Khi nhắc về Thiền sư Khuông Việt, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến bài từ “Vương Lang Quy” – mang đậm giá trị và ý nghĩa ngoại giao. Góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhà Tống lúc bấy giờ.
Qua bao thế hệ, tài năng của quốc sư thường được đánh giá và thể hiện rõ nét về “văn”; nói theo Phật giáo là “trí tài” hơn là “võ tài”; cụ thể qua nghệ thuật trị quốc và bang giao với nhà Tống. Thiền sư là tấm gương sáng về tinh thần đạo pháp dấn thân cùng dân tộc.
Xuất thân Hoàng Gia
Thiền sư Khuông Việt sinh năm 933, tên tục là Ngô Chân Lưu – cháu đích tôn của vua Ngô Quyền (con trai cả của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, anh của sứ quân Ngô Xương Xí). Ông có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng lúc nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, Ngô Chân Lưu cũng chỉ là tên giả. Trên thực tế, Thiền sư tên thật là Ngô Xương Tỷ. Quê ở làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Đó là thời kỳ đất nước loạn lạc, chính thể chưa yên. Sau khi vua Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938) giành độc lập. Lẽ ra cha của thiền sư là Ngô Xương Ngập nối ngôi sau khi Ngô Quyền nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi. Thiền sư Khuông Việt là một đại trí thức, có công lớn trong việc dựng nước. Tư tưởng và học vấn uyên thâm của Ngài được hình thành và phát triển trên cơ sở Nho – Phật.
Thiền sư xuất gia tại chùa Phật Đà, đến năm 20 tuổi, cùng trụ trì chùa Phật Đà đến chùa Khai Quốc. (trước ngoài đê sông Hồng, nay là chùa Trấn Quốc) cầu pháp, thụ đại giới với Thiền sư Vân Phong. Sau đó, Thiền sư được truyền tâm ấn trở thành vị tổ đời thứ tư dòng thiền Vô Ngôn Thông. Phát triển rực rỡ nhất vào thời Lý và là tiền thân của phái thiền Trúc Lâm – Yên Tử thời Trần sau này.
Trọng thần Nhà Đinh
Năm 969, vua Đinh Tiên Hoàng mời Ngài về Hoa Lư vấn thiền. Thấy Thiền sư quả thực thông tuệ, vua đã phong cho chức Tăng Thống và ban hiệu Khuông Việt tức Khuông phò nước Việt khi 40 tuổi. Những buổi thiết triều, Ngài đều được dự bàn việc nước. Triều đại thay đổi, vua Lê Đại Hành nắm quyền, thiền sư Khuông Việt, Thiền sư Pháp Thuận vẫn là những trụ cột trí thức của triều đình. Thiền sư được vua Lê Đại Hành phong làm Quốc sư phụ trách việc tôn giáo và cố vấn của vua.
Ông đóng góp nhiều kế sách, mưu lược tổ chức kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Với tài ngoại giao, chính trị mưu lược của mình Quốc sư Khuông Việt chủ trương hòa bình với nhà Tống. Năm 986 Ngài và thiền sư Đỗ Pháp Thuận phụng mệnh vua tiếp Lý Giác là sứ giả của nhà Tống. Đặc biệt Quốc sư đã viết bài “Vương Lang Quy” để tiễn sứ giả của nhà Tống về nước. Đây có thể nói là lần đầu tiên văn chương nghệ thuật đã công khai đưa vào phục vụ sự nghiệp chính trị ngoại giao.
Khi vua Lê Long Đĩnh băng hà. Quốc sư Khuông Việt cùng Thiền sư Vạn Hạnh đã ủng hộ và suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, thế vận nước ngày một hưng thịnh. Quốc sư Khuông Việt đã dời bỏ triều đình về chùa mở trường đào tạo tăng tài. Đệ tử nổi tiếng của Quốc sư là Thiền sư Đa Bảo – người có vai trò rất lớn đối với triều đình vua Lý Thái Tổ.
Ngày 15/2 năm 1011, khi sắp cáo tịch, Quốc sư dạy đệ tử Đa Bảo kệ rằng:
“Trong cây vốn có lửa
Có lửa, lửa mới bừng
Nếu bảo cây không lửa
Cọ xát do đâu bùng”
Quốc sư Khuông Việt viên tịch ngày 22/3/1011 (âm lịch), thọ 82 tuổi, để lại các tác phẩm; “Thiền uyển tập anh ngữ lục”, “Truyền đăng lục”, “Vương lang quy”.
Trải qua ba triều Đinh, Lê, Lý, với tầm kiến văn sâu sắc, uyên thâm đạo pháp. Bằng uy tín và vị thế to lớn, Quốc sư Khuông Việt đã làm cho nước Đại Việt ngày một ổn định và hưng vượng.
Cuộc đời của Thiền sư Khuông Việt là tấm gương sáng về sự tu học, xả thân vì dân tộc. Đã hơn 1000 năm kể từ ngày Thiền sư Khuông Việt viên tịch. Nhưng những gì mà Ngài làm cho đạo pháp và dân tộc ta vẫn còn nguyên giá trị. Bây giờ và mãi mãi về sau, Ngài vẫn là một tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
Để tri ân Thiền sư, nhiều địa phương đã lấy pháp danh của Ngài đặt tên đường; tên trường; tên tạp chí; thậm chí không chỉ trong nước ta mà ở Pháp (Paris) và NaUy cũng có chùa mang tên Khuông Việt.
Vượt sướng là đây chứ đâu, Quốc sư xuất thân không tầm thường nhưng chịu khổ để tu thân, cống hiến.
Năm 969 Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng (924 – 979) phong chức Tăng Thống, đây là lần đầu tiên chức Tăng Thống được nói đến trong lịch sử Việt Nam, hai năm sau Tăng Thống Ngô Chân Lưu còn được vua ban cho chức Đại Sư. Ngài còn là người sáng tác nhạc phẩm đầu tiên của nền văn học chính trị ngoại giao của nước Việt.
Nhân tài đất Việt
Khi được vua Lê Đại Hành hỏi đại ý của bài thơ, Đại sư Khuông Việt tâu với vua: “câu thứ 7 trong bài thơ của Lý Giác có ý tôn bệ hạ ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa’‘. Vua Lê rất đỗi vui mừng và hoan hỷ lắm, mà không vui sướng sao được khi đất nước ta mới vừa giành lại độc lập. Không vui mừng sảng khoái sao được, khi dân ta quật cường tháo bỏ gông cùm xiềng xích Bắc phương đã tròng lên đầu lên cổ. Để rồi bây giờ chính sứ giả của họ phải thừa nhận một sự thật là vua của ta ngang hàng với vua của họ. Sự đóng góp to lớn của Đại sư Khuông Việt và Thiền sư Pháp Thuận, đã làm rạng danh nước nhà, con cháu ngàn đời mãi mãi nhớ ơn.
Rating 5*
Tác phẩm hiện còn bài của ông từ Vương lang quy, 2 câu thơ, và một bài kệ ứng khẩu lúc sắp mất.
Ngày nay dường như không ai không biết về bài từ “Vương Lang Quy” tài tình mà thiền sư Khuông Việt làm trong buổi tiễn sứ thần Trung Quốc về nước. Chính vì vậy, mỗi khi nhắc tới thiền sư Khuông Việt, người ta vẫn thường nhắc tới ông như một vị quốc sư với tài năng ngoại giao lỗi lạc.
Ngô Xương Ngập – tức cha của Ngô Xương Tỷ (Thiền sư Khuông Việt) – chính là con trai trưởng của Ngô Quyền. Vì vậy Thiền sư Khuông Việt có dòng dõi của Đế Vương.
Đã tròn 1000 năm kể từ ngày Thiền sư Khuông Việt viên tịch, nhưng những gì mà Ngài làm cho Phật pháp và dân tộc ta vẫn còn nguyên giá trị. Bây giờ và mãi mãi về sau, Ngài vẫn là một tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo
Và Khuông Việt đã viết bài từ “Vương Lang Quy” nổi tiếng cho tới tận ngày nay. Đây là một loại từ khúc lưu hành khá phổ biến thời bấy giờ, có thể dùng như lời của một bản nhạc để hát với việc sử dụng các nhạc khí để tấu kèm theo. Khúc từ này vốn có tên là “Ngọc Lang Quy”, mà truyền bản nhà Nguyễn viết thành “Vương Lang Quy”. Đây có thể nói là lần đầu tiên văn chương nghệ thuật đã công khai đưa vào phục vụ sự nghiệp chính trị ngoại giao
Một nhân kiệt tài giỏi hiếm có của Việt Nam
Bài viết rất lôi cuốn, vote 5 sao ủng hộ tác giả
Tương truyền rằng sau khi đã quy y cửa Phật, thiền sư Khuông Việt chuyên tâm nghiên cứu, trau dồi giáo lí, tư tưởng thiền học. Hữu duyên, ngài được thọ giáo thiền sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc.
Tài năng của quốc sư thường được thể hiện rõ nét về “văn”, nói theo Phật giáo là “trí tài” hơn là “võ tài”, cụ thể qua nghệ thuật cố vấn về phép quản trị và phát triển quốc gia, chính sách ngoại giao với nhà Tống và các tác phẩm bao gồm thi phú.
Bây giờ và mãi mãi về sau, Ngài vẫn là một tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
Những gì mà Ngài làm cho Phật pháp và dân tộc ta vẫn còn nguyên giá trị.
Có thể thấy cuộc đời của Thiền sư Khuông Việt là một tấm gương sáng về sự mẫu mực và “xả bỏ”
Thông thường, khi đã ở trên đỉnh cao của quyền lực: là một Tăng thống, một cố vấn chính trị, quân sự, ngoại giao và được vua Lê Đại Hành nhất mực cung kính, Ngài lại hết sức nhẹ nhàng khi rời nhiệm vụ Tăng thống và những chính sự khác để trở về với Đạo, mở trường dạy học để làm nhiệm vụ mới là “đào tạo tăng tài”.
Khuông Việt đã viết bài từ “Vương Lang Quy” có thể nói là lần đầu tiên văn chương nghệ thuật đã công khai đưa vào phục vụ sự nghiệp chính trị ngoại giao.
Phả hệ của dòng họ của ông không phải dạng vừa với họ Ngô xác định ngài Ngô Xương Tỷ là con trai trưởng của Ngô Xương Ngập và là anh trai của Ngô Xương Xí, tức cháu đích tôn của Ngô Quyền. Ngô Xương Tỷ từ nhỏ đã có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng. Từ nhỏ, ông đã theo học Nho tới năm 944 mới quy y của Phật để tránh họa Dương Tam Kha lấy ngôi nhà Ngô.
Hình như còn có thuyết khác cho rằng phải gọi là Thái sư Khuông Việt mới đúng. Trong chữ Hán, chữ “Thái” chỉ hơn chữ “Đại” một dấu chấm. Chức này đứng trên cả Nguyễn Bặc và Lê Hoàn. Điều này khó có thể xảy ra. Về chức Thái sư trong giai đoạn này, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi vào năm 988.
Nhờ bài viết mình có thêm kiến thức hiểu về bên Phật và mình thấy những tăng sĩ là người có trí tuệ, trở thành những trí thức đương thời tham gia vào chính sự khi đất nước dần giành được độc lập.
Tóm lại, từ Triều Đinh, Tiền Lê với Đại sư Khuông Việt đến phong trào Phật giáo năm 1963, với hình tượng nổi bật là Bồ tát Thích Quảng Đức, Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp “hộ quốc, an dân”, tuy được thể hiện khác nhau, âu đó chính là cái cốt tủy của tinh thần “khế lý khế cơ”, “tùy thời tùy quốc độ” của Phật giáo, song điều khẳng định là Phật giáo Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào vẫn đi cùng với dân tộc, vì dân tộc mà xiển dương Chánh pháp.
Có rất nhiều câu thơ của thiền sư Không Việt, tác giả có một bài nhỏ phân tích thơ là tạo một sự liên kết tuyệt vời đấy ạ!
Không phải ai cũng từ bỏ sự sung sướng để chịu đi tu như ông. Đúng là người đáng nể phục
cảm ơn page vì những kiến thức vô cùng thú vị
Cuộc đời của Thiền sư Khuông Việt là tấm gương sáng về sự tu học, xả thân vì dân tộc.
Thiền sư là tấm gương sáng về tinh thần đạo pháp dấn thân cùng dân tộc.
Việt Nam thật sự rất nhiều người tài.
“Trong cây vốn có lửa
Có lửa, lửa mới bừng
Nếu bảo cây không lửa
Cọ xát do đâu bùng?”
Cuộc đời của Thiền sư Khuông Việt là tấm gương sáng về sự tu học, xả thân vì dân tộc. Đã hơn 1000 năm kể từ ngày Thiền sư Khuông Việt viên tịch. Nhưng những gì mà Ngài làm cho đạo pháp và dân tộc ta vẫn còn nguyên giá trị. Bây giờ và mãi mãi về sau, Ngài vẫn là một tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.
Cả cuộc đời ông đều hy sinh và đóng góp to lớn cho dân tộc, đặt lợi ích đất nước làm trọng, không màng danh vọng và quyền lợi riêng
Ở ông mik học được cốt cách thanh cao và việc tu dưỡng phẩm chất trong sáng bên trọng
Ông quả thật là nhân tài quý giá của nước Việt ta. Bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xống thấp
Cuộc đời của Thiền sư Khuông Việt là một tấm gương sáng về sự mẫu mực và “xả bỏ” (là buông bỏ những gì thuộc về tham – sân – si, nhờ vậy mà tâm được thanh tịnh, an lạc còn thể xác lại được tự do tự tại)
Mik rất khâm phục ý chí và trình độ kiến thức sâu rộng của ông
Sau sự ra đi của quốc sư thì Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo của nước Đại Việt, đặt nền tảng tinh thần quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của quốc gia ở triều Lý và Trần.