Các châu lục của trái đất đã nhiều lần “khắc nhập – khắc xuất”. Và một lần “khắc nhập” nữa để tạo nên siêu lục địa giả thuyết Pangea Proxima dường như đang bắt đầu.

Siêu lục địa?

Vào đầu năm 2019, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Curtin (Perth – Úc) đã vẽ lại lịch sử dữ dội của các châu lục nhờ các bằng chứng họ có được về Mirovoi – một siêu đại dương bị nuốt chửng. 

Nghiên cứu ghi nhận được phần đất đai cổ xưa nhất của trái đất tên Nuna; một siêu lục địa được bao quanh bởi siêu đại dương duy nhất trải khắp phần còn lại của địa cầu, tồn tại 1,6-1,4 tỉ năm trước.

Nhưng trái đất bỗng rung chuyển: dường như có một con quái vật ẩn nấp dưới siêu đại dương; nuốt dần nó đến mức đất đai bị kéo về phía bị nuốt, xé rách Nuna thành nhiều châu lục. Để giữ sự cân bằng, con quái vật không quên nhả ra vài đại dương nhỏ xen lẫn Nuna.

Trái đất "rùng mình", báo hiệu sự ra đời một siêu lục địa?
Trái đất khoảng 240 triệu năm trước khi các siêu lục địa còn chưa hình thành.

“Con quái vật” kiến tạo.

“Con quái vật” của trái đất thực ra là một hoạt động kiến tạo mảng gọi là “hút chìm”. Hút chìm xảy ra tại ranh giới hội tụ của các mảng kiến tạo ở lớp vỏ ngoài cùng của trái đất; khiến một mảng chuyển động xuống dưới mảng kia, gần như bị nuốt vào trong manti trái đất. Ngược lại, ở đâu đó trên địa cầu; sẽ đồng thời có những mảng kiến tạo khác từ thẳm sâu ngoi lên. 

900 triệu năm trước, con quái vật hút chìm lại trỗi dậy; nuốt các đại dương nhỏ xen lẫn các châu lục; kéo đất đai lại với nhau thành một siêu lục địa mới mang tên Rodinia bao quanh bởi siêu đại dương Mirovoi. 320 triệu năm trước, con quái vật lại xuất hiện ở giữa siêu đại dương; nhưng lần này nó mạnh đến nỗi không chỉ xé rách Rodinia mà kéo hẳn các phần bị xé về hướng ngược lại của trái đất; kết thành siêu lục địa mới là Pangea; 200 triệu năm trước, hút chìm lại tái diễn giữa siêu đại dương, sinh ra 6 châu ngày nay. 

Siêu lục địa hình thành

Tình cờ, ngay sau nghiên cứu nói trên, 2 nghiên cứu khác lần lượt công bố vào tháng 5 và tháng 6-2019 cho rằng trái đất đã… Bắt đầu hút chìm lần nữa. Công trình thứ nhất dẫn đầu bởi: Viện Nghiên cứu Dom Luiz thuộc Đại học Lisbon (Bồ Đào Nha); đã phát hiện vỏ trái đất bị bong tróc ở ngoài khơi đất nước này. Một mảng kiến tạo đang chuyển mình,  kéo khối đất ở Châu Âu lại gần phía Canada.  

Nghiên cứu khác từ Trung tâm Tiến hóa và Động lực học Trái đất thuộc Đại học Oslo (Na Uy) thì phát hiện chu trình nước sâu của trái đất đang mất cân bằng rõ rệt; Hành tinh của chúng ta liên tục “ăn bớt” một ít nước mỗi năm. 

Tuy thứ bị ăn mới chỉ là nước; nhưng các nhà khoa học đã liên hệ nó với lần mất cân bằng chu trình nước sâu lớn nhất xảy ra 200 triệu năm trước: khi siêu lục địa Pangaea bị xé rách bởi hút chìm. Lúc đó, trái đất có nhả ra các phần đại dương nó đã nuốt; tuy nhiên cũng bớt xén không ít khiến mực nước toàn cầu giảm tới 130 mét. Các nhóm khoa học gia nói trên đều cho rằng; những sự kiện nói trên có thể là bằng chứng cho thấy trái đất lại “rùng mình”; chuẩn bị hợp nhất các châu thành Pangea Proxima huyền thoại.

Nhưng bạn không nên quá lo nó gây ra điều gì đó trong đời bạn. Vì sự hình thành siêu lục địa là cực chậm. Nếu quả thật Pangea Proxima đang ra đời; nó cũng mất ít nhất 50 triệu năm để thành hình; một thời gian quá dài đối với lịch sử bất kỳ loài nào từng tồn tại trên trái đất.

Trần Thị Minh Anh theo Live Science, Ancient Earth Globe, Space, nld

Xem thêm: Lực hấp dẫn của vũ trụ?

Quảng cáo
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

24 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Vĩ Hòa
Vĩ Hòa
3 năm trước

“Con quái vật” của trái đất thực ra là một hoạt động kiến tạo mảng gọi là “hút chìm”. Hút chìm xảy ra tại ranh giới hội tụ của các mảng kiến tạo ở lớp vỏ ngoài cùng của trái đất.

Yên Bình
Yên Bình
3 năm trước

Bài còn khá khô, hy vọng sẽ có nhiều ví dụ, nó sẽ sinh động hơn

Lần cuối chỉnh sửa 3 năm trước bởi Ban Truyền Thông
Wendyy
Wendyy
3 năm trước

Dự đoán các hiện tường này là cả quá trình như thành quả, có lẽ vì thế mà phải vượt qua kiếm mượn máy, để chụp cary team

Liên Châu
Liên Châu
3 năm trước

Các nhóm khoa học gia nói trên đều cho rằng; những sự kiện nói trên có thể là bằng chứng cho thấy trái đất lại “rùng mình”; chuẩn bị hợp nhất các châu thành Pangea Proxima huyền thoại. Chỗ này xem chưa hiểu lắm

Uyên
Uyên
3 năm trước

Hy vọng rằng các thiên tai này kỹ vĩ này chưa cần dùng công nghệ sớm

Phương
Phương
3 năm trước

Vote 5*

Uyên Phạm
Uyên Phạm
3 năm trước

Hiện tượng hút chìm đã từng xảy ra vài lần trong lịch sử Trái đất, khiến các lục địa Trái đất nhiều lần hợp thành siêu lục địa trước khi một lần nữa phân rã do những hoạt động kiến tạo mảng mới.

Tuấn Tú
Tuấn Tú
3 năm trước

Có thể hình dung rằng ở giữa một đại dương lớn, Trái đất mọc ra một chiếc miệng khổng lồ và từ từ nuốt đại dương. Ở một nơi xa xôi phía bên kia lục địa, các mảng khác từ nơi sâu thẳm lại có cơ hội nổi lên. 

Bảo Bảo
Bảo Bảo
3 năm trước

Nơi đại dương bị nuốt, diện tích đại dương dần thu hẹp, các lục địa bị kéo sát lại với nhau và hình thành một siêu lục địa.

Mino Nguyen
Mino Nguyen
3 năm trước

Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là sự bắt đầu cho Pangea Proxima, siêu lục địa giả thuyết trong tương lai mà nhiều nhà khoa học đã mô tả trong các nghiên cứu. 

Khánh Hà
Khánh Hà
3 năm trước

Ước tính trong lịch sử 4,5 tỉ năm Trái đất, các mảng kiến tạo khổng lồ mang trên lưng các lục địa cổ đại đã va chạm 3 lần để hình thành nên siêu lục địa.

vy nguyen
vy nguyen
3 năm trước

bài viết bổ ích

Linh Nhật
Linh Nhật
3 năm trước

Một lục địa chưa từng biết đến, rộng 5 triệu km vuông, đã biến mất khỏi bề mặt địa cầu 23 triệu năm về trước. Nó đã một lần nữa lộ diện.

Cao Bằng
Cao Bằng
3 năm trước

Sự xuất hiện, định hình và biến mất của các lục địa là một phần trong quá trình gọi là “kiến tạo mảng” của Trái Đất

Linh Chung
Linh Chung
3 năm trước

Không chừng 23 năm sau lại xuất hiện thêm một siêu lục địa thì sao. Trái Đất này nhìn vậy chứ vẫn còn nhiều điều bí ẩn lắm

Lần cuối chỉnh sửa 3 năm trước bởi Linh Chung
Vận Ách
Vận Ách
3 năm trước

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh đất liền từng nhiều lần hợp lại thành siêu lục địa, rồi lại phân rã thành nhiều châu lục

Tam Tiến Đinh
Tam Tiến Đinh
3 năm trước

Năm ấy là lục địa xuất hiện ở châu Đại Dương không biết 23 năm sau sẽ là châu nào đây ta

Thành Thiện
Thành Thiện
3 năm trước

Vote 10 sao siêu bự cho siêu lục địa

Graper Nho
Graper Nho
3 năm trước

Các lục địa ngày nay đều là “con” của một siêu lục địa tên Gondwana. Lục địa mới Zealandia được cho là vỡ ra khỏi Gondwana khoảng 83-79 triệu năm về trước.
 

Chung Nguyễn
Chung Nguyễn
3 năm trước

Bài viết rất hay, cảm ơn sự chia sẻ của tác giả

Yến Nguyễn
Yến Nguyễn
3 năm trước

bên ngoài vũ trụ luôn có những biến chuyển lạ thường xảy ra

Hóa
Hóa
3 năm trước

Trong 10.000 năm qua, Trái đất sẽ xuất hiện một sự kiện tuyệt chủng, nhanh chóng, loại bỏ các loài động vật khỏi hành tinh của chúng ta

Linh Linh
Linh Linh
3 năm trước

Quá trình kiến tạo mảng là nguyên nhân dẫn đến “dung nhan” địa cầu nhiều lần thay đổi: có khi là 1 siêu lục địa và 1 siêu đại dương, có khi lại phân tách thành nhiều lục địa, nhiều đại dương

Quyên
Quyên
3 năm trước

Sự hình thành vùng hút chìm là bí ẩn bởi vì bản chất các vùng hút chìm là hủy diệt