Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ phồn thực trong “tín ngưỡng phồn thực” nhưng có những thắc mắc chưa thể làm rõ được thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một nét đẹp mang tính lịch sử sâu sắc của Việt Nam.
“Phồn” là nhiều, “Thực” là sinh sôi. Từ thời xa xưa, những vùng có hoạt động lúa nước họ tin rằng những sự vật cũng có linh hồn như con người và sẽ có những hình thái tương tự con người. Người nông dân mong rằng mỗi vụ mùa đều được nảy nở, tươi tốt giống như con người luôn làm nhiệm vụ sản sinh ra thế hệ mới.
Thể hiện rõ nhất của tín ngưỡng phồn thực đó chính là nghi thức nõ nương. Nõ đại diện cho cơ quan sinh dục nam và Nương đại diện cho cơ quan sinh dục nữ. Hiện nay, tục lệ tôn thờ vẫn còn tại Phú Thọ, được gọi là lễ hội “linh tinh tình phộc” được diễn ra vào lúc 0 giờ vào thời khắc hết ngày cũ đón ngày mới. Dân làng cầu mong cho một vụ mùa mới thêm bội thu.
Nét văn hoá ấy còn được lưu trữ qua hình tượng điêu khắc của thế hệ trước
Tuy nhiên ở các quốc gia khác cũng có những nét văn hoá tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt như người Việt thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi.
“Tín ngưỡng phồn thực” cũng như nghi lễ “Nõ Nương” đã xuất hiện từ rất sớm, từ khi dân tộc ta mới hình thành tư tưởng. Đến thời đại văn minh Đông Sơn, lễ hội đã được hoàn thiện về ý nghĩa và nghệ thuật, được ghi lại thành hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và lan toả và phát triển truyền kỳ trong văn hoá dân tộc.
Phạm Thái Trân tổng hợp
Xem thêm: Nét văn hóa mở đầu câu chuyện của Người Việt
Quả thật còn nhiều tin ngưỡng thú vị và độc đáo mà ta chưa biết
Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà đặc trưng là dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh.
Tín ngưỡng phồn thực đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, các biểu tượng âm – dương, đất – trời, non – nước là những nhân tố chính tạo nên sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, tất cả quyện hòa giữa sinh khí tự nhiên để tồn tại và phát triển
Hình ảnh bầu vú người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm điêu khắc Chăm, thể hiện ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực và xã hội mẫu hệ.