Chưa cần nhìn vào lý thuyết phụ thuộc chúng ta đều thấy. Ngày nay việc liên kết hợp tác song phương, đa phương để trao đổi lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau ở góc độ văn hóa, kinh tế giữa các Quốc gia, tổ chức, cá nhân đang là xu thế nổi bật của thời đại, với mĩ từ là toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa với kỷ nguyên thương mại tự do toàn cầu đang làm gia tăng sự phụ thuộc, bất bình đẳng và bóc lột giữa các nền kinh tế.
Nhà tư tưởng chủ đạo của lý phụ thuộc Andre Gunder Frank đã phát biểu vào thập niên 1960 rằng; “Các chính sách phát triển của phương Tây, cùng với đầu tư và thương mại tự do, khiến cho chia rẻ trên thế giới kéo dài. Các chính sách đó giúp nước giàu tiếp tục giàu và nước nghèo vẫn hoàn nghèo”.
Lợi thế kẻ đi trước
Phương Tây với bề dày lịch sử thương mại khá vững chắc trong giao dịch toàn cầu. Họ là những nước thực hiện các phát kiến địa lý. Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới. Những hiếu biết về các châu lục, đại dương, giúp người Châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương. Điều này làm cho Châu Âu có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động thương mại.
Sau này khi có tàu chạy bằng động hơi nước việc giao thương liên lục địa ngày càng mạnh. Các nước công nghiệp – nhìn chung là Châu Âu càng bành trướng. Tạo tầm ảnh hưởng và thôn tính các vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, nhằm thâu tóm quyền lực chính trị.
Chính vì thế, các nước phương Tây không đóng vai trò thua thiệt trong quyền lợi thương mại với các nước khác. Thậm chí là họ cũng không bị yếu thế so với các nước phát triển vào cùng thời kỳ. Khi các nước Á – Phi – Nam Mỹ còn lạc hậu, các nước Phương tư bản đã chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc. Điều này làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa nước giàu và nghèo. Vì lẽ đó những kế sách – tư vấn của các nhà kinh tế chỉ ra cho các nước tiên tiến phát triển, có thể sẽ không giúp ích được nhiều cho các nước nghèo (kém phát triển) ngày nay.
Các nước kém phát triển, được hấp dẫn bởi tự do hoá thương mại quốc tế từ những tư vấn của giới chuyên gia kinh tế rằng; đây là con đường đảm bảo giúp các nước kém phát triển tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên khi thúc đẩy lý thuyết phụ thuộc Andre Gunder Frank chỉ ra những chính sách như thế (tự do hoá thương mại quốc tế) sẽ dẫn đến việc nước giàu lợi dụng nước nghèo. Nước giàu thu mua nguyên liệu thô, gia công sản phẩm từ nước nghèo – chậm phát triển, sau đó xuất bán sang nước khác.
Thương mại không được công bằng
Ngày nay quan sát thấy, chính các nước nghèo rất cần đối tác thương mại là các nước giàu. Vì sức mua của họ lớn hơn nước nghèo. Trong khi đó, các nước giàu lại muốn giao thương với nhau; giá trị giao dịch với các nước kém phát triển chỉ chiếm phần nhỏ. Chưa hết, các nước nghèo giao thương với nước giàu chủ yếu qua việc bán nguyên liệu thô, gia công sản phẩm là chủ yếu.
Ảnh: Internet
Những điều này làm cho các nước nghèo rơi vào thế yếu khi đàm phán thương mại. Bị từ chối các điều khoản cần thiết và có lợi cho sự phát triển lâu dài. Một phần lý do như thế, của cải của các nước nghèo sẽ đổ vào các nước giàu.
Cơ chế vận hành nền kinh tế của các nước nghèo thường không khích thích được đầu tư. Do có quá nhiều quy định, thủ tục. Không có sự cởi mở của cơ quan chức năng, không được tiếp cận thông tin, thiếu sự minh bạch. Trong khi kích thích được đầu tư sẽ tạo được động lực tăng trưởng kinh tế.
Các nước phát triển đầu tư vào nước nghèo họ nói bóng bẩy là giúp các nước nghèo phát triển. Không ít các đầu tư trong thực tế, các nước giàu sẽ vắt kiệt tài nguyên của nước nghèo bằng nhiều cách. Các nhà máy gia công sản phẩm yêu cầu tay nghề thấp (Culi), giá công nhân rẻ mạt, được địa phương ưu tiên thuế. Lợi nhuận được chuyển về công ty ở nước ngoài, không được dùng để tái đầu tư phát triển thêm ở địa phương.
Từ thuyết phụ thuộc tìm một con đường khác
Như lý thuyết phụ thuộc đã chỉ ra một số nước nghèo đã đi một con đường khác. Thay vì đón nhận toàn cầu hóa tích cực cùng với đầu tư nước ngoài. Các nước này sẽ làm tự cô lập một phần, hoặc giảm tỷ trọng của đầu tư nước ngoài vào một hoặc một nhóm ngành kinh tế. Họ mở của chào đón toàn cầu hóa và thương mại quốc tế; nhưng thận trọng “thiết lập những rào chắn”. Tăng cường sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính phủ trong một số ngành, lĩnh vực cho doanh nghiệp trong nước.
Con đường đi của Hàn Quốc với các Chaebol được chính phủ tạo điều kiện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế thần tốc. Hay điển hình nhất là nền kinh tế phát triển phi thường của Trung Quốc là một minh chứng. Trung Quốc cấm cửa các doanh nghiệp lớn như Google, Youtube, Facebook…. Nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp trong nước phát triển và có khi là sao chép mô hình từ các công ty hàng đầu thế giới.
Trong bối cảnh đại dịch covid toàn cầu và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Chúng ta thấy rõ nét nhất về việc phụ thuộc vào nước lớn trong môi trường toàn cầu hóa trong đó có thương mại toàn cầu. Lý thuyết phụ thuộc càng được nhìn nhận thấu đáo hơn trong việc chống toàn cầu hóa. Làm cho nhà hoạch định chính sách phải đau đầu tìm ra lời giải.
Chiến Lược Đại Dương Xanh từ góc nhìn của Philip Kotler và Michael Porter
Ánh nhìn của Lê Thị Liên Hoan về trí thức salon