Phần 4: Yêu cầu kết quả công việc cao mà mọi người khao khát đạt được
“Các phần mềm thường có lỗi ấy mà. Đó là điều bình thường trong kinh doanh thôi”
Đó quả thật là một lời biện hộ đầy kém cỏi. Các công ty thường để kết quả công việc làm lu mờ các vấn đề lỗi trong các công cụ hỗ trợ. Những chương trình làm việc chưa hoàn chỉnh ư? – “Chả sao, vẫn có lượng khách hàng tin dùng chúng ta”. Những lỗ hổng toang toác trong phần mềm, mà hacker lẻn vào dễ dàng như lấy kẹo từ trẻ con thì sao? – “Nguy hiểm vậy, chúng ta sẽ khắc phục sau, lo chạy thời hạn công việc đã, sắp đến hạn rồi!”
Đúng là công nghệ thì sẽ luôn có lỗi. Nhưng điều đó chỉ đúng một phần nhỏ. Nhiều tổ chức đã gặp khó khăn về chất lượng phần mềm, nhưng đã khắc phục và chuyển sang một hệ thống phức tạp hơn, với chất lượng đầu ra cao và không có lỗi vận hành.
Công nghệ là công cụ giúp quá trình làm việc trở nên tốt hơn. Tuy vậy, chung không phải là vấn đề chính tạo ra sự thúc đẩy
Từ đó chúng ta có thể thấy được hai lối tư duy khác nhau từ hải kiểu nhà lãnh đạo. Điều tồi tệ hơn là sẽ có một đội ngũ sẽ làm việc theo cách tư duy đó từ nhà lãnh đạo.
Những nhà lãnh đạo của các tổ chức có chất lượng đầu ra tốt, hoặc thậm chí là vĩ đại, luôn hiểu rằng con người khao khát hoàn thành công việc với một cách hoàn hảo nhất.
Nếu bạn cảm thấy điều đó là hiển nhiên thì chúc mừng bạn; bạn đã có bàn đạp để tiến tới những kết quả ngoài sự kỳ vọng. Tuy nhiên với Alan Willett – một chuyên viên đánh giá và tư vấn chất lượng điều hành tổ chức – thì sự thật là có rất ít nhà lãnh đạo có suy nghĩ này. Họ luôn viện cớ thời gian như là lời biện hộ hoàn hảo nhất. “Chúng tôi cần cung cấp kết quả cho khách hàng. Khách hàng họ đông và không thích chờ đợi. Chúng tôi không có thời gian để nâng cấp chất lượng công việc”. Điều thú vị là Alan thấy được sự bất mãn khi họ nói như vậy, chứ không phải sự lúng túng của những người hay viện cớ.
Tại sao họ lại bất mãn? Đó là trường hợp xảy ra ở hầu hết các tổ chức, nhưng cũng có đó những tổ chức khác biệt. Trong đó, sự bất mãn về chất lượng công việc gần như bằng 0.
Sau đây là sự đối chiếu trực diện giữa hai luồng tư duy của nhà lãnh đạo kém cỏi và nhà lãnh đạo tuyệt vời.
NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẶT KỲ VỌNG THẤP
Những vị lãnh đạo này quan tâm đến kết quả công việc, và chỉ chăm chăm lái băng băng đến hoàn thành công việc. Tuy nhiên, họ không quan tâm mấy về chất lượng kết quả công việc mấy. Miễn là tốt và khách hàng sử dụng là họ yên tâm. Chữ xuất sắc về chất lượng không xuất hiện trong mối quan tâm của họ. Đây là những câu nói điển hình của họ:
“Chúng ta không có dư ngân sách hay thời gian cho việc huấn luyện”
“Tôi không quan tâm về việc bạn lo ngại về chất lượng. Tất cả quan tâm của tôi là thời hạn của công việc. Hãy hoàn thành công việc đúng hạn.”
“Này, giấu nhẹm đi những vấn đề về hệ thống phần mềm này đi nhé. Nó vẫn còn xài được mà. Ông Minh mà biết được là nổi giận lôi đình cho coi”
Có một lối tư duy tệ trong mindset của những vị lãnh đạo này. Họ luôn sợ trễ thời gian để đưa sản phẩm đến khách hàng mà không quan tâm cải tiến chất lượng. Những sản phẩm tốt sẽ được bán ngay ra thị trường; còn những sản phẩm tệ sẽ được đem đi thử nghiệm như để xong quy trình. Họ không tin vào sự xuất sắc. Họ không tin rằng sẽ có đội ngũ nào đem đến được chất lượng đầu ra xuất sắc; nên họ buông bỏ sớm khi bám vào mục tiêu đó.
NHÀ LÃNH ĐẠO KỲ VỌNG CAO
Những vị lãnh đạo trong nhóm này cũng hướng đến kết quả của công việc như những vị lãnh đạo thuộc nhóm kia. Tuy nhiên, điểm khác biệt là họ không chỉ quan tâm đến thời hạn của kết quả, mà họ còn chú ý vào chất lượng của nó. Năng lực xuất sắc và đầu ra hoàn hảo là những cụm từ luôn xuất hiện trong đầu họ. Sau đây là những câu nói điển hình thể hiện lối tư duy trong họ.
“Cách tốt nhất và nhanh nhất để cung cấp những sản phẩm tốt nhất đi thử nghiệm. Hãy soạn bảng kế hoạch chi tiết những việc anh làm để đạt đến điều đó.”
“Bảng kế hoạch này của anh hoàn toàn vô nghĩa. Tôi không thấy được sự cải tiến trong chất lượng sản phẩm so với những sản phẩm trước.”
“Hãy đưa Minh và nhóm thực tập của anh ấy đến nơi làm việc mới này. Hãy để họ trải nghiệm và chúng ta sẽ khắc phục được những lỗi có thể xảy ra trong đó.”
Quả thật có sự khác biệt rõ nét giữa hai luồng tư duy. Những vị lãnh đạo thuộc nhóm sau hiểu rằng chỉ có sự xuất sắc mới giúp doanh nghiệp trụ vững và thăng tiến. Ví dụ, trong những công ty về sản phẩm công nghệ cao, những nhà lãnh đạo hiểu rằng sự cải tiến chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào bộ phận R&D (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm). Từ đó, chất lượng sẽ tạo ra kết quả nhanh hơn trong thị trường và được khách hàng đánh giá cao hơn.
Những nhà lãnh đạo xuất chúng không ngại việc đặt sự kỳ vọng vào một đầu ra tuyệt vời. Họ cân nhắc và đặt ra mục tiêu thuyết phục đủ thử thách nhưng không đánh gục ý chí mọi người.
Tuy sẽ có những lời than vãn lúc đầu, nhưng họ tin rằng mọi người sẽ tràn đầy niềm tự hào khi trở thành một phần trong quá trình sản xuất sản phẩm chất lượng tuyệt vời đó.Con người luôn khao khát sự hoàn hảo trong việc họ làm. Những vị lãnh đạo này không ngại khi đặt ra mục tiêu cao để mọi người theo đuổi.
Cần lưu ý rằng, hoàn thành tốt công việc thì ai cũng có thể làm được; nhưng kết quả tuyệt vời, thậm chí là vĩ đại, thì chỉ dành cho một số ít những người với sự kiên trì và không ngại khó khăn. Tuy nhiên, điều thú vị là ai cũng mong muốn đạt đến sự hoàn hảo. Hãy tin vào đội ngũ của bạn và đặt mục tiêu ở tầm cao; kết quả bạn nhận được sẽ phải khiến bạn kinh ngạc.
Theo Alan Willet – Leading the Unleadable
Hãy click vào để theo dõi series “Thay đổi tư duy – Lãnh đạo hiệu quả” này nhé:
Phần 1: Nắm rõ giá trị của sự đa dạng
Phần 2: Đặt niềm tin vào nhân sự
Phần 3: Chấp nhận sự thật – nhưng không để sự thật cản trở bạn.
Phần 5: Nắm rõ sức mạnh của nguồn lực chủ chốt
Công nghệ là công cụ giúp quá trình làm việc trở nên tốt hơn. Tuy vậy, chung không phải là vấn đề chính tạo ra sự thúc đẩy!!!!
Chỉ đôi chút rẽ lối trong suy nghĩ cũng dẫn đến sự khác biệt lớn về tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Đừng đổ lỗi mà hãy nhận nó và chỉnh sửa để hoàn thiện nó
“Cách tốt nhất và nhanh nhất để cung cấp những sản phẩm tốt nhất đi thử nghiệm. Hãy soạn bảng kế hoạch chi tiết những việc anh làm để đạt đến điều đó.”
Nhà lãnh đạo phải có kỳ vọng vào chình kết quả công việc mà công ty đang làm sẽ dần thay đổi công ty từng bước phát triền. Chứ không phải chỉ đơn giản hoàn thành công việc chỉ để duy trì công ty tồn tại.
Việc lựa chọn công việc khẩn cấp hay quan trọng đúng là cần thiết đối với các nhà lãnh đạo
Liệu có giới hạn nào cho những kỳ vọng cao để nó tránh trở thành viễn vông không nhỉ?
Thật dễ để thỏa hiệp với công việc, vì thế hãy nghĩ làm thế nào để thỏa hiệp với kết quả
“Những nhà lãnh đạo của các tổ chức có chất lượng đầu ra tốt, hoặc thậm chí là vĩ đại, luôn hiểu rằng con người khao khát hoàn thành công việc với một cách hoàn hảo nhất.”
Nhà lãnh đạo đặt ra mục tiêu thách thức nhưng vẫn vừa đủ để mọi người đạt được sẽ giúp mọi người tiến bộ và mang lại sự hứng khởi trong công việc hơn
Đọc hết cả series mở cho mình một góc nhìn về mới về lãnh đạo. Cảm ơn rất nhiều.
Khổng Tử từng nói: “Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường”