
Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo là những nhân vật nổi tiếng tại đất nước Mặt Trời mọc. Họ là bộ ba xuất chúng Nhật Bản đem lại tinh thần và triết lý kinh doanh sâu sắc của người Nhật trong tác phẩm “Bộ ba xuất chúng Nhật Bản”. Xuất phát điểm khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đến thành công sở hữu những doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng trên toàn câu. Cơ hội không bao giờ xuất hiện cùng một diện mạo. Những bậc thầy kinh doanh cũng phải nếm mùi thất bại ở các độ tuổi 20, 30. Nhưng đó lại là cơ hội để giúp họ trở nên vĩ đại trên thương trường. Họ đã tự nắm bắt, tạo ra một bế phóng “cơ hội” cho riêng mình.
Cuốn sách chứa đựng những bài học, kinh nghiệm hữu ích với những doanh nhân trẻ, các cá nhân quan tâm về lãnh đạo. Chắc bạn đang đặt câu hỏi rằng: “Liệu mình có thể trở thành như họ?” Biết đâu trong lúc bạn đang đọc bài tóm tắt tìm câu trả lời thì cơ hội đã tìm đến bạn. Cơ hội chính là bài tóm tắt này? Có thể lắm chứ
ĐẠO LÍ KINH DOANH CỦA DANH NHÂN NHẬT BẢN
Khởi đầu quyển sách là quay về gia cảnh của từng CEO nổi tiếng Nhật Bản. Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Cuộc sống khởi nghiệp của họ sẽ cho chúng ta điều bất ngờ gì? Cuộc hành trình của từng người bộc lộ về tố chất thương nhân, khả năng lãnh đạo điều hành công ty. Từ đây ta sẽ liên kết được tố chất của các thương nhân ở hai thành phố nổi tiếng Osaka và Kyoto. Ngoài ra những công ty thành công như Panasonic (Matsushita), Kyocera (Inamori),.. cũng tiết lộ cho độc giả những nét văn hóa doanh nghiệp riêng của mỗi công ty.
Osaka – thành phố của những thương gia và Kyoto – thành phố của những doanh nghiệp hàng trăm năm tuổi
Bắt đầu ở Osaka, khả năng vốn có của thương nhân Osaka là siêng năng và chi tiết, cạnh tranh về giá cả, các dịch vụ họ luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Đạo lí và tinh thần này vẫn luôn được các doanh nghiệp cố gắng kế tục truyền thống. Điển hình về tố chất kinh doanh của Matsushita Konosuke. Ông rất cần cù tỉ mỉ trong kỹ thuật của mình. Dù hoàn cảnh nào vẫn luôn vững vàng, duy trì ổn định phát triển của công ty. Ông không ngừng quan sát mọi nhất chỉ của khách hàng để tìm ra đường hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Thế ở Kyoto, các doanh nghiệp tại nơi này có gì khác biệt với doanh nghiệp ở Osaka? Đặc trưng của doanh nghiệp Kyoto “lựa chọn và tập trung”. “Sự lựa chọn” là việc được công nhận ở thị trường thế giới hơn là ở Nhật Bản. Phải được công nhận ở nước ngoài, viết nên thành công trước khi thâm nhập ngược lại vào thị trường trong nước.
Nhắc đến doanh nghiệp Kyoto, bạn luôn nhớ đến yếu tố nổi bật của họ. “Tố chất không thỏa hiệp với các ý đồ bất chính” là một năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở Kyoto. Kế đến “Bắt trước của người khác là hành động không được đánh giá cao”. Chính quan niệm này đã đưa các doanh nghiệp hầu hết ở Kyoto được công nhận ở thị trường nước ngoài hơn là trong nước.

HIỂU BẢN CHẤT LÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI THÀNH CÔNG
Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải trải qua khó khăn thử thách hoặc thậm chí đứng trên bờ vực diệt vọng. Làm sao để chuyển bại thành thắng. Hơn thua nhau nằm ở việc tổ chức phải đủ tỉ mỉ để nhận ra và tập trung giải quyết hợp lý các “mối đe dọa” đang tồn đọng. Bộ ba xuất chúng Nhật Bản cũng không thể tránh khỏi những rủi ro trên. Nhưng họ đã giải quyết theo cách nào?
[ Tài sản lớn nhất của công ty phải là nhân viên – Matsushita Konosuke ]
Hiện nay các doanh nghiệp khi gặp khó khăn về kinh tế, hàng tồn đọng trong kho quá nhiều. Việc cắt giảm nhân viên luôn là hướng giải quyết của họ. Một lần nữa hãy nghĩ lại, điều này có thực sự giải quyết được vấn đề hay không. Khi giảm số lượng nhân viên chỉ còn cách bán rẻ hàng tồn kho dẫn đến việc có thể bị tổn thất lớn. Tổn thất lớn đến mức số tiền lãi nhận được từ việc cắt giảm tiền lương cũng sẽ bị giảm xuống.
Matsushita thì ngược lại. Ông cho rằng dù có chuyện gì thì nhân viên vẫn là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nhà máy có thể huy động vốn được. Nhưng nhân tài thì không thể mua bằng tiền. Sự đồng tâm hiệp lực của nhân viên là yếu tố phát huy sức mạnh lớn trong thời kì khủng hoảng kinh tế. Kết quả không khiến Matsushita thất vọng. Nhân viên của ông đã cứu lại xưởng nhà máy trở lại hoạt động bình thường.

[ Thất bại có thể trở thành cơ hội – Honda Soichiro ]
Thất bại sẽ rút ra bài học quý, những kinh nghiệm xương máu. Khi “tái sinh” một lần nữa trong công việc từng trải. Thành công sẽ mỉm cười với chúng ta. Cụ thể ở Honda Soichiro, một doanh nhân Nhật Bản luôn hướng đến sự phát triển vĩ mô. Ông đã từng gặp thất bại trong ngành công nghiệp chế tạo. Thị trường không công nhận sản phẩm của ông. Ngoài ra, mối làm ăn giữa ông và công ty Xe hơi Toyota chấm dứt. Những tổn thất trên liệu có đem lại giá trị gì cho ông?
Khi đến thời kì chiến tranh Mỹ- Nhật. Lúc đó chỉ có xe đạp là sử dụng rộng rãi. Lợi dụng nhu cầu của thị trường, Honda đã tận dụng thất bại, kinh nghiệm của mình tạo ra chiếc xe máy độc nhất chỉ có duy nhất ở xưởng của ông. Kết quả không ngờ tới, ông đã vựt dây lại được doanh nghiệp của mình.

[ Quản trị Amoeba – Inamori Kazuo ]
Theo văn hóa doanh nghiệp ở một số công ty. Bản chất môi trường là sự phân cấp trên và dưới. Vậy khi doanh nhân và nhân viên không phải là quan hệ trên dưới mà là quan hệ ngang bằng. Hệ quả sẽ như thế nào? Họ đã đưa ra kêt quả là tinh thần đoàn kết sẽ được thắt chặt hơn. Hơn hết, nhịp đập của mỗi người sẽ được hòa chung khi hướng tới, thực hiện một mục tiêu. Inamori Kazuo, doanh nhân Kyoto đã áp dụng điều đó. Tuy nhiên, khi nhân lực tăng thì tinh thần đoàn kết cũng giảm sút. Vậy làm sao giải quyết tình trạng này? Từ đó, quản trị Amoeba của Inamori Kazuo ra đời.
Amoeba là từ dùng chỉ những dạng sống đơn bào, có khả năng tự di chuyển và kiếm ăn, đồng thời thay đổi hình dạng. Áp dụng vào doanh nghiệp, công ty sẽ được phân thành những tổ chức nhỏ, có khả năng tự hạch toán, tự đặt ra mục tiêu và tự phát triển như những dạng sự sống đơn bào nói trên. Phương pháp này có thể giúp đào tạo ra những nhà lãnh đạo và nhân viên có nghị lực.

[ Học cách điều hành công ty hợp danh ]
Trong kinh doanh, giám đốc điều hành không thể chỉ dựa vào bản thân để kinh doanh, mà cần có cả những tham mưu giỏi thì mới có thể thành công. Việc tìm kiếm nhân tài kiệt xuất và coi người đó như bạn đồng hành hay cố vấn tham mưu cùng là một năng lực của CEO. Điển hình với doanh nhân Nhật Bản Honda Soichiro luôn có người bạn đồng hành Fujisawa Takeo bên cạnh. Một người chỉ đạo về kỹ thuật và sản xuất, người còn lại đi đầu trong kinh doanh. Quan trọng là mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa hai người rất bền chặt. Nhờ vậy, cả hai đã cùng đưa công ty Honda đến thành công rực rỡ.
Không chỉ dừng lại ở Nhật Bản, chúng ta du lịch sang Mỹ đổi không khí tí nhé. Thực tế có nhiều doanh nghiệp tại đây quản lý kinh doanh theo kiểu hợp danh. Điển hình là Appe từ hai nhân vật Steve Jobs và Tim Cook. Tư duy trực quan và sức tưởng tượng vô cùng tuyệt vời của Steve Jobs được kết hợp vô cùng ăn ý với sự logic và lý tính của Tim Cook để tạo nên sự đổi mới thành công của Apple.
Điểm kết của quyển sách tổng hợp bằng những triết lý của ba “bậc thầy kinh doanh”. Mỗi người có một học thuyết có sức ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang chạy trên thương trường.
Triết lý của bộ ba xuất chúng Nhật Bản
Học thuyết Honda (Hondaism) – Triết lý của Honda gửi đến chúng ta cách làm việc kinh doanh tạo ra nét riêng biệt. Trước hết, đừng bắt chước người khác. Hãy luôn tìm tòi và sáng tạo. Hướng đến thế giới, không ngừng trao dồi và học hỏi từ họ. Với phương châm với ba niềm vui; “vừa làm vừa vui”, “vừa bán vừa vui”, “vừa mua vừa vui” càng làm nên giá riêng của triết lý Honda.
Học thuyết Matsushita (Matsushitaism) – Người dân Nhật Bản vẫn luôn dành sự tôn kính đối với một CEO tài ba của Nhật Bản. Triết lý của ông là sức sống, sự thức tỉnh và sự thành công cho các thế hệ sau. Tóm tắt ngắn gọn học thuyết của ông: tấn công thị trường có trọng điểm và quản lý nhân tài thật tốt. Tạo người rồi hãy tạo vật.
Học thuyết Inamori (Inamorism) – Tương đồng với học thuyết Matsushita. Học thuyết của Inamori không chỉ dừng lại là nguồn động lực lớn. Ngoài ra, triết lý của ông dẫn dắt thế hệ sau bằng sự trau dồi nhân cách cũng như mài dũa tâm hồn qua công việc. Inamoris là giải pháp hàng đầu để giải quyết khủng hoảng kinh tế.
Bộ ba xuất chúng Nhật Bản đều đưa ra các giá trị trọng tâm và bí quyết của công ty; đồng thời cố gắng nỗ lực để có được sự chia sẻ giữa lãnh đạo và nhân viên. Xây dựng nền tảng niềm tin đối với nhân viên. Những điều đó là sứ mệnh xã hội của doanh nghiệp.
Nguyễn Đinh Cao Trí, Bộ ba xuất chúng Nhật Bản
Xem thêm: Liệu giấy duy nhất làm từ gỗ như mọi người nghĩ?