Phần 3: Chấp nhận sự thật – nhưng không để sự thật cản trở bạn.
Nhà lãnh đạo Steve Jobs thường đặt ra mục tiêu cao trong các công việc, dự án. Theo nghiên cứu tiểu sử về Steve Jobs của Walter Isaacson, chủ tịch của Corning đã nói rằng không thể có đủ lượng hàng đúng thời hạn. Steve Jobs chỉ đáp lại: “Đừng lo. Anh làm được mà”. Dù ông biết thời hạn khá gấp và gắt gao, nhưng cũng như rất nhiều tình cảnh ngặt nghèo khác, Steve không để cho “sự thật” cản trở; ông sẽ bước tiếp và đẩy hết sức mình để phá vỡ nó. Corning đã vận chuyển đủ số lượng kính Gorilla vừa kịp để những chiếc Iphone đầu tiên được tung ra thị trường .
Việc nhìn ra sự thật đã khó một thì việc chấp nhận nó thì khó gấp mười; nhưng việc không để sự thật cản trở thành công lại khó gấp trăm lần. Tất cả việc đó cần một lối tư duy sắc bén và kiên trì. Đó là sự tổng hợp của việc tìm kiếm sự thật không ngừng nghỉ, chấp nhận, rồi dựa vào nó để xử lí theo hướng mang lại kết quả cao nhất.
Đối mặt với hiện tại
Quan sát, tò mò và phản ánh lại là những hành động cốt lõi mà nhà lãnh đạo cần có. Khi vấn đề bắt đầu xảy ra; và bạn không thể xác định được sự thật bên trong, hay xung quanh nó; thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về sau. Bạn càng xác định được sự thật hiện tại, hình dung trước được tương lai rõ ràng bao nhiêu, bạn càng sớm hạn chế được tổn hại mà vấn đề đó gây ra bấy nhiêu.
Hãy khám phá các chi tiết bên trong và xung quanh khu vực bạn phụ trách. Đảm bảo rằng bạn có được những dữ liệu đã được xác thực và sử dụng được. Nâng cấp kỹ năng để có thể mổ xẻ và tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất. Từ đó nắm được những điểm mấu chốt và đưa ra những chỉ dẫn vào những lúc cần thiết.
Chấp nhận sự thật
Đây là bước khá khó khăn đối với nhiều người. Vì đơn giản sẽ dễ dàng khi nói “Mọi chuyện sẽ ổn thôi” hơn là bạn thực sự chấp nhận.
“Chúng ta sẽ ổn thôi, đừng lo lắng quá. Danh sách những công việc khó khăn nhất của dự án quan trọng này đã xong rồi. Chúng ta giờ chỉ cần băng băng hoàn thành những công việc dễ dàng phía sau thôi. Dễ mà”
Thật tuyệt để tin vào điều đó là có thực. Tuy nhiên, thực tế sẽ luôn tát vào mặt bạn một tiếng thật đau trước khi bạn kịp nhận ra là mình đang đi sai hướng và lao xuống vực.
Tuy đặt mục tiêu cao và làm hết sức để đạt được nó; nhưng nhà lãnh đạo không nên tin vào việc cần cù sẽ sửa chữa được tất cả thiếu sót. Thay vào đó, họ nên hóa thân thành em bé, từng bước “bò” mò mẫm để phân tích và hiểu thấu đáo hơn cá chi tiết, dành thời gian chuẩn bị kỹ và đưa ra bước “đi” kế tiếp.
Không để sự thật cản trở thành công
Đây là bước khó khăn nhất, bởi vì việc xử lý vấn đề thường đi kèm việc chấp nhận nó và cùng đó với sự trợ giúp từ mọi người. Các nhà lãnh đạo sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề, từ bàn bạc cho đến tranh luận và rồi suy nghĩ sau đó lại bàn bạc và tranh luận. Họ sẽ không chấp nhận suông sự thật và để nó muốn làm gì làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Tuy có thể tranh luận nhiều, có khi là hàng ngày, nhưng các nhà lãnh đạo không bao giờ đẩy tới tranh cãi. Họ tranh luận tìm ra giải pháp; từ đó tạo niềm tin bền vững hơn với nhau và có sự dễ dàng khi cùng làm những công việc khác về sau.
Các nhà lãnh đạo cần biết rằng giải quyết sự thật là cách duy nhất để đạt được những kết quả ngoài mong đợi.
Đối diện sự thật – Chấp nhận sự thật – Giải quyết sự thật
Không bước nào là đơn giản và cũng không bước nào bị xem nhẹ. Việc chủ động, kiên trì đẩy khúc gỗ “giải pháp” vừa to vừa nặng để phá vỡ bức tường “sự thật” luôn tốt hơn là việc bị động, ngồi chờ sự trợ giúp.
Theo Alan Willet – Leading the Unleadable
Các bài viết khác trong series “Thay đổi tư duy – Lãnh đạo hiệu quả
Phần 1: Nắm rõ giá trị của sự đa dạng
Phần 2: Đặt niềm tin vào nhân sự
Phần 4: Yêu cầu kết quả công việc cao mà mọi người khao khát đạt được
Phần 5: Nắm rõ sức mạnh của nguồn lực chủ chốt
Chấp nhận để phá vỡ sự thật khác với chấp nhận và buông xuôi sự thật!!!
Đừng quá sống ảo mộng và mơ màng vì lãnh đạo là phải thực tế nhìn vào thực tại. Lường trước được rủi ro sẽ có thể xảy đến
Chấp nhận sự thật phũ phàng nhưng không mất niềm tin là một bài toán khó vô cùng đối với rất nhiều người
Đừng nhìn sự thật một cách bi quan và chấp nhận rủi ro đang đến với bạn như vậy. Hãy vùng lên và tìm cách vượt qua sự thật đó đi nào!
Việc đối diện với sự thật đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự có uy tín với các thành viên trong tổ chức để họ sẵn sàng chia sẻ chứ không che dấu những sự thật
Liệu có giới hạn nào cho những sự thật có thể vượt qua và không thể vượt qua nhỉ
Những sự cố như đại dịch Covid và kẹt tàu Evergreen thật sự đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đưa ra những giải pháp vươn lên thay vì chịu đựng
Những sự cố như đại dịch Covid và kẹt tàu Evergreen thật sự đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đưa ra những giải pháp vươn lên thay vì chịu đựng
“Bạn càng xác định được sự thật hiện tại, hình dung trước được tương lai rõ ràng bao nhiêu, bạn càng sớm hạn chế được tổn hại mà vấn đề đó gây ra bấy nhiêu.”
“Việc chủ động, kiên trì đẩy khúc gỗ “giải pháp” vừa to vừa nặng để phá vỡ bức tường “sự thật” luôn tốt hơn là việc bị động, ngồi chờ sự trợ giúp.“
Đối mặt với khó khăn sớm sẽ rất tốt cho mai sau
Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp hiệu quả phải bắt đầu từ bên trong suy nghĩ của các thành viên, nhất là từ các nhà lãnh đạo cấp cao nhất.