Việt Nam đang bước vào những giai đoạn chuyển mình. Hàng loạt sự kiện lớn nhỏ, các tổ chức quốc tế mang theo các luồng tri thức, văn hóa cả cơ hội để cho thế giới thấy Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ, điển hình từ các dân tộc thiểu số.

bản đồ địa lý

Việc các đô thị và thành phố lớn có cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với nền tri thức văn hóa là điều không thể bàn cãi. Đâu đó chúng ta quên rằng, ở các vùng núi xa xôi, biên giới tổ quốc – nơi các đồng bào dân tộc thiểu số đang chịu tác động không nhỏ trước những nền văn hóa này. Khi mà, các tổ chức quốc tế nhắm fd việc phát triển và cải thiện lối sống của người dân tộc thiểu số, thì những thay đổi đang diễn ra hiện nay không phải vô tình mà có được.

Dựa vào nghiên cứu của Ths Bùi Minh Hào, có chia sẻ 3 yếu tố chính tác động lên tư duy của người dân tộc thiểu số là toàn cầu hóa, hiện đại hóa và thị trường hóa. Ngoài ra còn có các chính sách cải cách, mở cửa, hội nhập,… của Nhà nước. Nhưng ở đây sẽ tập trung vào 3 yếu tố chính, để dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi.

Toàn cầu hóa (globalization):

Khi các vấn đề vĩ mô mang trọng trách lên cả thế giới như: Nạn đói, khí hậu, khủng bố,… thì lúc này các tổ chức quốc tế được thành lập nhằm liên kết các quốc gia lại và giải quyết các vấn đề. Trước sự hợp tác của các quốc gia, vùng, châu lục, các tổ chức quốc tế đến được những nơi vùng sâu, vùng xa và mang theo những hơi hướng, quan điểm, tư tưởng, văn hóa khác nhau, từ đó tư duy con ngừơi cũng có sự thay đổi.

Điển hình là các tổ chức từ thiện và thiện nguyện, họ đến các vùng sâu xa với tâm trí muốn cải thiện đời sống người dân, họ hợp tác với chính quyền địa phương xây dựng các cơ sở hạ tầng cho việc học, đi lại và sản xuất. Được sự giúp đỡ và tiếp xúc như thế, tư duy của người dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao và có cơ sở để phát triển hơn sau này.

toàn cầu hóa

Hiện đại hóa (modernization):

– Nền kinh tế truyền thống của phần lớn các dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Bắc Việt Nam trước đây là nền kinh tế tự cung tự cấp, họ sản xuất, gia công và khai thác các sản phẩm nhằm phục vụ muc đích cá nhân.

– Nhưng trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, nhất là khách du lịch và các công ty, thương lái phân phối sản phẩm, thì họ nhận ra được giá trị của các sản phẩm và tài nguyên nơi mình sinh sống. Trước những cơ hội như vậy, họ tìm cách tăng số lượng sản phẩm, chất lượng và giảm chi phí qua việc áp dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại vào trong việc sản xuất nhằm nâng cao được năng suất và tránh lãng phí tài nguyên gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Đây là minh chứng cho thấy sự tiếp thu, học hỏi về xu hướng phát triển. Tiếp nhận các giá trị và phương thức hướng tới cuộc sống hiện đại.

dân tộc thiểu số

Thị trường hóa (marketization):

Dù ảnh hưởng lớn nhưng hai quá trình trên không phải là nhân tố mạnh mẽ nhất làm thay đổi tư duy của con người ở Vùng cao – miền núi.

Nhân tố quyết định nhất chính là quá trình thị trường hóa. Theo thời gian, thị trường đang len lỏi đến những vùng xa xôi, hẻo lánh, khi con người được mở mang và có nhu cầu giao lưu, giao thương thì thị trường sẽ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu đó. Về mặt cộng đồng, muốn phát triển và đáp ứng nhu cầu phát triển thì cũng cần gia nhập thị trường để tăng cường nguồn lực và phát huy lợi thế của mình.

Việc thị trường hóa lẻn lỏi vào cộng động những người dân tộc thiểu số, đã tạo ra nhiều cơ sở khác biệt. Ví dụ: trong xã hội truyền thống, một số cá nhân có quyền lực như già làng, trưởng bản, trưởng họ… có vị trí quan trọng và có vai trò trong quá trình phát triển của cộng đồng. Và vị thế của họ được củng cố qua thế tục hoặc tập tục.

Nhưng trong kinh tế thị trường, những người này vẫn giữ vai trò nhất định tuy nhiên đang hình thành một nhóm mới có vị thế cao qua năng lực tổ chức và phát triển kinh tế.

Họ biết tận dụng cơ hội và yếu tố môi trường để bán nhằm thu lợi nhuận cao nhất thay đổi, lựa chọn mặt hàng/sản phẩm phù hợp để cung ứng và sản xuất. Mở rộng các mối quan hệ, không bị gò bó trong gia tộc, tộc người. Nhu cầu ngày càng phát triển, tư duy bắt đẩu thay đổi, đặc biệt là các quan niệm xưa cũ (trọng nam khinh nữ, tảo hôn..).

dân tộc thiểu số

Sự thay đổi tư duy của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, bình đẳng giới; các quan niệm cổ hủ được xóa bỏ.

Trái lại, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, tệ nạn xã hội gia tăng, nhiều tranh chấp, xung đột xảy ra. Đó chính là những mặt trái của đời sống thị trường. Và câu chuyện này sẽ còn tiếp tục khi những chiến lược kinh tế hiện tại chưa hữu hiệu đối với sự phát triển của đồng bào nơi đây.

Vũ Đức Thịnh Tóm tắt theo nghiên cứu về “Sự thay đổi tư duy của người dân tộc thiểu số dưới sự tác động của kinh tế thị trường”

Xem thêm: LÝ THUYẾT ĐA THÔNG MINH

Quảng cáo
5 4 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

25 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khả Nhi Âu Phạm
Khả Nhi Âu Phạm
2 năm trước

Phát triển kinh tế bền vững và những biến đổng ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế – xã hội đang là những tác động lớn rõ ràng, nhất là đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội, trong đó có dân tộc thiểu số.

Hiếu Đỗ
Hiếu Đỗ
2 năm trước

Mình thấy rằng Tây Nguyên cũng như nhiều vùng cộng đồng dân tộc thiếu số khác là một phận không thể tách rời. Vị trí chiến lược của Tây Nguyên có ý nghĩa và tầm quan trọng trong quá trình đẩy mạnh phát triển – kinh tế.

Khánh Đan Nguyễn
Khánh Đan Nguyễn
2 năm trước

Phải chăng những đổi mới nêu trên tồn tại để có nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số chất lượng chăng? Vấn đề này thật sự rất thú vị

Minh Liêu
Minh Liêu
2 năm trước

Một bài viết đắt

Hoằng Phúc
Hoằng Phúc
2 năm trước

Góc nhìn trong bài mở ra nhiều thứ có liên quan đến chính sách của Nhà nước mình

Như Khương
Như Khương
2 năm trước

Đời sống đổi mới dần các hủ tục sẽ được bài trừ, thấy vui vì nền kinh tế thị trường dần nở rộ hơn nữa trên vùng dân tộc thiểu số

Thanh Âm
Thanh Âm
2 năm trước

Cảm ơn tác giả và nghiên cứu đã phát triển thêm nhiều góc nhìn mới về đời sống và những biến chuyển trong tư duy của những người anh em vùng cao đất nước mình.

Trần Na
Trần Na
2 năm trước

Đọc bài xong cảm thấy thêm yêu quốc gia mình, vì có những đổi mới. Quan trọng là nhận thức. Và không thể phủ nhận những thay đổi này là có sự hỗ trợ của chính sách nhà nước. Thay đổi chung kéo theo những tác động đến từng vùng.

Lần cuối chỉnh sửa 2 năm trước bởi tranna
A Mễ
A Mễ
2 năm trước

Nền kinh tế thị trường cũng có 2 mặt, đó là sự thay đổi tích cực đáng mừng cho cộng đồng người dân tộc thiểu số. Cần lắm những sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao để hạn chế những rủi ro. Do mặt trái là điều tất yếu.

Bảo Bảo
Bảo Bảo
2 năm trước

Xu hướng phát triển công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, nằm trong nhóm có thu nhập thấp chiếm số đông… Điều này làm gia tăng sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực.

Thanh Mai
Thanh Mai
2 năm trước

Qua các hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào đời sống và sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, ổn định và nâng cao hơn trước

Anh Nga
Anh Nga
2 năm trước

Nhiều người dân tộc thiểu số họ nói tiếng anh rất tốt, còn khiến mình bất ngờ

Ly Ly
Ly Ly
2 năm trước

Toàn cầu hóa là một thời cơ cũng như là thách thức cho nước ta

Tuấn Tú
Tuấn Tú
2 năm trước

có nhiều cơ hội cũng như thách thức cần vượt qua

Huy Vu
Huy Vu
2 năm trước

Mình nghĩ nên có chính sách phát triển phù hợp cho từng nơi, biến thách thức thành thời cơ

Graper Nguyễn
Graper Nguyễn
2 năm trước

Mọi thứ dần càng phát triển rất nhanh ở các đô thị. Đâu đó chúng ta quên rằng, ở các vùng núi xa xôi, cộng đồng dân tộc thiểu số đang chịu tác động không nhỏ trước sự phát triển này.

Bình An
Bình An
2 năm trước

Nếu có dịp mình thật sự muốn đến nơi của các anh em đồng bào để quan sát và tìm hiểu kỹ hơn

Minh Anh Tạ
Minh Anh Tạ
2 năm trước

Bài này mình học được thêm nhiều kiến thức mới, không chỉ về 3 yếu tố mà còn tình hình hiện tại về nhóm người thiểu số. Có điều bài vẫn còn nhiều điểm khó hiểu nên hy vọng tác giả sẽ ra phần 2 với những khai thác rõ hơn. Rất mong chờ !

Vỹ Hòa
Vỹ Hòa
2 năm trước

Mình nghĩ việc các yếu tố tác động này cũng sẽ không phù hợp với tất cả mọi người ở các vùng, những yếu tố truyền thống dần bị phai mờ, sẽ khiến một số bộ phận thành viên trong cộng đồng khó có thể chấp nhận và bỏ qua, bất chấp sự biến đổi. Vì họ cảm thấy cuộc sống bị đảo lộn, các bé trong gia đình không còn hứng thú với các câu chuyện về rừng về lịch sử mà chăm chăm vào chiếc smart phone …

Minh Kha
Minh Kha
2 năm trước

Theo mình, tác động gần đây do đại dịch covid cũng làm gia tăng tốc độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến các vùng dân tộc thiểu số

Kiều My
Kiều My
2 năm trước

Các quá trình này chắc chắn là cả một giai đoạn rất dài, và có nhiều câu chuyện hơn nữa

Hoài Thanh
Hoài Thanh
2 năm trước

Bài viết rất tuyệt, vote 5* ủng hộ tác giả

Kim Tuyền
Kim Tuyền
2 năm trước

Có lẽ một phần nhờ tác động này mà các anh em đồng bào ở các vùng đã có thể tiếp cận nhiều hơn với công nghệ, với tri thức, dần đã tạo được một động lực tìm tỏi và học hỏi nhiều hơn

Tommy Dan
Tommy Dan
2 năm trước

Một bài web với nhiều thông tin bổ ích cho bài luận môn địa của mình. Phải nói là vấn đề nhóm thiểu số vẫn nên được đề cập và phát triển để Việt Nam có vị trí chính đáng trên bản đồ

Linh Nhật
Linh Nhật
2 năm trước

Có video về chủ đề này thì thật là tuyết ấy !