc nhìn của Ghestal về tư duy trong tâm lí học. Rất chuẩn xác !